Kiến nghị gửi Quốc hội

24-5-2019

Phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Chúng tôi, những cử tri quan tâm đến hiện tình đất nước, qua đài truyền hình, biết được chương trình nghị sự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, kiến nghị với Quốc hội mấy vấn đề sau đây:

1.- Trước phiên họp này, báo và đài đã đưa tin dồn dập vể 3 cuộc họp do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư ĐCSVN, Chủ tịch Nước CHXHCNVN chủ trì. Tại đó ông Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước đã nên lên những câu hỏi lớn liên quan đến vận mệnh đất nước và đời sống của toàn dân như:

Có nên ‘xóa bỏ’ thành phần kinh tế nhà nước hay không? 

– Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?

– Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không?

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị TƯ lần thứ 10 ông dẫn dụ nhiều điều, song chủ yếu vẫn là những câu hỏi:

– Chiến lược là thế nào? Chúng ta định hướng mốc là đến năm 2026 là mốc, năm 2030 là mốc rất quan trọng (100 năm thành lập Đảng) và đến năm 2045 (100 năm thành lập nước).

– Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào?

– Đến năm 2045 nước ta sẽ hình dung như thế nào?

– Thời kỳ quá độ là thế nào?

– Đổi mới Chính trị và đổi mới kinh tế là thế nào …

Ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu “Khó lắm các đồng chí ạ, cả lý luận và thực tiễn, phải hiểu biết rất sâu sắc thực tế, cả trong nước và quốc tế“. Ông đưa ra một ví dụ “chỉ riêng về tên của văn kiện cho Hội nghị 10 lần này khi đưa ra Trung ương thảo luận còn dự kiến 112 tên gọi khác nhau” và ông cho biết “riêng cái đó đã cãi nhau rồi”.

Chúng tôi hiểu rằng, những vấn đề ông Trọng nêu lên tuy không mới, nhưng đã chạm đến những vấn đề có ý nghĩa lớn về lý luận cũng như về thực tiễn đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước ta từng được đặt ra nhiều năm qua. Nếu chỉ tính từ khi ông Nguyễn Phú Trọng giữ trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho đến khi đảm nhiệm vai trò Tổng Bí thư năm 2011, vấn đề đó đã được nhiều lần đặt ra nhưng chưa hề được thảo luận một cách nghiêm túc, thậm chí những người dám thẳng thắn nêu lên trên các diễn đàn chính thức đều bị gạt bỏ, bị phê phán.

Nay, dưới sức ép của cuộc sống, ông Nguyễn Phú Trọng chính thức đặt lại những vấn đề ấy trong những cuộc họp quan trọng nhằm định hướng cho sự phát triển đất nước trong bối cảnh mới của những biến động dữ dội trên thế giới và trong khu vực. Ấy thế mà, trong chương trình nghị sự của phiên họp Quốc hội khai mạc ngày 20.5.2019 chúng tôi không thấy có nội dung hết sức quan trọng nói trên. Vì thế chúng tôi thấy cần lên tiếng.

2.- Chúng tôi kiến nghị Quốc hội cần bổ sung vào Chương trình nghị sự của Kỳ họp này một mục quan trọng hàng đầu là thảo luận về những vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài đến quốc kế dân sinh, không những thế có ý nghĩa trực tiếp và sâu xa đến vận mệnh đất nước nhằm bước đầu nêu lên những kiến giải cho các câu hỏi đang còn bị bỏ lửng mà ông Tổng Bí thư, đồng thời là Chủ tịch Nước vừa nêu lên, nhưng ông lại vắng mặt trong mấy ngày vừa qua. Nếu vì chương trình nghị sự đã quá tải thì nên tạm lùi lại một vài vấn đề ít quan trọng hơn so với những vấn đề vừa đặt ra. Nhược bằng không thể đẩy lùi nội dung đã dự định thì cần kéo dài thêm thời gian của phiên họp này để Quốc hội thảo luận và đề xuất những gợi ý bước đầu cho những vấn đề lớn vừa được đặt ra.

