Hoàng Tự Minh
31-5-2019
Hai ông lính VNCH quyết định xuống núi sau hơn 44 năm không chịu đầu hàng quân miền Bắc VN, cái bên có sứ mạng vĩ đại gọi là “chống Mỹ cứu nước”. Theo trí tưởng tượng của tôi thì hai ông lúc này là hai người lớn tuổi “vô nhiễm nguyên tội” nhất VN về mức độ trong sạch công dân không dính mùi trần cộng sản.
Việc trước nhất của hai ông là xác định tình trạng thời thế, VNCH còn hay mất, cộng sản đã nuốt trọn miền Nam chưa và chúng đang làm cái gì sau khi VNCH thất thủ.
Bốn mươi bốn năm xét cho đúng là sự thụt lùi đáng xấu hổ nhưng đối với hai ông thời tiền sử này là đáng kinh ngạc, thấy đường to, nhà cao, cầu rộng mà chính nó là sự ngộ nhận chết người.
Một ông tên Thân, Quảng Nam, một ông tên Thước, ở Huế. Ông Thân Quảng Nam nhưng ái mộ Trịnh công Sơn, ông Thước thì mê Duyên Anh. Hai thần tượng của các ông cũng đã về chốn thiên đường, mãi sau này hai ông mới biết.
Những chiếc xe Honda 67 chạy trên đường làm cho họ ngạc nhiên, ông Thước: “Đ. mạ mi Thân, rứa mà mi dám nói mình thua, thua răng mà còn xe Nhật Bản chạy rần rật rứa”.
Lạ lẫm nhất là cái tòa BOT, ông Thân: “Đù móa, zô hậu thiệt, xe cộ đi qua hắn che mát một xí mà cũng thu tiền, đù móa cộng sản”. Hai ông thống nhất là phải đổi tên cái “trạm thu phí” thành “cổng mãi lộ”.
Xã hội này thật hiếu học, đâu đâu cũng có bảng bắt mọi người học tập và soi gương. Đâu đâu cũng la liệt cho quảng cáo công, đảng. “Đù mạ tiền quảng cáo ri ai chịu cho nổi”. Đài liệt sĩ, tượng đài nhiều nhưng chẳng thấy công viên.
Bực mình nhất là đâu cũng thấy cờ, các cổng chào đều có song kỳ, cờ nước là phải xếp ở đầu, tâm niệm quân nhân hai ông giờ vẫn còn giữ là “tổ quốc trên hết”, không thể lộn sòng.
Trước khi tìm đường về lại quê thì phải tìm cách để kiếm tiền nuôi miệng hai cái mạng sống dở chết dở này. Một ông có cái tài nhìn dáng người dùng kéo cắt giấy, mô tả nhìn giống như thật, một ông chuyên sâu guitar classic, vậy là mạnh dạn biểu diễn kiếm tiền nhưng giả dạng ăn xin ngủ bụi là cách tốt nhất để tính đường đối phó. Cũng định kiếm chỗ giải tỏa nỗi buồn 44 năm không đàn bà, nhưng chân ướt chân ráo rồi lại thôi, nỗi khát khao ly bia đá và điếu thuốc cũng đột nhiên trỗi dậy.
Sau khi lặng lẽ về quê, thật buồn lòng hỏi thăm không còn chút tông tích người thân, nói là quê nhưng mà không phải quê, hai ông tình cờ gặp những người thương phế binh VNCH nhưng không ai biết chút tin tức gì. Qua sự gặp gỡ đó, họ cảm nhận mức độ đối xử của nhà cầm quyền đối với người thương binh thất trận và liên hệ đến thân phận của mình. Chốn cũ nơi các ông đã sinh sống, học hành bây giờ hoàn toàn xa lạ, chen chúc xô bồ, mưu sinh tranh lấn.
Tình cảnh dở khóc dở cười, mấy anh xe ôm già sốt sắng: “Chừ tôi nói với mấy ông là về Sài Gòn mà sống, ở lâu chi cũng có hộ khẩu, nhưng tốt nhất là mấy ông phải trình diện”. Ông Thước đái trong quần: “Đù mạ ri thì chết”.
Một ông già ba gác máy hù vãi đái: “Có ông nào sĩ quan, nhà văn, nhà thơ không, tui đây binh nhì, giải pháng cũng ‘kẻ tộ he nam’ (cải tạo hai năm), đù móa ra đi là khó thấy đường zề quê mẹ”. Hai ông VNCH toát mồ hôi: “Đù mạ, biết như ri trốn luôn cho rồi”.
“Hai anh vẫn bị chế độ coi là ngụy quân, phải đi tắm rửa cải tạo thôi”. Thế đó, 44 năm ý thức hệ thắng thua, tao mày, thân thế gốc gác vẫn còn vô cùng hằn học.
Bắt đầu hình thành một đám đông ngày càng đông, vây nhìn hai ông như người khác hành tinh, cuộc bỏ trốn lần thứ hai trở nên vô cùng phức tạp khi đã ở trong cái vòng tròn xã hội cộng sản. Trước khi kịp biến mất, ai đó cũng đã nhanh tay cho hai ông lên YouTube, cả thế giới nóng lên sùng sục.
Về sau báo đài nhà nước im bặt, lặng lẽ như cái lò không khói, còn im ắng hơn về cái thông tin người lãnh đạo số 1 vắng mặt một tháng, trong khi có tin bờ ao là bị ốm nặng hoặc ngủm. Thế đó, đói tin và đói bụng nó sinh ra rất nhiều chuyện nhiêu khê. Cả thế giới cũng sôi lên ùng ục vì ông khốt già.
Có tin là hai ông đã được một hãng tin nước ngoài săn lùng và mua độc quyền, cũng có tin hai ông đã bị bắt và phải học tập cải tạo đúng khuôn mẫu quy trình như hồi 1975, nhưng cũng có tin hai ông được Chính phủ cho… nhập tịch Việt Nam, công dân đặc biệt, đại sứ hòa giải dân tộc. Bạn có tin không?