Điều tra viên và Kiểm sát viên bắt tay nhau như thế nào?

Nguyễn Hoài Nam

17-10-2019

Có lẽ không nhà báo nào dám lật tẩy ĐTV và KSV như tôi. Cũng chính vì không dám, dẫn đến một số ĐTV KSV lộng hành, số phận án oan xảy ra nguyên nhân chính từ ĐTV và KSV, họ ăn lương nhà nước mà làm việc thì không có chút lương tâm, trách nhiệm, ngồi xổm trên luật pháp. Dẫu biết rằng có rất nhiều áp lực từ cấp trên, nhưng nếu họ hết lòng vì việc chung, bản lĩnh nghề nghiệp thì cấp trên cũng chả dám.

Ở vụ án “Qũy đen” có lẽ sẽ đi vào lịch sử làng báo và sẽ không có vụ thứ hai do nhà báo phanh phui.

Để có được những chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các cá nhân liên quan trong vụ “Qũy đen” cực ký khó khăn. Không phải tự ý thu thập chứng cứ là an toàn, nếu không cẩn thận sẽ bị vu vào “xâm phạm thư tín”. Đây cũng là kinh nghiệm cho nhiều PV đam mê mảng điều tra. Trước khi tác nghiệp, phải được phép của cơ quan có thẩm quyền, và tôi tác nghiệp tại cục Đường thủy nội địa có trụ sở ở số 4 Tôn Thất Thuyết, TP.Hà Nội. 3 phòng quan trọng nhất gồm phòng cục trưởng, cục phó Trần Đức Hải và phòng của Vũ Mạnh Hùng. Chỉ có 3 phòng này mới cho ra đáp án của vụ “Qũy đen”, ai là người chỉ đạo việc thu tiền trái pháp luật ở cục Đường thủy nội địa?

Từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2018, nhiều file ghi âm các cuộc nói chuyện được thu thập đầy đủ. Có cơ sở khẳng định cục trưởng chỉ đạo cục phó phụ trách lĩnh vực nạo vét, cục phó chỉ đạo giám đốc Ban QLDA Phạm Văn Thông cầm quỹ đen và chi tiêu quỹ đen như thế nào?.

Dịp cuối năm 2017 cục tổ chức gặp mặt báo chí, có người hỏi Vũ Mạnh Hùng “Không mời nhà báo Hoài Nam à?” Hùng đáp “Hoài Nam làm gì có tuổi”. Từ TP.HCM nghe Hùng trả lời đanh thép tôi cũng phải phì cười. (Lý do có người hỏi là vì trong năm 2017 tôi có đến cục làm việc với cục trưởng về một số gói thầu sai phạm yêu cầu xử lý, cục trưởng xin tôi không bỏ qua, yêu cầu xử lý nghiêm).

Trở lại chứng cứ, từ giữa năm 2017 đến cuối năm 2017 tôi lọc ra nhiêu file ghi âm để sử dụng làm chứng cứ khi chuyển cho Cơ quan chức năng xử lý. Thứ nhất là file ghi âm tại phòng làm việc của cục trưởng, khi cấp dưới lên báo cáo cục trưởng “Hết cái khoản được giao cầm năm trước” (tức quỹ đen thu của nhà thầu). Giang nói “cái đấy hôm nào phải làm rõ”. Chứng cứ này chính là chứng cứ phản biện lại Giang khi Giang cãi “Không biết, không nghe và không thấy”. Thứ 2 là file ghi lại lời nói của Trần Đức Hải về việc được sếp chỉ đạo. Thứ 3 là chia chác quỹ đen ở phòng của Vũ Mạnh Hùng.

Đúng như dự đoán ban đầu, khi nổ ra vụ “quỹ đen” Giang khai và được ĐTV chấp nhận “khi vụ quỹ đen công khai Giang mới biết Thông thu tiền trái quy định của các nhà thầu”. KSV cũng ok lời khai này. Cả ĐTV và KSV không hề đề cập tới đoạn sau ghi âm ở quán caphe Giang chỉ đạo Hùng, Hồng và Thông và buổi trưa 19/8/2018 “Tôi sợ anh để lại BÚT TÍCH” và “Anh vứt hết “CÁI KIA ĐI”. Ở buổi chỉ đạo này có Hùng, Hồng và Thông, ĐTV và KSV đủ để truy 3 người này, nhưng ĐTV Trần Việt Dũng và KSV Nguyễn Thị Thanh Tú bỏ qua.

