Hữu Ước định thôn tính đất của Tổng cục II – Bộ quốc phòng ra sao? (Kỳ 2)

Trần Đình Triển

13-9-2019

Tiếp theo Kỳ 1: Dấu hiệu vi phạm pháp luật cần khởi tố Hữu Ước: Có hay không liên quan Nhà máy bóng đèn Rạng Đông?

Như vậy, 2.700m2 đất tại Tân Xuân, Xuân Đỉnh (số 27 đường Phạm Văn Đồng) trên tổng số 5.000m2 đất tại đây đã được UBND TP Hà Nội cấp, lãnh đạo Bộ Công an đồng ý phê duyệt xây dựng trụ sở làm việc và nhà công vụ cho Báo Công an nhân dân; cùng với tổng chi phí gần 2 tỷ đồng do Báo CA làm thủ tục xin đất;… đã bị Hữu Ước đơn phương, thầm lặng chuyển giao toàn bộ cho doanh nghiệp vốn tư nhân là Tập đoàn HJC (có nguồn tin đây là doanh nghiệp người họ hàng và người thân của Hữu Ước thành lập).

Tập đoàn HJC lập dự án xin xây toà nhà 27 tầng để khám chữa bệnh công nghệ cao; nhưng vì muốn có giấy phép khám chữa bệnh thì phải có điều kiện, nên Tập đoàn HJC đã ký hợp đồng hợp tác khám chữa bệnh với Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội (tham mưu và làm việc này, nếu các bạn biết rõ vợ chồng Hữu Ước, chắc chắn sẽ suy luận ra).

Tập đoàn HJC khi xin phép xây dựng, thủ tục bị vướng mắc,… Hữu Ước lại làm văn bản gửi UBND TP Hà Nội xin phép xây dựng toà nhà và cho rằng liên doanh xây dựng vì Báo CA có 2 sàn tại đây (các bạn đọc công văn đưới đây, lưu ý: Thời gian là năm 2009, và chữ bé dưới công văn thể hiện được đánh máy tại Tập đoàn HJC). Riêng chứng cứ này cũng đủ đưa còng số 8 xích tay Hữu Ước đưa vào trại giam.

2.700 m2 đất đã thuộc Báo CA, biến thành đất của Tập đoàn HJC (Hữu Ước giải thích vì diện tích nhỏ nên trả lại cho UBND TP. Hà Nội); Hữu Ước tiếp tục “gian truân” đi tìm mảnh đất khác cho Báo CA.

Đến đây, xuất hiện đối tác liên doanh mới với Báo CA (Hữu Ước) với Công ty cổ phần Gia Lộc Phát (trụ sở tại số 02 Đình Ngang, Hà Nội) cùng nhau ký thoả thuận hợp tác vào tháng 12/2007 đầu tư xây nhà ở để bán cho cán bộ nhân viên Báo CA trên lô đất 9.848m2 mà UBND TP Hà Nội đã cấp cho Tổng cục II Bộ QP, nhưng chưa có vốn xây dựng nhà ở cho cán bộ quân đội nên còn để trống.

Đến đây, xin các bạn chú ý tới Công ty CP Gia Lộc Phát và bà Lê Thị Kim Yến (tại thời điểm đó đương nhiệm Phó Giám đốc Công ty kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội – doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; nhưng lại làm Phó Tổng giám đốc Công ty CP Gia Lộc Phát, công ty vốn tư nhân và chủ yếu của vợ chồng và người thân (Nguyễn Dũng Đạt và Lê Thị Kim Yến); mối quan hệ giữa Hữu Ước với Công ty CP Gia Lộc Phát? Pháp nhân và những cá nhân nào đang thống trị vốn cổ phần tại Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông? Vụ cháy vừa qua vô ý hay cố ý?…

Hữu Ước đã dùng tiền của Báo CA để làm đầy đủ các thủ tục từ xã, huyện, các Sở có thẩm quyền và đã được UBND TP Hà Nội đồng ý tại văn bản số 3047/UBND-KH&DT ngày 20/5/2008 cho phép Báo CAND lập dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ của Báo tại thửa đất có diện tích 9.848 m2 đất tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội.

Đến đây, Tổng cục II Bộ QP mới biết đất của mình đã bị Báo CA “thôn tính”, nên Bộ Quốc phòng kịp thời có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phản đối việc này (văn bản do Đ/c Nguyễn Chí Vịnh ký). UBND TP Hà Nội đã “vội vàng” ra văn bản huỷ bỏ dự án của Hữu Ước (Báo CA) với Công ty CP Gia Lộc Phát; giữ nguyên khu đất đó của Tổng cục II Bộ QP. Mọi chi phí không nhỏ do Báo CA đã chi bị “hoá vàng”.

Thử đặt giả thiết: Nếu khu đất này không phải của TCII Bộ QP, mà của bất kỳ Bộ nào khác thì có lẽ Hữu Ước đã thôn tính đươc.

(Còn nữa: Hữu Ước “chuyển giao” 23.000 m2 đất của Báo CA tại Từ Liêm cho Công ty CP Gia Lộc Phát ra sao?)

Bình Luận từ Facebook