7-11-2019
Tôi, người trong cuộc, xác nhận những điều Báo Lao Động đăng là đúng sự thật. Không chỉ đúng đối với những trường mà báo đã điều tra và phản ánh trong bài mà đúng cho nhiều trường, nếu báo chịu khó điều tra hết 49 cơ sở đào tạo.
Riêng chứng chỉ giữ, nâng hạng ngạch, ban đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép khoảng 10 trường sư phạm, sau đó, không biết lý do gì mà đồng loạt các trường đều được phép mở lớp và cạnh tranh như một cái chợ xổm mà họ gọi là thị trường. Nó tùy tiện đến mức một nhân viên xăng dầu, một bà bán hàng xén ngoài chợ cũng được phép thu gom hồ sơ và chiêu sinh, thuê địa điểm dạy học. Học phí đúng nghĩa “học giá”, ban đầu là 5 triệu/hồ sơ, sau do cạnh tranh nhấn xuống 4 triệu, rồi 2,3 triệu.
Lương giáo viên ba cọc ba đồng, hàng chục năm nay không tăng, chỉ một chính sách gọi là giữ ngạch, nâng ngạch mà bị vét tận đáy. Khốn nạn đến thế là cùng!
Ngay từ đầu khi triển khai thực hiện chương trình (do trên Bộ bổ xuống), tôi đã phản đối với 3 lý do: 1) Với một chương trình từ trên bổ xuống mà nội dung chẳng gắn gì với nghiệp vụ sự phạm thì việc giữ ngạch hay nâng ngạch cho giáo viên là hoàn toàn vô nghĩa, 2) Chương trình đó chủ yếu thuộc chính trị và quản lý nhà nước nhưng lại bắt tất cả các giảng viên thuộc các chuyên môn khác nhau phải tham gia giảng dạy là tùy tiện dẫn đến ai cũng có thể lên lớp phét lác được, 3) Nhẫn tâm khi các trường đại học thi nhau móc túi giáo viên nghèo.
Sự phản đối của tôi gần như không được ai trong giới đại học hưởng ứng. Lãnh đạo thì nhân danh vì sự nghiệp giáo dục, vì thương hiệu của nhà trường, thậm chí có vị còn ra lệnh tôi phải thực hiện như một nhiệm vụ chính trị. Còn đồng nghiệp thì lý luận rằng, nếu mình không làm thì nơi khác, người khác cũng làm, có khi còn tệ hơn.
Ôi cái nhiệm vụ chính trị mà kẻ thuộc bề trên tìm cách móc túi kẻ dưới. Ôi cái lý luận mình không móc túi thì cũng có kẻ khác móc túi và tự cho mình móc túi tốt hơn.
Tôi đã chấp hành và tham gia dạy được vài ba lớp giữ ngạch, nâng ngạch ở vài ba nơi. Trước đấng tối cao và thần linh, tôi xin nhận tội và sám hối tội lỗi của mình. Biết tội ác mà vẫn tham gia thì cái tội ác ấy nhân lên gấp đôi!
Tôi có nói với một vài đồng nghiệp thân tín, rằng chỉ có bỏ nghề may chăng mới giữ được thiên lương, nếu không chúng ta sẽ bị quả báo. Hai hè rồi thì quả báo nhãn tiền. Trường tôi bỗng dưng nổi hứng tổ chức học và thi chứng chỉ sư phạm, chứng chỉ tâm lý, kể cả giữ ngạch cho tất cả các giảng viên trong trường, mặc dù trước đó coi như họ đã đủ tư cách đi dạy giữ ngạch nâng ngạch cho phổ thông. Hiển nhiên phải nộp học giá tương đương với học giá giáo viên phổ thông đã nộp.
Tôi không học, vì học vị tiến sĩ, giảng viên chính của tôi trước đây không ai cho không. Tôi học và thi đàng hoàng ở cấp quốc gia, sao bây giờ lại phải lấy những chứng chỉ nội bộ để được giữ ngạch? Mà tôi không đảm bảo tiêu chuẩn ngạch tôi đang hưởng lương thì sao lại bắt tôi đi dạy nâng ngạch cho giáo viên? Và nữa, mấy ngài phó giáo sư, hay giảng viên cao cấp đang đứng lớp dạy cho hạng ngạch của tôi thì đang có cái chứng chỉ gì, và ai dạy cho họ mấy thứ chứng chỉ đó? Lãnh đạo Bộ sẽ tổ chức dạy mấy ông bà này chăng và ai trên Bộ đã đảm bảo có các loại chứng chỉ đó? Bày trò móc túi lẫn nhau như vậy biết bao giờ kết thúc?
Trường Đại học Quy Nhơn thành lập Viện Nghiên cứu giáo dục chỉ để nghiên cứu thị trường mở lớp giữ, nâng hạng ngạch và tính toán học giá, có sỉ nhục cho khoa học không?
Chiều nay, một lần nữa tôi phản đối mở hệ tại chức tràn lan không theo luật hay quy chế nào là gây nên sự bất công, thậm chí là tội ác đối với sinh viên chính quy, vì Luật Giáo dục đại học mới ban hành không phân biệt chính quy và ngoài chính quy. Mở tràn lan đến tận huyện vùng sâu vùng xa và đào tạo tùy tiện để hợp thức hóa bằng cấp như vậy là cướp mất cơ hội việc làm của các em sinh viên chính quy. Không giảng viên nào có đủ lý lẽ để cãi tôi, nhưng đa số nhìn tôi bằng ánh mắt thù hận, vì chừng như họ nghĩ tôi sẽ đánh đổ nồi cơm của họ. Buồn chán vô hạn khi nhìn đâu cũng thấy toàn lũ con buôn hay quân móc túi mang danh giảng viên! Có khi chết trong thùng container còn đỡ nhục hơn cái thân phận làm thầy.
Tội ác hôm nay chúng ta gây ra, chúng ta không nhận quả báo nhãn tiền thì con cháu chúng ta cũng sẽ nhận lấy, thưa lãnh đạo và thưa đồng nghiệp.
Đất nước muốn giàu mạnh thì phải tạo ra một đội ngũ nhân lực giàu mạnh chứ không phải tìm cách móc túi lẫn nhau. Đồng tiền ăn nên làm ra từ trí tuệ và bàn tay lao động chứ không phải di chuyển từ túi người này sang túi người khác trong cái vòng lẩn quẩn mà giáo dục đang làm.
Chấp nhận bị Hiệu trưởng nhắc nhở hay kiểm điểm mà viết lên đây để bày tỏ nỗi lòng, cũng là sám hối với thiên hạ vậy!
Tiên Sinh, Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
– Tác giả là giảng viên đại học, hiểu rất đầy đủ về sự lạc hậu của GD VN. Bài này ông tố cáo việc các thầy-cô bị hành hạ ra sao do các quy định, thủ tục phiền toái… trong khi bậc lương quá thấp.
Việc làm của ông có tác dụng lớn hơn những lời nguyền rủa và châm biếm CS, bị CS bỏ ngoài tai.
– Ngày càng nhiều trí thức VN làm đúng thiên chức của mình: Đó là phản biện và tố cáo độc tài, bất công.
Sứ mệnh của họ là nâng cao dân trí cho Công Nông; nhưng CS rất ghét trí thức và đặt họ dưới sự “lãnh đạo” của công nông.
Đó là cách làm phản động.
“vì học vị tiến sĩ, giảng viên chính của tôi trước đây không ai cho không”
Haha, với kiến thức “Chỉ biết Mác thui, cóc (cần) biết gì” của Chu Mọng Lông, why am i not surprised? i bet it must have cost you a fortune.
Nói thiệt vậy chớ, tớ cứ tưởng nếu Đảng các bác phản bội ní tưởng của Bác Hồ vĩ đại thì các vị nhân sĩ, trí thức nên chường mặt ra bảo vệ cho bộ đội Cụ Hồ . Với bài này, có vẻ Chu Mọng Lông chưa đủ tiêu chuẩn “Thép đã tôi thế đấy”. Tuy vậy, CML cũng không nên vạch áo cho người xem lưng kiểu này . Viết bài này ra, CML coi như triệt đường phê vì phán, đơn giản CML muốn phê ai, họ chỉ cần đem bài này như 1 bằng chứng rằng chân nhà họ Chu cũng bê bết như ai .
Hay nói thẳng ra, bài này là 1 thất sách về (rất) nhiều mặt . Chế độ có đứng vững hay không tùy thuộc vào từng cá nhân làm tròn nhiệm vụ ở vị trí của mình, bất kể nhiệm vụ đó khốn nạn tới cỡ nào . Hy vọng viết ra những dòng tâm huyết này, CML vẫn quyết bám trụ, không bao giờ rời bỏ vị trí bảo vệ cái ác, cái xấu của mình . Vì nếu CML rời bỏ nhiệm vụ chính chị của mình, rùi từng người, từng người lại bỏ đi, cứ thế & cứ thế … Đảng sẽ không thể tồn tại mãi với đất nước & dân tộc như đồng chí Lê Thân & những thành viên của câu không lạc đạn Lê Hiếu Đằng mong muốn .
Cognitive dissonance chỉ ra tiền sẽ biến những dissonance thành những hợp âm huyền ảo . Chắc những lời rất thích hợp cho nồi cháo lòng này được chia xẻ vì CML cho là mình bị short-changed? Những quan ngại trong lời Bác Hồ thuổng, lộn, kế thừa người khác là “Không sợ thiếu, chỉ sợ chia không đều” đã xảy ra đ/v CML? Nếu đúng thì tớ mong CML nên mở rộng tầm nhìn .
Chỉ lói thế lày, nếu không tham gia vào tội ác thì vì điều kiện ở Việt Nam, giáo chức cứ nói lái lại . Lúc đó chả ma nào thèm ngó tới mình, nói chi có con đi học “công nghệ giáo dục” rùi đủ tiền cho con qua tây học . Đã thế lại còn khoe Mác-Lê toàn tập & Hồ Chí Minh toàn tuyển tập . Hoàng Thị Nhật Lệ tiếng là yêu Đảng thế nhưng những thứ vừa Mác-Lê-Hồ lại vừa nghèo, thị không thèm để ý nửa con mắt . Nói gì tới xắm máy vi tính, cũng phê ke búc như ai, múa may bàn phím làm nhiều người phục lăn, tôn làm trí thức “công khai chống Cộng” gì gì đấy .
All in all, tớ mong CML nhổ hết răng của lương tâm đi mà vui sống . Cứ vô tư tham gia vào tội ác như biết bao nhiêu trí thức, nhân sĩ nước Việt . Biết đâu tới 1 lúc nào đó, khi đã đủ “Thép đã tôi thế đấy”, CML sẽ gia nhập giới nhân sĩ, trí thức dùng “thiết diện bì” để “che bộ đội, vây quân thù” khi Đảng cần phản bội lý tưởng của Bác Hồ .
Thầy Mộng Long viết rất đúng! ” Bọn” nó chỉ nghĩ đên cách nào kiếm ra tiền thôi. tất cả , tất cả và tất cả.
“Không thầy đố mày làm nên ” ,quan niệm đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt bởi cái nền tảng kiến thức đã được học không đủ để người ta đi xa hơn. Trái lại, với người tây,khi đã lãnh hội đủ kiến thức ,lúc đó người ta sẽ làm việc theo tư duy của họ, và cái đó người ta gọi là khám phá,phát minh…. câu “không thầy đố mày làm nên ” của Vn lúc này không còn đúng nữa…… Ở những nước văn minh, người ta sẽ nhận ra ngay sự ngu xuẩn đằng sau những câu nói : học cả đời, dạy kiến thức hay kỹ năng, chương trình quan trọng hơn sách giáo khoa, chú trọng đến việc dạy làm người…..