Ngoài ra, cả ĐTV, KSV và Giang đều bất ngờ về chứng cứ là 4,3 tỉ đồng do Giang mang đi nộp khắc phục hậu quả khi có quyết định truy thu của Bộ GTVT. Bất ngờ vì mặt dù là Thông đứng tên nộp nhưng tiền là của Giang sai cấp dưới dùng xe công vụ mang đi nộp ở kho bạc có sự chứng kiến của Thanh tra Bộ GTVT. Tôi thu thập và cung cấp cho C01 các chứng cứ rõ như ban ngày nên Cơ quan CSĐT và KSV cùng Giang không thể cãi đây là tiền do Thông nộp, mặc dù Quyết định truy thu của Bộ GTVT ghi dõ Thông phải chịu trách nhiệm hơn 4,3 tỉ đồng (Cục Đường thủy chịu hơn 400 triệu đồng).

Thông nhận tiền của nhà thầu là theo chỉ đạo của lãnh đạo cục gồm cả Hải và Giang, 4,8 tỉ đồng đó chi tiêu vào các công việc của Cục Đường thủy hết nên Thông cương quyết không chịu nộp. Tình thế này buộc cục trưởng Giang phải bỏ tiền ra, đồng nghĩa cục trưởng biết và chỉ đạo Thông nhận tiền trái quy định của nhà thầu. Giang gấp rút nghĩ ra “CHIÊU” khai với Cơ quan CSĐT “Công đoàn quyên góp, ủng hộ cho Thông”. Là thủ trưởng cơ quan nên việc chỉ đạo lập chứng từ khống trong lòng bàn tay của cục trưởng.

Nhưng khôn mấy cũng không lại được với trời, cả Giang ĐTV và KSV sai lầm nghiêm trọng, bởi việc quyên góp phải được sự đồng ý của cấp trên là Bộ GTVT, mặt khác đây là tiền tham nhũng không thể tự tiện lấy Công đoàn là làm bình phong là xong. Hơn nữa, ai quyên góp bao nhiêu phải rõ ràng minh bạch mới thuyết phục, trong khi chứng cứ tôi bàn giao bằng hình ảnh toàn tiền cục mệnh giá 100 đến 500 ngàn đồng. Đang bị tạm giam nên Hải và Hùng khai có việc công đoàn quyên góp và có ủng hộ Thông, (Hải khai ủng hộ 400 ngàn đồng, Hùng khai ủng hộ 5 triệu đồng). Giang là chủ mưu khai ủng hộ Thông 5 triệu đồng. Trong số tiền hơn 4,3 tỉ đồng nộp dùm cho Thông chỉ làm rõ được 10,4 triệu đồng.

Cuối tháng 6/2019 là Kết thúc điều tra, nhưng chứng từ vẫn không có để nộp cho Cơ quan CSĐT. Giang liều mạng ngụy tạo một công văn hỏa tốc (ký ngày 3/6/2019) gửi cho toàn thể cán bộ CNV toàn cục, yêu cầu ai ủng hộ bao nhiêu tiền cho Phạm Văn Thông thì làm bản giải trình nộp cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an. Kết quả 34/78 cán bộ Cục Đường thủy có báo cáo giải trình không quyên góp, ủng hộ tiền. Còn lại có ý kiến không quyên góp, ủng hộ tiền nên không có báo cáo giải trình.

Như vậy, không có cán bộ CNV nào ở Cục Đường thủy quyên góp, ủng hộ tiền cho Phạm Văn Thông, việc Giang khai do Công đoàn quyên góp chỉ là ngụy tạo chứng cứ. Thế nhưng vì muốn bỏ lọt phạm là kẻ chủ mưu, Cơ quan CSĐT không kết luận gì về số tiền 4,3 tỉ đồng này nữa, còn Cáo trạng thì im thin thít lặng lẽ kết luận “Quan điểm của Cục Đường thủy về nộp tiền khắc phục hậu quả thay cho các bị can: Tại biên bản làm việc ngày 18/6/2019, Cục Đường thủy đã nhất trí ủng hộ toàn bộ số tiền đã quyên góp được là 4.800.650.600 đồng cho các bị can trong vụ án”.

Nội dung cáo trạng này nêu quan điểm như vậy đã đủ để khẳng định Vụ trưởng, Vụ phó vụ 5 cùng KSV cao cấp Nguyễn Thị Thanh Tú bắt tay với Cơ quan CSĐT Bộ Công an để bỏ lọt kẻ chủ mưu vụ quỹ đen là cục trưởng Hoàng Hồng Giang. Nếu họ làm đúng vai trò thực hành quyến công tố và kiểm sát trong hoạt động tư pháp, thì phải ra lệnh khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan CSĐT bắt cho nhanh cục trưởng Hoàng Hồng Giang, từ các căn cứ đã nói ở trên. Nhưng họ lại chấp nhận lời khai nhiều mâu thuẫn của cục trưởng, tin vào công văn ngụy tạo chứng cứ về việc quyên góp tiền ủng hộ cho bị can Thông.

