Nếu TQ rút khỏi UNCLOS và nếu TQ đem giàn khoan khai thác bãi Tư chính…

Trương Nhân Tuấn

13-8-2019

Trên BBC có nhiều lần “học giả” đặt lại giả thuyết nếu VN không kiện TQ bây giờ thì (e rằng) VN sẽ không còn cơ hội. Bởi vì TQ có thể tuyên bố rút khỏi Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS 1982) để không còn bị ràng buộc bới bộ luật này nữa.

Ý kiến này có đáng lo ngại hay không?

Theo tôi, sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực tại La Haye ngày 11 tháng 7 năm 2016, đến nay TQ không rút ra khỏi UNCLOS thì ít có khả năng TQ sẽ rút trong tương lai.

Ý kiến “TQ có thể rút khỏi UNCLOS” nguyên thủy là của luật gia Julian Ku viết trên Opinio Juris trong một bài viết ngày 4 tháng 11 năm 2015. Tác giả cho rằng TQ có thể rút khỏi UNCLOS (để tránh những ràng buộc trong vụ kiện) nhưng TQ vẫn gia nhập các kết ước khác của LHQ về luật biển (thông luật – droit international cutumier). Tác giả cho rằng việc này không tốt cho TQ nhưng chắc chắn nói không giúp cho Phi (làm khó TQ).

Theo tôi, nếu TQ rút khỏi UNCLOS thì lợi bất cập hại.

Cái “lợi” hiển nhiên là để tránh ràng buộc phán quyết của Tòa PCA.

Cái hại thì có rất nhiều. Rút khỏi luật biển 1982 TQ sẽ trở lại tuyên bố 4-9-1958 của TQ về lãnh hải.

Thứ nhứt, tất cả các đảo của TQ sẽ không còn hưởng vùng kinh tế độc quyền (EEZ 200 hải lý) cũng như thềm lục địa. Bởi vì qui ước “vùng kinh tế độc quyền” và thềm lục địa chỉ đến từ Luật biển 1982.

Thứ hai, tất cả các đảo của TQ chỉ có hiệu lực 12 hải lý. Công hàm 1958 của VN chỉ công nhận điều này mà thôi.

Điều tệ hại là TQ không được hưởng luật về “thời hiệu – contemporaneité”. Có nghĩa là trước kia TQ tuyên bố các đảo chỉ có hiệu lực 12 hải lý lãnh hải thì sau khi UNCLOS 1982 được đưa vào áp dụng, các đảo này vẫn chỉ có 12 hải lý lãnh hải mà thôi.

Hiển nhiên phía VN là có lợi hơn hết. Tranh chấp giữa VN và TQ lúc đó sẽ trở thành việc áp đặt đơn phương “biển lịch sử” của TQ.

Thực tế cho thấy TQ đã làm bằng cách khác, là tuyên bố không tham gia, không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa và dĩ nhiên không công nhận phán quyết của Tòa.

Bây giờ giả sử TQ đem giàn khoan vào khai thác khu vực trầm tích bãi Tư chính mà họ đã thăm dò hơn tháng qua. VN sẽ làm gì?

Theo tôi, VN cũng không nên kiện TQ ra tòa CPA (theo mô hình của Phi). VN phải kiện một tòa quốc tế khác, có thể là Tòa Công lý quốc tế (IJC), hoặc Tòa án về Luật Biển (Itlos) với nội dung yêu cầu tòa giải thích “phán quyết của Tòa PCA 11-7-2016 có thể áp dụng trong vùng biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN hay không.”

Dĩ nhiên trước đó VN đơn phương ra tuyên bố công khai nhìn nhận án lệ 11-7-2016 của tòa PCA, trong đó nhắc lại VN đã từng ra tuyên bố (tháng 12 năm 2014) nhìn nhận thẩm quyền của tòa. Điều này cho thấy VN mặc nhiên đã nhìn nhận án lệ mà điều này thể hiện trên thực tế, từ 11-7-2016 đến nay, qua các hành vi trên thực tế VN luôn tôn trọng và nghiêm túc thực thi phán quyết của Tòa.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Có lẽ qua những gì không xảy ra ở biển Nam Trung Hoa thời gian qua, ta có thể nhận thấy mâu thuẫn tư bẩn-cộng sản vẫn còn tươi rói như ngày nào . Đúng, nó thể hiện ở những hình thức tinh vi hơn, nhưng vẫn còn 1 phân chia rất rõ rệt giữa 2 thái cực . Tuy vậy, trong hiểm họa đen -vẫn còn, nhưng chắc Đảng nhà mất mịa nó cảnh giác- vẫn có thể lòi ra thời cơ vàng . Nếu Trung Quốc muốn đưa Việt Nam vào hẳn quỹ đạo của mình, cách tốt nhất hiện giờ là lập lại khối COMECOM. Có thể lấy tên khác vì rõ ràng, lời tiên tri của Mao Chủ tịch đã thành sự thật; Mặt trời đã mọc ở phương Đông . Đúng hơn là mặt trời tắt ngủm ở phương Tây, but it worx, no matter what. Có nhiều cái lợi

