Nguyên Ngọc
16-7-2019
Hồi trẻ tôi tưởng đến tuổi này là nước nhà hoàn toàn độc lập, nhân dân hạnh phúc, thế mà hóa ra khó khăn quá chừng. Nhưng tôi nghĩ có khó mới thật giá trị, chứ như dễ quá thì ai cũng làm được. Cho nên tôi vẫn không thất vọng, vẫn hy vọng một tương lai tươi sáng cho đất nước.
Ngày mồng 7 tháng 6 năm 2019, ba anh em chúng tôi, Phạm Duy Hiển, Chu Hảo và tôi, đến thăm Thầy Hoàng Tụy ở nhà Thầy tại ngõ 260 Đội Cấn Hà Nội. Thầy Hoàng Tụy ốm nặng đã nhiều tháng, những dịp ba anh em cùng có mặt ở Hà Nội thế nào cũng rủ nhau sắp xếp cùng đến thăm Thầy. Tôi là học trò của Thầy Tụy hồi năm 1947 khi học Chuyên khoa Toán ở trường Lê Khiết, Quảng Ngãi; anh Phạm Duy Hiển là học trò Thầy Tụy khi Thầy dạy môn Thiên văn ở Đại học, một điều ít ai biết; anh Chu Hảo tuy không học trực tiếp với Thầy Tụy nhưng cũng luôn tự coi mình là học trò của Thầy.
Hôm chúng tôi đến thăm, Thầy Tụy vừa ở bệnh viện Việt Pháp về nhà. Trước đó, Thầy đã trở bệnh rất nặng, có lúc hầu như không còn biết gì, phải vào viện ngay. Chị giúp việc vẫn theo sát chăm sóc Thầy kể: Ở viện mấy hôm, lúc tỉnh lại Thầy hỏi: “Trí tuệ của tôi nó đi đâu mất rồi?”.
Khi chúng tôi đến nhà, Thầy đang nằm trên ghế đi-văng, đã khá tỉnh táo hơn, Thầy nhận ra tất cả anh em chúng tôi, gọi tên từng người. Chúng tôi lưu luyến ngồi lại với Thầy gần một tiếng đồng hồ. Thầy nói vẫn khó nhọc, chậm rãi, ngắt quãng, nhưng nói nhiều. Các anh chị con Thầy trong nhà bảo từ khi ốm nặng chưa bao giờ Thầy nói nhiều thế, và sau đó cho đến khi mất vào ngày 14 tháng 7, Thầy cũng không nói như thế nữa. Chúng tôi ngồi nghe, hết sức cảm động, có cảm giác Thầy Hoàng Tụy kính yêu của chúng tôi, của chúng ta, đã nói với chúng tôi những lời trăng trối, những lời nhắn nhủ tâm huyết cuối cùng, Thầy cũng nhìn lại vắn tắt mà khái quát sâu sắc cuộc đời mình, cho đến những ngày cuối đời vẫn trằn trọc lo cho vận mệnh đất nước.
Tôi may mắn ghi lại được một clip về những giây phút quý giá bên Thầy. Tôi xin chép lại sau đây, vì nghĩ đây là những lời cuối cùng của một nhà trí thức lớn, vị sĩ phu cao quý thời nay của đất nước gửi lại cho tất cả chúng ta.
LỜI THẦY HOÀNG TỤY
“… Tôi bây giờ không còn sức quan tâm đến chuyện nước nữa rồi… Bây giờ công danh sự nghiệp chỉ là chuyện phù vân… Nhưng kể ra hạnh phúc ở đời cũng khó lắm thay… Nhưng kể ra sống mà trọn được một kiếp cũng thật là khó…
Các anh cùng tuổi cho nên những ngày này vẫn gặp nhau thường xuyên, đó cũng là điều an ủi, còn tôi một mình buồn lắm các anh ơi. Cô độc hết sức.
[Thầy gọi tên từng người] Anh Chu Hảo, anh Nguyên Ngọc, anh Phạm Duy Hiển…
Mọi chuyện ở đời đều là phù vân, nhưng cuộc đời không phải là phù vân. Sống cho phải cuộc đời cũng khó lắm chứ. Tôi nay 92, mọi chuyện hình như đến đây là chấm dứt, nhưng chưa chết. Cuộc đời lắm nháo nhăng, chẳng lẽ đi qua mà chả có ý kiến gì, nhưng mà có ý kiến thì mất lòng nhiều người, tôi cũng đã làm mất lòng nhiều người. Tôi rất buồn nhưng biết làm sao.
Các anh gần nhau có chuyện trò được, còn tôi cô độc một mình buồn lắm các anh ơi, tôi buồn vô cùng… Khi trẻ thì tưởng đến lúc già sẽ khác mà chẳng khác bao nhiêu. Buồn quá, biết làm sao…
Cám ơn các anh.
Người ta nói cuộc đời… cuộc đời là phù vân, không phải đâu… Lỡ biết bao nhiêu việc muốn làm mà không làm được, cho nên rời khỏi cuộc đời này là một nỗi tiếc… cho nên tất nhiên là cũng mong tất cả các bạn tiếp tục con đường…
Hồi trẻ tôi lạc quan, bây giờ không phải bi quan nhưng mà cũng hết lạc quan rồi. Có thật sống để mà làm trọn mọi nhiệm vụ trong mọi kiếp thấy cũng không dễ, được cái này thì mất cái kia. Ông Trời cũng đa đoan. Cứ như lẽ tự nhiên thì có lẽ cuộc đời sướng hơn. Tôi bây giờ 92, muốn chết nhưng mà nào có chết được đâu. Nhưng chắc là tôi đi trước các anh. Dẫu sao tình bạn mấy chục năm cũng đáng cho chúng ta ghi lại và trung thành với nó.
Người ta cứ nói công danh sự nghiệp, nhưng tất cả đều là phù vân, còn lại ở đời chỉ là một chút tình thân. Dù sao thì cũng chào các anh trước khi đi.
Dù sao tôi cũng cố gắng sống một cuộc đời trung thực, không bao giờ nói trái lòng mình, dù cho lời nói làm bất bình bất cứ ai, có lẽ đó là ưu điểm của tôi, còn khuyết điểm thì chắc nhiều lắm.
Hồi trẻ tôi tưởng đến tuổi này là nước nhà hoàn toàn độc lập, nhân dân hạnh phúc, thế mà hóa ra khó khăn quá chừng. Nhưng tôi nghĩ có khó mới thật giá trị, chứ như dễ quá thì ai cũng làm được. Cho nên tôi vẫn không thất vọng, vẫn hy vọng một tương lai tươi sáng cho đất nước.
Nguyên Ngọc ghi
Nếu đọc hết trí thức xã hội chủ nghĩa lứa trước, ô Hoàng Tụy là 1, ta có thể nhận thấy 1 điều nổi bật . Họ có vẻ không quan tâm tới vấn đề Đúng-Sai & Thiện-Ác, chỉ quan tâm tới công việc của mình, bất kể kết/hậu -tùy cách nhìn- quả cho người khác sẽ như thế nào. Tư di này bên đây gọi là psychopath, là tư di của những Hitler, Mao, Ted Bundy … Tư di này đang được tiếp nối bởi lứa trí thức xã hội chủ nghĩa mới . Tất nhiên lứa psychopaths mới làm việc có khoa học hơn, có nghĩa hậu quả di truyền sẽ kinh khủng hơn . Chị Kim Tiến, gs tón Nguyễn Ngọc Chu …
Công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại-Phạm Toàn, những “đổi mới” trong giáo dục của ô Hoàng Tụy … chỉ có những psychopaths được nắm chức vụ mới có thể làm được . Nhưng đ/v giới trí thức xhcn, những điều này trở thành những đại tác phẩm lưu danh muôn thưở, được xã hội vinh danh .
Việt Nam đã trở thành xứ sở do psychopaths quyết định. Số nạn nhân, nếu tính đúng, đủ phải lên tới con số hàng chục, hàng trăm triệu, và vài thế hệ.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_T%E1%BB%A5y
Theo wiki tiếng Việt thì thầy Hoàng Tuỵ là đảng viên cộng sản từ năm 1950, và chưa bao giờ ra khỏi đảng.
Thầy vừa là đảng viên, vừa tự diễn biến, như vậy là tối ưu trong hoàn cảnh chính trị tối u hoàn toàn của chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Như thế thì khi có concave up hay concave down, thầy đều thích ứng cả. Nhưng thầy vẫn hãy còn tâm tư ngay trong những ngày cuối đời, tức là tối ưu đã không thể toàn cục trong hoàn cảnh tối u của cả nước; may ra đó chỉ là tối ưu cục bộ, địa phương (local optimization) cho cá nhân, gia đình mà thôi Tối ưu cục bộ không cùng phạm trù với, nhưng nhung lụa hơn hẳn những người không đảng như Trần Huỳnh Duy Thức nằm tù, Hữu Loan phải đi học tập chính trị, tiếp đó bị quản thúc tại địa phương .
R.I.P.