Phong trào biểu tình ở Hồng Kông là sự kiện mà chính quyền Việt Nam nên theo dõi và tự rút ra các bài học cho mình

Chính trị rất thú vị

19-11-2019

Bài học lớn nhất, có lẽ, là không bao giờ được sử dụng bạo lực (dùi cui, hơi cay, vòi rồng…) để đáp lại các yêu sách ôn hòa của người dân ngay từ đầu.

Không người dân nào muốn đối đầu với chính quyền một cách bạo lực cả, đây là sự thật. Trên thực tế, các đòi hỏi của dân chúng luôn luôn bắt đầu một cách hòa bình. Những người dân oan mất đất ở Việt Nam, lúc ban đầu, cách mà họ chọn để nói lên nguyện vọng của mình là gửi kiến nghị, kêu oan.

Nếu chính quyền đáp lại các nguyện vọng đó một cách ôn hòa thông qua đối thoại, tranh luận và thỏa hiệp. Thì dù người dân có không đạt được mục đích, nhưng cũng không có bất cứ lý do gì để sử dụng bạo lực cả. Người dân chỉ phản kháng bằng vũ lực khi chính quyền ra tay trước, và đẩy họ vào hoàn cảnh không còn lựa chọn nào khác. Điều này đúng với hầu hết các trường hợp.

Đơn cử như vụ Đoàn Văn Vươn nổi tiếng ở Hải Phòng mấy năm về trước. Đáp lại mọi nỗ lực kiến nghị, kêu oan, kháng cáo của gia đình ông Vươn, chính quyền Hải Phòng điều cảnh sát với vũ khí tới để trấn áp gia đình ông và điều gì xảy ra thì chúng ta đã rõ.

Ở Hồng Kông cũng vậy, phong trào biểu tình lần này nổ ra cách đây 5 tháng, và diễn ra rất ông hòa và trật tự. Nhưng phía chính quyền đã làm gì? Họ cho cảnh sát đánh đập người biểu tình, bắn hơi cay, phun vòi rồng, bắt giam, tra tấn… Mức độ bạo lực ngày càng leo thang với tần xuất tăng dần. Và điều gì đến cũng phải đến, sự chịu đựng của người dân có giới hạn và khi lằn ranh đã bị vượt, thì họ đáp lại tương xứng với những gì mà cảnh sát làm với họ.

Chắc chúng ta còn chưa quên cuộc bạo động ở Phan Rí năm vừa rồi, khi người dân đốt trụ sở chính quyền. Đó là bởi vì người dân ở đó đã chịu đựng biết bao sự uất ức kéo dài, trong khi chính quyền làm ngơ họ. Đến khi biểu tình nổ ra thì chính quyền điều cảnh sát cơ động tới bắn hơi cay vào phía người dân. Và cuối cùng thì sao?

Về mặt ngắn hạn, chính quyền có thể chiến thắng khi sử dụng bạo lực trong việc dập tắt biểu tình. Nhưng về mặt lâu dài, chính quyền luôn thua thiệt. Người dân có thể thua một lần, hai lần, ba lần hoặc nhiều hơn nữa, nhưng điều mà nhà nước nên hiểu đó là cứ sau mỗi lần thì mức độ bạo lực sẽ khác, thường là nghiêm trọng hơn. Và cuối cùng, từ việc chỉ phải đối mặt với một cuộc biểu tình ôn hòa quy mô nhỏ, nhà nước sẽ phải đối mặt với một cuộc bạo động quy mô lớn. Và lịch sử đã cho thấy, không có chính quyền nào tồn tại được khi bị người dân coi là kẻ thù.

Đổ lỗi cho người biểu tình là việc làm ngu ngốc mà bất cứ người nào trong chính quyền cũng nên tránh. Bởi bằng cách đổ lỗi, các vị đã chọn cách phủ nhận nguyên nhân dẫn tới bạo động. Và đó cũng là lúc mọi chuyện diễn ra theo chiều hướng xấu dần. Hay nói theo cách khác, đó là lúc các vị cắm những mũi xẻng đầu tiên để đào huyệt mộ cho mình.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Ah, đồ con bò! Đấu chanh mà iu chính quyền kiểu này thì … yeah, Nguyễn Tiến Tường đúng; Ngàn Năm .

    “Nếu chính quyền đáp lại các nguyện vọng đó một cách ôn hòa thông qua đối thoại, tranh luận và thỏa hiệp. Thì dù người dân có không đạt được mục đích, nhưng cũng không có bất cứ lý do gì để sử dụng bạo lực cả”

    Lemme see. Nếu chính quyền đáp lại các nguyện vọng của dân 1 cách ôn hòa … thì dù dân không được mục đích cũng dzui dzẻ . Suy bụng ta ra bụng người . Chính quyền HongKong, trước yêu cầu xóa bỏ luật dẫn độ của dân chúng, lúc đầu đã “đáp lại” 1 cách khá là ôn hòa, as in nói không với yêu cầu của dân rất ôn hòa, có họp mặt với nhân viên chính phủ nhằm mục đích đối thoại, có cố gắng giải thích & thuyết phục . Nhưng dân HongKong cố chấp, kiên quyết biểu tình làm xã hội ngưng trệ, đình đốn, sân bay quốc tế tê liệt 24h có nghĩa đã vượt qua mức độ pháp luật cho phép . Khi sân bay quốc tế bị tê liệt, nó vượt qua giới hạn của phản biện ôn hòa & có học . Đó là bạo lực . Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, chính quyền bắt buộc phải xử dụng enforcement.

    Đoàn Văn Vươn & các vụ tương tự ở Việt Nam cũng vậy, tớ chắc chắn mới đầu chính quyền đã có những văn bản giải thích . Chỉ khi những người như Đoàn Văn Vươn & Đặng Văn Hiến không chịu chấp hành quyết định của chính quyền, lúc đó họ đã bước qua lãnh vực vi phạm luật pháp . Và để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, chính quyền “đành” phải xử dụng bạo lực nhà nước . Chứ ai không thích luật thì phản kháng … đất nước sẽ loạn .

    Cái khác nhau giữa Việt Nam & HongKong là HongKong, dân không nghe lời khuyên bảo của 1 số nhỏ trí thức hòa hoãn với chính quyền, cũng không nghe lời 1 số nhỏ những nhà báo con ma nộp mạng cho chính quyền, cũng không có những thằng điên biện hộ cho cái ác như cái của khỉ này .

    Và cái khác giữa Việt Nam & HongKong là đám trí thức biện hộ cho Đảng & đám kền kền con ma nhà báo quá đông

  2. Chính trị thật thú vị!!!!??????
    Vâng rất thú vị khi ” bỏ đảng, về hưu, tiền đầy tủ, viết Sớ kiến nghị,”

Comments are closed.