3.- Cùng với kiến nghị trên, để làm điểm tựa vững chắc cho những kiến giải của Quốc hội sau này về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước và cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân, chúng tôi kiến nghị, cần có trưng cầu dân ý về một vài vấn đề thiết yếu nhất trong số những vấn đề vừa nêu trên, ví dụ: “Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không”, hoặc “Có nên ‘xóa bỏ’ thành phần kinh tế nhà nước hay không”.

Đây là điều mà chúng ta chưa hề thực hiện, mặc dầu Luật trưng cầu ý dân đã được Quốc hội biểu quyết ngày 25.11.2015 và đã có hiệu lực từ ngày 1.7.2016. Cùng với việc trưng cầu ý dân, cần có những cuộc lấy ý kiến những người giàu tâm huyết, quan tâm đến vận nước, có tri thức khoa học chuyên sâu trên những lĩnh vực lý luận và thực tiễn, theo dạng những “hội nghị Diên Hồng” nhỏ, nhằm khởi động ý chí tự lực tự cường, tạo nên một sức lan toả mạnh mẽ và rộng lớn trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trí thức, nhân sĩ trong và ngoài nước cùng với lớp tuổi trẻ năng động, sáng tạo đang cần được tự thể hiện sức mạnh và ý chí, tạo ra nội lực để bứt lên.

4.- Cùng với những điều trên, chúng tôi kiến nghị cần thay đổi cách tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trước kỳ họp và sau kỳ họp mà lâu nay vẫn tiến hành:

Để nghe cho được tiếng nói thật của dân, những tiếng nói trung thực, thẳng thắn chứ không phải là những lời tụng ca hay phê bình được gợi ý theo cách “mớm cung” cho một số cư dân đã được công an, chi bộ, chính quyền cơ sở chọn trước, rồi cơ quan Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở làm nhiệm vụ giới thiệu và chủ trì.

Dân có quyền đến dự cuộc gặp mặt cử tri ở bất cứ nơi nào mà họ muốn. Và dân cũng đủ tỉnh táo và sâu sát để loại bỏ những kẻ quấy rối. Chỉ cần nhà cầm quyền thật bụng tin dân. Đó là cách tốt nhất để đại biểu Quốc hội tiếp xúc được với người dân và lắng nghe tiếng nói thật của họ.

Chúng tôi kiến nghị những vấn đề trên nhằm góp phần giải toả những lúng túng của ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: “Khó lắm, cả lý luận và thực tiễn, phải hiểu biết rất sâu sắc thực tế, cả trong nước và quốc tế“. Vì “khó lắm” nên phải tìm hiểu lời giải từ dân, lắng nghe dân, thật bụng tin dân.

Kính gửi Quốc hội lời chào trân trọng.

Tp Hồ Chí Minh,

Ngày 23.5.2019

– Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sài gòn 1975, nguyên Phó Tổng Giám đốc Saigon Tourist, Chủ tịch HĐQT Hãng Hàng không Pacific Airline, nguyên Giám đốc Công ty SAVIMEC, FTDC, ITPC

– Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Đại biểu Quốc Hội Khóa VI, nguyên Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh, nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Niên

– Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước Tp Hồ Chí Minh

– Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Ông Trọng là Tổng bí thư & Chủ tịch nc, ông là lãnh đạo cao nhất của Đảng & Chính phủ. Về mặt Đảng, có Ban Kinh tế Trung ương với chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, thẩm định, góp ý kiến, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát các đề án về kinh tế – xã hội. Về mặt Chính phủ, có Tổ Tư vấn kinh tế với nhiệm vụ Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm & một số nhiệm vụ khác. Như vậy, ông Trọng có đủ quyền hành & nhân sự vạch ra kế hoạch chi tiết cho từng năm từ giờ đến năm 2030 (lúc đó ông Trọng 86 tuổi nếu còn sống) & đến năm 2045 (lúc đó ông Trọng 101 tuổi nếu còn sống) để từ đó các bộ, ban, ngành,…; các Ban thường vụ Tỉnh, Thành,… phải theo thực hiện kế hoạch ông đã vạch. Kế hoạch chi tiết này, ông gửi cho UB Thường vụ Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội các địa phương; Ban thường vụ Tỉnh, Thành; các Hiệp hội, Viện khoa học, …tham gia phản biện, góp ý để bản kế hoạch dc hoàn chỉnh & có tính khả thi thực tế.
    Ông Trọng đừng bắt Ae lý luận cho ra vấn đề nữa, vì bao nhiêu năm lý luận rồi, chưa đủ sao? Ông là lãnh đạo cao nhất thì cứ quyết kế hoạch chi tiết cho cấp dưới thực hiện, ông nào làm ko xong thì đưa vào lò có sẵn. Đừng ra Nghị quyết chung chung chỉ tổ cho bọn cơ hội diễn giải ngữ nghĩa làm giàu bất chính
    Chúng ta cũng đừng duy ý chí nữa, hãy thực tế đi. Vì nếu duy ý chí thì kế hoạch vạch ra chỉ là nói cho có. Thời gian cứ trôi đi, các nc xung quanh cứ phát triển, còn ta ngồi đây cứ lý luận là sao?
    Dẫn chứng trong bài viết “Ai sẽ trả lời Giáo sư Trọng?” của facebooker Lao Ta là một số những kế hoạch duy ý chí của giới lãnh đạo CS như:
    – “Trong lần về thăm và nói chuyện tại huyện Chương Mỹ vào năm 1960, ông Trường Chinh đưa ra dự đoán sau 18 năm kể từ kế hoạch năm năm lần thứ nhất, miền Bắc sẽ hoàn thành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1978, đúng cái mốc ông Trường Chinh đặt ra, cả nước chỉ còn thoi thóp vì đói”.
    – “Năm 1976, ông Lê Duẩn công bố chiến lược phát triển đất nước, với mục tiêu lớn là 21 triệu tấn lương thực (cho khoảng gần 40 triệu người dân), phấn đấu mỗi nhà có một cái ti vi và tủ lạnh. Thời điểm đó dự tính là vào năm 1980. Đó cũng là năm, nói như bố tôi, đến cái quần đùi cũng không có mà mặc”.
    – “Khoảng đầu những năm 1980, ông Phạm Văn Đồng đầy tự tin bảo các vị khách Mỹ vô cùng hiếm lúc ấy là năm 2000 mời các ngài trở lại đây, để chứng kiến sự ưu việt mô hình của chúng tôi. Cụ Đồng đúng là người có máu hài hước, bởi năm 2000 chúng ta đứng gần cuối bảng thế giới về thu nhập, vẫn thuộc nhóm quốc gia đói rách”.
    Nếu chúng ta ko có một bản kế hoạch chi tiết, ấn định mục tiêu phát triển đất nc với số liệu cụ thể của từng bộ, ban, ngành,… phải đạt dc cho từng năm thì mọi lời nói, lý luận chỉ là môi mép. Nhân dân mất niềm tin dài dài.

    • Thực ra ông Nguyễn Phú Trong cũng đã đề ra kế hoạch cụ thể, ấn định mục tiêu phát triển đất nước tiến lên XHCN….nhưng chỉ có điều là cần phải rất “dải hơi”, vì theo ổng : “xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (ý nói là kế hoạch cho 100 (một trăm) năm nữa!)

  2. Xin lỗi, cho tôi nói thật

    Đối với những người làm “kiến nghị” này, tôi – một người, một thời từng (ngu ngơ) yêu mến các ông bao nhiêu thì bây giờ, lòng khinh miệt của tôi với các ông cao gấp bội …..bấy nhiêu!

    Ngay ông anh vợ của tôi, vốn là một cựu đảng viên đảng CS (gốc bắc) cũng phải nói :”Bọn chúng chỉ là những thằng CẦM KẠK CHO CHÓ ĐÁI mà thôi!”

  3. Sorry mấy ông già, cả đời ôm mông đảng. Nay đảng đá đít các ông mới về phía dân. Các ông đã kiến nghị thì yêu cầu xóa bỏ đảng khốn kiếp lạc loài mà do bác kính yêu của các ông ôm cái của quái thai về giết dân tộc
    GIÀ SĂP VỀ VỚI ĐẤT RỒI THÌ HÃY DŨNG CẢM MỘT LẦN XEM NÀO.

Comments are closed.