    1- Đoàn kết là sức mạnh

    2- Sức mạnh từ đoàn kết có thể translate thành sự kiên định, niềm tin tất thắng vào chủ nghĩa xã hội

    3- Tạo thành 1 đối trọng vững chắc với tư bẩn

    4- Khối chủ nghĩa xã hội trở thành 1 vật thể cụ thể

    5- Sức mạnh của quyền phán quyết trong khối này, rõ ràng, một phần lớn sẽ nằm trong tay Trung Quốc

    6- Những quốc gia “tự xưng” là xã hội chủ nghĩa không tham gia, rõ ràng, đã phản bội lý tưởng Cộng Sản của thiếu tá Hồ Quang, tức Bác Hồ kính yêu

    7- Giải quyết những vấn đề, nếu có, theo kiểu nội bộ, không đem ra tòa tư bẩn làm xấu mặt nhau

    Tuy là có Một vành đai, một con đường mà chủ tịch Trần Đại Quang rất nhiệt tình tham gia, nhưng tớ nhận thấy nó không tập trung, vấn đề chủ nghĩa xã hội bị quên lãng, hoặc bị làm loãng . Khối COMECOM v 2.0 focus hơn, đồng nghĩa với ảnh hướng của Trung Quốc lớn hơn . Và nêu bật được tính xã hội chủ nghĩa, lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ kính yêu .

    Tất nhiên, nhắc lại, những nước nào mồm ra rả chủ nghĩa xã hội, nhét cả vào tên nước, mệnh danh Đảng Cộng Sản mà cứ em chã … thì đích thị phản bội . Có lý do để trừng phạt .

    Sai khi Việt Nam gia nhập, Trung Quốc cần đưa ra 1 số peripheral parameters cho những nước trong nhóm, aka nếu là 1 nước xã hội chủ nghĩa thì phải ít nhất hành xử dư thế lày . Ví dụ như treo cổ những thằng con trí thức giả mạo đang viết bài trên phây cờ búc với mục đích chia rẽ tình đoàn kết trong khối . Hoặc luôn tôn trọng đa số/quyết định của trọng tài được (TQ) chỉ định, đặt tình đoàn kết giữa các nước trong khối lên trên hết . Với Việt Nam thì phải nhắc di chúc Bác Hồ, tình đoàn kết phải giữ như con ngươi .

    Riêng Việt Nam, Trung Quốc cần đặc biệt chú ý rèn nắn để VN hành xử như 1 tiểu Trung Quốc, thông qua behavior code cho các nước trong khối . Làm như Trung Quốc, nói như Trung Quốc … Nhận đào tạo cán bộ giáo dục cho Việt Nam, để họ về “đổi mới” giáo dục VN thành 1 bản sao xuất sắc của giáo dục Trung Quốc . Đồng thời, trao tặng nhiều danh hiệu lưỡng quốc cho trí thức nước này . Đừng quên dịch những tác phẩm đã làm nên Tạ Duy Anh chống Mỹ . Trao đổi văn hóa thường xuyên .

    Piece by piece, starting from now, the puzzle will be completed in 5 years flat.

  2. Điểm qua 01 số bài viết của bác Trương Nhân Tuấn và trích dẫn lại một số dòng viết những ý kiến đóng góp về vấn đề Biển Đông của bác Trương Nhân Tuấn, cụ thể như sau:
    1/Giải pháp nào cho tranh chấp Tư Chính?
    https://baotiengdan.com/2019/07/29/giai-phap-nao-cho-tranh-chap-tu-chinh/
    “Mùa thu năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với Tổng thống Obama là họ sẽ không quân sự hóa các hòn đảo [ở Biển Đông]”. Vậy làm sao để:
    *“Ý kiến của Tập Cận Bình có thể trở thành một “tuyên bố đơn phương” có giá trị pháp lý ràng buộc”
    *“buộc họ Tập tuân thủ lời hứa, Biển Đông phải “phi quân sự” 7 đảo của TQ”
    *”Nhưng quan trọng hơn cả là làm sao để TQ tuân thủ luật lệ quốc tế”
    2/Làm thế nào để “đa phương hóa” một tranh chấp vốn có nguồn gốc từ “tranh chấp chủ quyền”?
    https://baotiengdan.com/2019/07/30/lam-the-nao-de-da-phuong-hoa-mot-tranh-chap-von-co-nguon-goc-tu-tranh-chap-chu-quyen/
    *”Theo tôi, sở dĩ có những vấn đề như Tư Chính hiện nay, nguyên nhân là do TQ không tuân thủ luật chơi quốc tế”.
    *”Theo tôi, khó khăn của VN là làm thế nào để phán quyết của Tòa Trọng tài có hiệu lực chớ không phải đi kiện TQ với mô hình (hồ sơ) của Phi”.
    *”theo tôi GS Long cần giải thích thêm về nội hàm “quốc tế hóa tranh chấp biển Đông”, đặc biệt trong trường hợp hiện nay VN và TQ ở vùng Tư Chính”.
    3/ Ý kiến ngắn gọn của tôi về kiện hay không kiện, biểu tình hay không biểu tình vụ Tư Chính
    https://baotiengdan.com/2019/08/01/y-kien-ngan-gon-cua-toi-ve-kien-hay-khong-kien-bieu-tinh-hay-khong-bieu-tinh-vu-tu-chinh/
    *” VN đã phạm “sai lầm chiến lược” vì đã không đứng chung với Phi để kiện TQ ra Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) tháng giêng 2013”.
    *” Phán quyết của Tòa PCA 11-7-2016 nếu được áp dụng thì tất cả những yêu sách của TQ ở Trường Sa, như về chủ quyền, về “vùng nước chung quanh” hay về “vùng nước lịch sử” đều bị hóa giải. TQ không còn lý do nào để quấy nhiễu bãi Tư chính như đã thấy hiện nay”.
    *” Ý kiến của tôi, thượng sách là vận động ngoại giao sao cho Duterte yêu sách TQ tuân thủ phán quyết của Tòa PCA 2016”; “Trung sách VN cùng với Mã lai kiện TQ. Hạ sách chờ Duterte hết nhiệm kỳ”.
    4/ VN kiện TQ cái gì ở Biển Đông?
    https://baotiengdan.com/2019/08/07/vn-kien-tq-cai-gi-o-bien-dong/
    “Tóm lại, ý kiến của tôi là, (như đã từng viết đi viết lại nhiều lần) VN vận động sao cho phán quyết 11-7-2016 của tòa CPA có hiệu lực áp dụng chớ không phải đi kiện để (hy vọng) có thêm một phán quyết với nội dung tương tự. Vấn đề là vận động thế nào?” vì khi kiện TQ thì “TQ có thể trình ra một lô bằng chứng (công hàm 1958, bản đồ, sách giáo khoa…) cho thấy VN đã nhiều lần nhìn nhận chủ quyền của TQ ở HS và TS. Pháp đình của Tòa lúc đó sẽ trở thành diễn đàn để TQ “tố khổ” VN”.
    5/Nếu TQ rút khỏi UNCLOS và nếu TQ đem giàn khoan khai thác bãi Tư chính…
    https://baotiengdan.com/2019/08/13/neu-tq-rut-khoi-unclos-va-neu-tq-dem-gian-khoan-khai-thac-bai-tu-chinh/
    “Theo tôi, VN cũng không nên kiện TQ ra tòa CPA (theo mô hình của Phi). VN phải kiện một tòa quốc tế khác, có thể là Tòa Công lý quốc tế (IJC), hoặc Tòa án về Luật Biển (Itlos) với nội dung yêu cầu tòa giải thích “phán quyết của Tòa PCA 11-7-2016 có thể áp dụng trong vùng biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN hay không.””
    -Với nhiều góp ý nêu trên, có cảm nhận bác Trương Nhân Tuấn đang làm độc giả rối trí về phương cách xứ lý việc TQ xâm chiếm Biển Đông, bác Trương Nhân Tuấn như có ý câu giờ việc kiện, kéo dài việc VN kiện TQ ra tòa án Quốc Tế, giúp cho TQ có thời gian xâm chiếm dần Biển Đông để tạo thành sự đã rồi. Những đề xuất của bác Trương Nhân Tuấn là những đề xuất ko khả thi, có thực hiện thì như húc đầu vào đá tảng, khi thực hiện sẽ đi vào bế tắc, ko lối thoát. Thật nguy hiểm.
    -Để ko bị rối, các bạn đọc qua bài viết “Kiện Trung Quốc – Việt Nam quá rụt rè của bác Dương Danh Huy”
    http://www.boxitvn.net/bai/64390 sẽ thấy sự việc rõ ràng hơn & VN chỉ có 01 con đường duy nhất là kiện TQ ra tòa án Quốc Tế.

    P/s: Nếu Chính phủ thành lập Hội đồng cấp Nhà nc kiện TQ về: “TQ không có “các quyền lịch sử” dựa trên cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”” và có Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, Luật sư Trần Vũ Hải dc cùng tham gia vào “Hội đồng” thì tốt quá.

Comments are closed.