Lấy nước từ hồ Đầm Bài, nhà máy nước Sông Đà sẽ còn ô nhiễm dài dài!

Mai Bá Kiếm

17-10-2019

“Văn hóa nói láo” và “chối bỏ trách nhiệm” của Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch sông Đà (Viwasupco) về việc nước cung cấp cho dân bị nhiễm Styren từ dầu phế thải, đã để lại hậu quả nặng nề là Nhà máy ngưng cấp nước lâu dài, để xúc rửa toàn bộ bể chứa lắng lọc và đường ống cung cấp nước sạch.

Thoạt đầu, tôi cứ tưởng Nhà máy nước Sông Đà lấy “nước mặt” sông Đà ở tỉnh Hòa Bình, rồi dẫn bằng ống nước thô về Nhà máy lọc nước sạch ở Hà Nội để cung cấp cho dân.

Giống như, Nhà máy lọc nước sạch Thủ Đức (ở Q. Thủ Đức, TPHCM) lấy “nước mặt” sông Đồng Nai, ở xã Hóa An (TP Biên Hòa, Đồng Nai).

Về nguyên lý, họng lấy nước thô ở Hóa An, tuy gọi là “nước mặt” sông Đồng Nai (để phân biệt với nhà máy nước lấy “nước ngầm” từ giếng), nhưng phải đặt chìm dưới mặt nước từ 5-10 mét, để rác, lục bình, ván dầu… không chui vào họng lấy “nước mặt”.

Họng lấy “nước mặt” cũng không đặt gần đáy sông để thu nhầm các chất lơ lững có tỷ trọng lớn hơn 1. Từ họng lấy “nước mặt” Hóa An, trạm bơm Hóa An bơm nước thô, qua hệ thống ống nước thô đường kính lớn về các bể lắng lọc ở Nhà máy nước Thủ Đức. Mặc dù, nước mặt sông Đồng Nai ở Hóa An thi thoảng vẫn nhiễm dầu do tàu bè đổ ra, nhưng nước thô dẫn về Nhà máy nước Thủ Đức không bao giờ nhiễm dầu, từ năm 1966 đến nay.

Trái lại, Nhà máy nước Sông Đà không trực tiếp lấy “nước mặt” sông Đà ở xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hòa Bình, mà lấy nước thô sông Đà qua trung gian là “hồ Đầm Bài”.

Mà, hồ Đầm Bài là hồ tự nhiên, trần trụi… lấy nước từ sông Đà, qua các khe núi, suối, rạch lộ thiên, trong một lưu vực rộng lớn, không có hàng rào bảo vệ của Nhà máy nước Sông Đà và có lực lượng tuần tra canh gác chống xả thải.

Nên, bất cứ ai đổ chất thải, chất độc gì trong phạm vi lưu vực đó, chất bẩn đó sẽ chảy về chỗ trũng là Hồ Đầm Bài, rồi về chỗ trũng hơn là Nhà máy nước “sạch” Sông Đà.

Cuối cùng, chất thải, chất độc đó chảy thẳng vào chỗ trũng nhất Hà Nội là “dạ dày của người dân thủ đô”!

Hồ Đầm Bài đó niềm tin yêu và hy vọng của nghĩa trang và mai sau!

Hồ Đầm Bài là cái “đầu” gì hả thủ tướng Phúc?

44 năm đánh thắng Mỹ – Ngụy, mở rộng Thủ đô để bán đất, mà không xây nổi một trạm bơm nước thô, với hệ thống ống nước thô dẫn về nhà máy lọc nước sạch.

Nhục!

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. – Với khoảng 13 triệu dân đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM thì các sự cố tại Hà Nội như: vụ cháy lớn tại khu xưởng gần 6.000m2 của Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông; vụ app AIRVISUAL cung cấp ngày ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Thủ đô và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; vụ ô nhiễm nguồn nước sông Đà, là những dấu hiệu cảnh báo sớm cho TP.HCM phải có biện pháp xử lý gấp cũng 03 vấn đề tương tự:
    1/TPHCM hiện có khoảng 638 cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất đang hoạt động, phần lớn tập trung ở các Quận: 5 (chợ hóa chất Kim Biên), 10, 11, Tân Bình, Gò Vấp và Bình Tân. Chợ Kim Biên nếu xảy ra sự cố là 01 thảm họa lớn khó đỡ.
    2/TP.HCM liệt kê có 141 DN đang gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng, cần phải di dời. Nếu ko di dời sớm, TP càng ô nhiễm nặng & ko an toàn cháy, nổ.
    3/TP. HCM đã đầu tư nhiều Nhà máy nc là rất đáng trân trọng nhưng ko biết đã kết nối mạch vòng các đường ống chính cấp nc của các Nhà máy nc lại với nhau? Để khi 01 Nhà máy nc nào đó xảy ra sự cố ko cấp nc, thì các khu dân cư vẫn có nc sd lấy từ Nhà máy nc lân cận?

    P/s: TPHCM gồm các Nhà máy nc:
    Nhà máy nc Thủ Đức 750.000n3/ngày, Nhà máy nc BOO Thủ Đức 300.000m3/ngày, Nhà máy nc Tân Hiệp 300.000m3/ngày, Nhà máy nc Bình An 100.000m3/ngày, Các nhà máy NM 88.300m3/ngày. Nguồn nc mặt lấy từ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An.

Comments are closed.