Đáng chú ý, hai hóa đơn GTGT mà Thông chi thanh toán cho cục trưởng đi công tác ở TP.HCM, đây là cơ sở để khẳng định Giang biết Ban QLDA có tiền từ nguồn nào, nhưng Cơ quan CSĐT Bộ Công an cố tình “QUÊN” xác minh tại khách sạn mà Giang lưu trú, hóa đơn có đúng do khách sạn cấp cho Giang không? Nếu không đúng có thể khởi tố Phạm Văn Thông thêm tội “Mua bán hóa đơn trái phép”. Nhưng muốn Giang thoát tội, cả ĐTV và KSV đều không thực hiện quyền của mình.

Về bút tích Giang để lại tại phiếu chi 35 triệu đồng ngày 15/5/2016: “Kc a Thông Ban QLDA, A hạch toán kinh phí”, Bút tích này đủ căn cứ khẳng định cục trưởng chủ mưu việc thu tiền trái quy định của các nhà thầu nên mới có tiền. Tuy nhiên cả Cơ quan CSĐT và KSV lại chấp nhận lời khai của Giang. Còn bút tích cục phó Hải chi theo đề xuất của ông Đặng Xuân Hy 100 triệu đồng phục vụ Hội thao Lẽ kỷ niệm 60 năm ngành ĐTNĐ. Lời khai của bị can Hải “đề nghị ông Hy gặp Hùng trao đổi thống nhất đơn vị nào ủng hộ thì thanh toán trực tiếp chop Hội thao”, lời khai này cho thấy ông Hải không vụ lợi, nó nhẹ hơn lời khai của cục trưởng Giang “lấy nguồn xã hội hóa”, bởi việc nguồn “xã hội hóa” rất rõ việc thu tiền trái quy định. Thế nhưng, cục trưởng thủ trưởng cơ quan không bị bắt, còn cục phó bị bắt.

Các hành vi trên của ĐTV cao cấp thuộc Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an và KSV cao cấp vụ 5 Viện KSND tối cao, đã đủ căn cứ để xử lý về tội “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” được quy định tại khoản 1, Điều 369 Bộ luật hình sự 2015 như sau: “Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”…

Các bạn của tôi thân mến. Tôi không thù oán gì với ĐTV và KSV cũng như cục trưởng Giang cả. Nếu tôi kiến nghị, tố cáo không có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của những đối tượng liên quan thì họ làm gì thì làm, muốn bỏ ai thì bỏ. Còn tôi đã điều tra và thu thập chứng cứ đầy đủ rồi, làm ơn làm đúng pháp luật, đừng bẻ cong luật pháp để bỏ lọt tội phạm. Tôi chỉ mong họ làm hết trách nhiệm được giao để ngân sách không bị thâm thủng, tiền thuế của dân không bị thất thoát. Tôi không bao giờ thỏa hiệp với cái xấu, sẽ làm đến cùng, bất cứ người đó là ai, cấp nào…

Ngày mai: Cục trưởng bảo thủ, không cầu thị, tráo trở và nguy hiểm cỡ nào?…

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Bác Nguyễn Hoài Nam ơi!
    Bài của bác được TiengDan khuếch tán rộng rãi nhưng không hiểu bác có đọc comment không?
    Thưa bác, danh ngôn để đời do tổng bí thư Trọng đưa ra: “Nhà Nước ta không tam quyền phân lập”. Như vậy, Tam Quyền nước ta quy tụ lại giống như cái kiềng 3 chân (vững chắc) để ĐCS ngồi.

    Tư pháp đương nhiên do đảng chỉ huy. Do vậy, cơ quan Điều Tra và Viện Kiểm Sát các cấp cùng sinh hoạt trong một đảng ủy, một chi bộ… Chúng họp hành với nhau, cùng đề ra chủ trương, biện pháp, và phối hợp chặt chẽ trong việc “đánh” các vụ án cụ thể.
    Đây là nguyên lý chung khi chúng hành nghề. Tất nhiên, chúng che dấu.

    Dẫu vậy, công của bác Nguyễn Hoài Nam là phát hiện việc chúng cấu kết trong một số vụ cụ thể nào đó.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây