Chân dung anh hùng – Đại biểu Quốc hội (Bài 4)

Bình Thuận Minh Bạch

8-9-2019

Tiếp theo bài 1: Từ truyền thông lề phải; bài 2. Đến sự thật của lịch sử và bài 3: Trả lời bài 1 và bài 2

Bài 4. Truyền thống gia đình: Cha, Mẹ

Trong nội dung đơn tố cáo gởi các cơ quan chức năng: Cha của Nguyễn Văn Đông là Nguyễn Trung lừa đảo xuyên suốt 2 chế độ Việt Nam Cộng hòa và Cộng sản.

Hình 4.1. Mảnh vườn cũ của vợ chồng ông Trung – bà Cầu, nay đã bán cho người khác vẫn còn để trống. Nguồn: Tác giả gửi tới

I. Ông Nguyễn Trung có lừa đảo hay không?

Các bạn có thể gọi điện thoại hỏi ông chủ Tập đoàn Rạng Đông: ông Nguyễn Trung ở thôn Phước Đức, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã từng lừa đảo đến nỗi phải bị ở tù. Có hay không? (Yes or No).

(Nếu không tiện hỏi anh Đông, các bạn có thể hỏi chị Nguyễn Thị Lan Chuyên hoặc anh Nguyễn Văn Chương, là những người bà con gần gũi, cùng quê và nắm những vị trí chủ chốt của Tập đoàn Rạng Đông)

Nếu trả lời: No; các bạn xin hỏi câu thứ hai: nghe nói đại gia Nguyễn Văn Đông đã mang tiền về Ủy ban nhân dân xã Đức Phú để trả nợ cho cha là Nguyễn Trung. Có hay không?

Nếu trả lời: Không; các bạn xin hỏi câu thứ ba: Nếu như có chứng cứ, nhân chứng chứng minh ông Nguyễn Trung là lừa đảo, đại gia có chấp nhận giao toàn bộ tài sản của mình cho dân Bình Thuận hay không?

Nếu như anh Đông đồng ý thì chúng ta sẽ nói chuyện công khai với nhau. Tất nhiên trước đó luật sư được ủy quyền của hai bên sẽ làm việc trước. Về phần chúng tôi, nếu không chứng minh được thì chấp nhận tất cả các hình phạt của Đông đưa ra.

Hình 4.2. Vị trí Google Map vườn cũ vợ chồng ông Trung – bà Cầu. Nguồn: Google map

II. Huyền thoại siêu lừa

Khi nhận đơn của nhiều người tố cáo ông Nguyễn Trung lừa đảo, chúng tôi tiến hành điều tra, tìm hiểu. Nếu nói “bần cùng sinh đạo tặc” thì hoàn toàn không đúng với trường hợp ông Nguyễn Trung, bởi vì so với bao nhiêu gia đình khác thì nhà ông Trung khá hơn, bà Cầu (vợ ông Trung) buôn bán từ thời bao cấp, nên gia đình không phụ thuộc nhiều vào công điểm hợp tác xã.

Phân tích tâm lý tội phạm thì ông Nguyễn Trung có phần ngây ngô như “Chú Cuội”, có phần láu cá, giễu cợt như “Trạng Quỳnh”, thậm chí người đã bị lừa rồi lại tiếp tục bị lừa nữa. Lừa từ người lái đò vài xu lẻ, lừa luôn anh chị giang hồ, đến mức lừa cả … công an thì mới nói là kính nể.

Ngay cả cán bộ xã Đức Phú những lúc rãnh rỗi, trà thuốc lai rai ngồi kể chuyện Nguyễn Trung cũng giết được khối thời gian hành chính, chuyện kể qua nhiều lần được thêm mắm muối gia vị trở thành giai thoại. Có thời gian tôi sẽ kể các bạn nghe, còn phần này tôi chỉ kể những quả lừa có liên quan đến vị anh hùng – nhân vật chính của chúng ta (4.1).

III. Ở tù thời Việt Nam Cộng hòa

Ông Nguyễn Trung thuộc nhóm người có học so với thế hệ cùng trang lứa, ông cũng dạy trường làng cho con em ở nông thôn. Đến lúc chiến tranh ác liệt quá, Đức Phú là vùng Việt Cộng kiểm soát, đa số dân tản cư xuống thị trấn; một phần ở lại “bám trụ”. Gia đình ông Trung đi tản cư xuống thôn Tư (thị trấn Mộ Đức ngày nay); bà Cầu mở quán buôn bán nhỏ.

Ông Trung đang trong độ tuổi quân dịch (nay gọi là tuổi nghĩa vụ quân sự). Kể ra với trình độ, năng lực của mình thì ông Trung có thể tham gia đào tạo để trở thành sỹ quan. Nhưng ông Trung đăng ký làm lính ma (lính ảo), nói nôm na là hồi đó có tình trạng ghi khống danh sách lính để chỉ huy nhận khoản lương này.

Quân đội Việt Nam cộng Hòa thua Việt Cộng có nhiều nguyên nhân, trong đó có tham nhũng trầm trọng. Sỹ quan tham nhũng phần sỹ quan liên quan trực tiếp tới người lính; tướng lĩnh tham nhũng kiểu tướng lĩnh là những cú áp phe, buôn lậu, tái thiết thông qua các bà vợ hoặc đệ tử. Ông Trung chạy được làm chân đệ tử cho ê kíp các ông Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Trung tướng Nguyễn Đại Toàn tư lệnh Vùng 1 VNCH (gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng), ông Tôn Thất Thâm – Biện lý, Phó quận trưởng Mộ Đức, …

Ông Nguyễn Trung mang cấp bậc Trung sĩ nhất không nhận lương, nhưng được cấp sự vụ lịnh thường xuyên (dạng giấy công lệnh thời bao cấp) trên danh nghĩa là đi truy nã đào binh (lính đào ngũ) để làm dịch vụ sân sau cho các sếp. Chúng tôi xin kể một số dịch vụ của ông Trung tham gia thực hiện giai đoạn này:

– Chạy giải ngũ: một số người đi lính thấy cảnh chết chóc sợ quá tìm cách giải ngũ (cách mạng gọi là phục viên), tìm các lý do như tự thương nhẹ, sức khỏe kém, bệnh tật, … được lập hồ sơ và thanh toán cho một lần.

– Chạy tuổi căn cước (nay là chứng minh nhân dân): những gia đình có con trai vừa tới tuổi quân dịch tìm cách khai nhỏ một vài tuổi để mang ra đường quân cảnh có hỏi giấy tờ bắt lính thì đưa ra là chưa đủ tuổi. Nhiều gia đình “chạy” đến mức 3 anh trai cuối cùng nhỏ tuổi hơn em gái út.

– Chạy gia cảnh: có loại thì chạy con một để miễn quân dịch, có loại thì chạy đông con để nhận tiền gia cảnh. Đi lính hồi đó, ngoài lương theo cấp bậc thì còn được nhận tiền gia cảnh tính theo đầu người, bảo đảm một người đi lính nuôi cả gia đình.

Ngoài ra còn các dịch vụ khác như chạy lính ảo, lính kẻng (lính văn phòng), …

Các chuyện tham nhũng, chạy chọt như nói trên gần như công khai, người dân biết, chính quyền biết, quân đội biết; nhưng hiếm khi thanh tra, trừ khi hậu quả để lại nghiêm trọng. Người đi thanh tra cũng sẽ gặp nguy hiểm, nhiều khi phải vào vùng kiểm soát của Việt Cộng để điều tra, không khéo bị bùm cho phát rồi đổ cho du kích bắn tỉa hoặc ném lựu đạn là xong. Thanh tra quân đội chẳng dại gì tìm vào chỗ chết, thôi thì chia phần lại là OK.

Những người làm dịch vụ này nếu có lỡ bị phát hiện thì sẽ được các Sếp bề trên đỡ cho một phần, có thể nhận một hình thức kỷ luật như “khiển trách” nào đó. Cùng lắm thì “nhảy núi, trở về với cách mạng”, còn vợ con vẫn cứ sống bình thường ở các khu định cư. Hồi đó ai làm nấy chịu, không có chuyện liên quan tới gia đình nặng nề như sau này. Có những câu chuyện thật như hài khó tin, đồng thời làm công cụ tuyên truyền của phe đối lập (4.1).

Ông Nguyễn Trung làm những dịch vụ như vậy, tiền đưa cho vợ quản lý lo nuôi con và làm vốn đi buôn, tích lũy mua vàng.

– Buôn lậu: nhiều người nói ông Nguyễn Trung buôn lậu thì chưa hẵn đúng, với cấp bậc Trung sĩ nhất thì không có cửa để tham gia những áp phe lớn. Thời đó, rút ruột hàng viện trợ, tái thiết chiến sự, nhu yếu phẩm của quân đội phải cỡ sỹ quan trở lên. Vợ chồng ông Trung biết đường môi giới, đưa ra thị trường tiêu thụ công khai để kiếm hoa hồng ở khu vực các quận Mộ Đức, Tư Nghĩa. Còn để buôn lậu xuyên vùng, xuyên quốc gia phải cỡ cấp tướng lĩnh mới vượt qua được kiểm soát ngặt nghèo thời chiến.

Cứ nghĩ là có những cái ô vững chắc sẽ không sao, nhưng ông Nguyễn Trung bị bắt vì nguyên nhân lãng xẹt. Trong số các dịch vụ ông Trung thực hiện có liên quan đến Việt Cộng, an ninh quân đội Vùng 2 điều tra và bắt đưa đi, các ông tướng Vùng 1 không đỡ được; chấp nhận bị bắt giam rồi lo chạy ra sau (4.2).

Sau ngày giải phóng mới thấy, có một số người ông Trung “giúp đỡ” trở thành người của cách mạng (4.1). Nhưng tất cả sự “giúp đỡ” đều quy ra vàng trả trước sòng phẳng, đúng nghĩa kinh tế thị trường.

Nói ông Nguyễn Trung có công với cách mạng thì không ai thừa nhận, ngay cả những người bà con của Nguyễn Văn Đông sau ngày giải phóng nắm chính quyền xã Đức Phú. Nhưng, nói ông Nguyễn Trung có công góp phần làm sụp đổ chính quyền Việt Nam Cộng hòa là hoàn toàn chính xác.

IV. Ở tù thời cách mạng

Nhờ được ở tù thời Việt Nam Cộng hòa, sau đó ra tù thì Quảng Ngãi giải phóng và thêm một ít quan hệ mà ông Nguyễn Trung không phải đi học tập cải tạo như những người là “ngụy quân, ngụy quyền” khác.

Nhưng đến năm 1977 ông Nguyễn Trung bị Công an Quy Nhơn bắt vì tội lừa đảo và tội bán thuốc phiện. Đến 1978 chuyển giam trại 1 Kim Sơn, tỉnh Nghĩa Bình nay là Bình Định.

Giai đoạn này đất nước bắt đầu khó khăn, chính sách hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán được thực hiện. Hàng hóa thiếu thốn, trong đó xi măng là mặt hàng rất khan hiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được.

Trại giam Kim Sơn đóng ở xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định, là trại giam của Bộ Công an, đa số là tội phạm của Nghĩa Bình (2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định nhập lại), có nhu cầu xây dựng rất lớn, nhưng xe măng, sắt thép cấp theo chế độ bao cấp lại quá ít. Ban giám thị trại giam tìm nguồn cung không ra.

Ông Nguyễn Trung đề xuất với Ban giám thị trại là có thân quen với một số hiệu buôn ở Đà Nẵng; họ đã trữ với số lượng lớn xi măng, sắt thép từ trước giải phóng, nếu quen biết thì đến mua lại được. Vậy là Ban giám thị cử người mang tiến đi cùng ông Trung mua xi măng, sắt thép về cho Trại. Ra ngoài, ông Trung lừa lấy tiền trốn mất. Sau vụ này một số công an bị kỷ luật, trong đó có cả đồng hương của ông Trung.

Trại giam Kim Sơn vừa bị lừa tiền, vừa để phạm nhân trốn trại nên huy động tối đa lực lượng cùng với Công an Nghĩa Bình tìm được ông Trung trốn ở nhà em gái ở đường Nguyễn Thái Học thành phố Qui Nhơn.

Ban giám thị trại giam kỷ luật ông Trung hơn hai năm nhốt trong ô. Đến năm 1983 được anh ruột là Nguyễn Giao bảo lãnh cho ông Nguyễn Trung ra trại. Cũng vì bảo lãnh cho em trai, ông Nguyễn Giao đã khiếu nại một số sai phạm của trại giam nên cũng bị kỷ luật khai trừ Đảng. Sau này ông Nguyễn Giao làm cho Nguyễn Văn Đông với vai trò công đoàn.

Vụ lừa tiền công an, trốn trại giam của ông Nguyễn Trung được phổ biến trong nội bộ để rút kinh nghiệm. Sau này ngay chính ông Trung cũng kể lại với bạn bè như một chiến công điển hình, đưa ra dư luận thêm những tình tiết ly kỳ nữa thành câu chuyện khá hấp dẫn.

V. Người Mẹ tần tảo

Cũng nói qua về bà Lê Thị Cầu mẹ của Nguyễn Văn Đông, tuy là phụ nữ sinh ra ở nông thôn nhưng bà Cầu là người có tố chất kinh doanh. Bà nhìn thấy cơ hội kiếm tiền rất nhanh bất kể thời thế nào, cùng với khả năng chịu khó của người nông dân nên bà kinh doanh tương đối thành công.

Trong giai đoạn chiến tranh, cả gia đình tản cư, bà không như người khác là dùng tiền đầu tư mua nhà cửa, gởi tiền ngân hàng, gom hàng đầu cơ. Ngoài một lượng tiền mặt vừa đủ để kinh doanh hàng ngày, số còn lại bà mua vàng giấu kín. Chính vì vậy mà sau giải phóng bà giữ được toàn tài sản, còn nhiều gia đình mất sạch.

Cái gì mua đi bán lại có lời là bà buôn.

Nghe có người kể: một trong những mặt hàng bà đi buôn là thuốc tây, bà mua gom thuốc tây đem về nông thôn bán cho bạn hàng quen. Có khi số thuốc tây này được chuyển lên núi cho Việt Cộng, cho nên sau này bà được ghi nhận là giúp đỡ cách mạng. Mặc dù lúc đó bà chỉ bán cho người trả đủ tiền.

Khi ông Nguyễn Trung bị bắt ở tù (khoảng 1972-1973), bà Cầu hùn với ông Tám lái xe mua một chiếc lambro để đi buôn. Hai người đi dạo các chợ nhỏ ở quê thu mua sản phẩm nông nghiệp sau đó chở về chợ lớn ở thị trấn bỏ mối khu vực quận Tư Nghĩa, Mộ Đức. Việc buôn bán phải đi sớm về khuya, có khi phải vào vùng Việt Cộng kiểm soát. Một thời gian thì bị ông Trưởng cuộc cảnh sát Tư Hiền (Sông Vệ) bắt đem về quận Tư Nghĩa buộc hai người phải bán xe không được đi buôn nữa.

Bà Cầu và ông Tám thù, thuê một dân vệ canh lúc ông Trưởng cuộc cảnh sát từ Tư Nghĩa vào Mộ Đức ném lựu đạn ám sát nhưng ông không chết, còn tên dân vệ bỏ chạy dọc theo đường quốc lộ không chịu dừng lại nên bị bắn chết. Vụ này có một số ít người biết, nghe đâu cũng kể công với cách mạng (?).

Lúc đó Đông khoảng 10 tuổi, mang mối thù ông Trưởng cuộc cảnh sát đã triệt đường làm ăn của mẹ, thề trả thù cho bằng được.

Đằng sau câu chuyện này vẫn còn nhiều uẩn khúc, những người trong cuộc đã lên tiếng trước khi từ giả cõi đời. Hy vọng thông tin chi tiết sẽ chuyển đến anh em Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Văn Chương để hiểu ra bản chất vấn đề mà xóa bỏ hận thù.

VI. Sự ngộ nhận của hai bên “đỏ-vàng”

Cả hai lần ở tù của ông Nguyễn Trung cha của Nguyễn Văn Đông, đến nay đã được cơ quan chức năng làm rõ, nhưng không công bố, dù sao chuyện đã quá cũ rồi. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân, mục đích khác nhau thông tin ở tù của ông Nguyễn Trung không đầy đủ dẫn đến sự ngộ nhận của cả hai bên “cờ vàng, cờ đỏ”.

Bên “cờ đỏ” chỉ cần thông tin ông Nguyễn Trung có ủng hộ cách mạng nên bị An ninh quân đội Việt Nam Cộng hòa bắt, vậy là tốt cho lý lịch phong Anh hùng lao động, Đại biểu quốc hội.

Còn bên “cờ vàng” chỉ biết được thông tin đại gia Nguyễn Văn Đông có cha tham gia quân đội VNCH, bị Cộng sản bỏ tù đến năm 1982. Vậy là OK. Không dân “cờ vàng” nào gây khó khăn (tẩy chay, biểu tình, …) cho hậu duệ Việt Nam Cộng hòa qua Mỹ mua hãng rượu Napa ở Napa Valley, California, USA.

Phải nói ở Việt Nam, cũng có một số đại gia đầu tư qua Mỹ, chỉ có Nguyễn Văn Đông nhận trong giai đoạn đầu tư được ủng hộ của cả “cờ vàng, cờ đỏ”; ít ra là không bên nào gây khó khăn.

Chuyện về mua hãng rượu ở Napa Valley và những người Việt ở Mỹ nói về Nguyễn Văn Đông qua từng giai đoạn như thế nào sẽ có những bài viết riêng ở phần sau.

_____

Ghi chú

(4.1) Vì khuôn khổ bài báo cho thể viết dài, sau loạt bài báo này chúng tôi sẽ bổ sung thông tin chi tiết để hoàn thiện cho quyển sách cùng tên xuất bản online.

(4.2) Trong thời gian điều tra, ông Nguyễn Trung vẫn có cơ hội để trốn hoặc nhảy núi, tuy nhiên ông Nguyễn Trung không thể “trở về với cách mạng” vì cái lý lịch nghiệt ngã: cha bị Việt Minh xử tử (xem lại Bài 3).

(Còn tiếp …)

Bình Luận từ Facebook