Cần minh định cách gọi tư lệnh ngành

Tâm Chánh

1-6-2019

Các báo không nên sử dụng cách gọi tư lệnh ngành, phản ánh sai lệch vị trí pháp lí của bộ trưởng.

Trong chính thể hiện hành chỉ có bộ trưởng bộ quốc phòng có được uỷ nhiệm chức trách tư lệnh quân đội, bộ trưởng công an có thể có quyền tư lệnh của lực lượng công an. Ngay cả kiểu thiết kế này của ngành công an cũng còn có nhiều ý kiến rất khác nhau. Công an có nên là một lực lượng vũ trang ở cấp quốc gia với hệ thống quân giai xuyên suốt từ TƯ đến cơ sở?

Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước thủ tướng, trước chính phủ, trước chủ tịch nước, trước quốc hội về thực thi hiến pháp, pháp luật trong lĩnh vực mình phụ trách, điều chỉnh thực tiễn bằng công cụ pháp luật và chính sách, không phải bằng kiểu điều binh khiển tướng, không phải là thủ trưởng của người lao động trong lĩnh vực mình phụ trách, càng không phải là cấp trên của nhân dân.

Không tường minh quan hệ này, bộ trưởng bộ công thương đã đề nghị thủ tướng chính phủ chỉ đạo bộ trưởng thông tin và truyền thông chỉ đạo báo chí không đưa tin trái chiều về tăng giá điện. Đây là một sai lầm pháp lý nghiêm trọng xuất phát từ nhận thức và hiểu biết không đúng về thẩm quyền của bộ trưởng trong trật tự chính trị đã được Hiến pháp và pháp luật qui định.

Ngay cả khi thực hiện trách nhiệm của mình, bộ trưởng thông tin và truyền thông cũng không có thẩm quyền chỉ đạo cơ quan báo chí và nhà báo phải làm điều này, điều kia như là những mệnh lệnh bắt buộc tuân thủ, trừ phi đó là những nội dung được luật báo chí cho phép.

Xã hội Việt Nam dường như có tập tính coi trọng chức vụ, dễ dàng đồng nhất chức trách với quyền lực. Điều này thể hiện rõ nét trong thói quen chính tả. Trong khi viết hoa chức danh chủ tịch UBND xã, viết hoa tên cơ quan nhà nước thì chúng ta vẫn viết thường chức danh vua của người đứng đầu triều Lê, triều Nguyễn. Đây không chỉ là một thiếu sót có tính chất hình thức.

Diễn đạt đúng đắn chức trách công vụ và các mối quan hệ giữa nhà nước với công dân trong ngôn hành là thể hiện văn hoá chính trị của quốc gia, của thể chế, không hề là tiểu tiết.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Tác giả Tâm Chánh có nằm mơ giữa ban ngày hay không mà kê khai
    về “chế độ ta” như đơn thuốc… Sơn Đông mãi võ thế này ?
    Chắx ông cho VN.là một nhà nước pháp trị,có đủ 3 quyền phân lập và
    trình tự đi đúng như quy định của hiến pháp và pháp luật ???

  2. Tư lộn cái lềnh (không biết có phải là “tư lệnh cái l.ồ.n” không ạ) bái phục sư phụ nào chế ra cái câu này.

  3. * “Tư lệnh” là cái khoái chí tự phong của một kẻ, vốn là sĩ quan quân đội, nay trở về phụ trách một lĩnh vực nào đó bên dân sự nhưng vẫn cho mình là kẻ “gió thổi thì cỏ phải lướt” theo kiểu “quân lệnh như sơn”.
    Bởi thế, tư duy cực quyền trong truyền thống quân phiệt hóa đang là cái mà các quỷ tướng rất muốn gieo rắc trong thời bình, với mục đích xã hội có là gì chăng nữa (thời chiến hay thời bình), thì, chúng nó vẫn phải được tôn vinh là các ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC!
    * Nói thế, để các bạn hiểu vì đâu mà truyện THÁNH GIÓNG ra đời, nghĩ cho kỹ nhé!?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây