Bản tin ngày 6-5-2019

Tin Biển Đông

BBC đưa tin: Indonesia đánh chìm 51 tàu cá ‘phi pháp’, gồm 26 chiếc từ Việt Nam. Bộ trưởng Thủy sản và Hàng hải Indonesia Susi Pudjiastuti nói: “Những người chủ tàu cá đó thường là thủ phạm của chế độ nô lệ thời hiện đại. Tội phạm đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển của chúng tôi bị mất trí rồi. Chúng tôi không thể khoan dung được nữa”.

Trả lời báo chí ngày 4/5/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối quyết định của Trung Quốc về cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, báo Thanh Niên đưa tin. Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và phản đối quyết định cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông.

VOA có bài: Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông. Bài viết lưu ý, từ năm 1999 đến nay, mỗi năm Trung Quốc đều đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Trong khi đó Trung Quốc cũng đang tăng cường các hoạt động bồi đắp và cải tạo các đảo mà họ chiếm đóng, cũng như xây cất các cơ sở quân sự, gây lo ngại cho các nước trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Nhật Bản đồng ý hợp tác đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông, theo RFA. Tin từ trang Japan Times xác nhận, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam và Nhật Bản đồng ý sẽ hợp tác đối phó một cách hoà bình với Trung Quốc ở Biển Đông. Nói với người đồng cấp trong cuộc gặp ở Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya giải thích hướng dẫn quốc phòng quốc gia mới của Nhật Bản đã xác định các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng nước xung quanh là một mối quan ngại an ninh nghiêm trọng.

Mời đọc thêm: Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam (TT). – Bác bỏ quyết định của Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông (CATP). – Indonesia đánh chìm nhiều tàu cá Việt Nam (VOA). – Vai trò du lịch biển trong Chiến lược biển Việt Nam (Tin Tức).

Các vụ sai phạm đất đai

Trang Thương Gia có bài: Hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng đất tại Bình Thuận. Theo đó, Kiểm toán Nhà nước vừa chỉ ra việc quản lý và sử dụng đất của tỉnh Bình Thuận và một số doanh nghiệp tại đây còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng đến tính hiệu lực, hiệu quả của việc sử dụng đất.

Bài viết lưu ý, vụ Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Bình Thuận được UBND tỉnh giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở xã hội với diện tích 3.773,5 m2, nhưng UBND tỉnh giao cho công ty để xây dựng dự án nhà ở xã hội là không đúng quy định tại Khoản 2, Điều 132, Luật Đất đai năm 2013 quy định, theo báo cáo của KTNN.

Trang Pháp Luật VN đặt câu hỏi về sai phạm ở trại giam Xuyên Mộc: Có hay không lợi ích nhóm trong việc cho thuê đất? Mặc dù chưa được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Công an, thế nhưng lãnh đạo Trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đã tự ý ký kết hợp đồng liên kết và bàn giao 100ha đất phục vụ an ninh quốc phòng cho doanh nghiệp tư nhân sử dụng. Việc cho thuê đất và bàn giao đất của trại giam Xuyên Mộc có nhiều dấu hiệu sai phạm, khiến nhiều người đặt nghi vấn về dấu hiệu lợi ích nhóm trong vụ này.

Mời đọc thêm: Hà Nội: Chưa giải quyết dứt điểm san lấp, lấn chiếm lòng hồ Ngòi (LĐ). – Đất Xanh chuyển nhượng 123 nền đất tại dự án Gold Hill sai quy định (VNF). – Dự án Gold Hill 3 năm không có sổ đỏ: Đất Xanh Group bị UBND tỉnh Đồng Nai “tuýt còi” (TH&PL). – Dự án 220 triệu USD bỏ hoang sau 10 năm chiếm ‘đất vàng’ (Zing).

Xe biển xanh gây tai nạn

Trang Gia Đình VN đưa tin: Xe biển xanh 80A đâm người già ngã gục rồi bỏ chạy. Vụ việc xảy ra vào tối 4/5 trên đường vành đai 3, đoạn qua đường Nguyễn Xiển, TP Hà Nội. Chiếc xe mang BKS 80A-116.99 đã tông phải một người dân đi xe máy, khiến người này bị thương nặng, chảy nhiều máu. Còn xe biển xanh sau khi gây tai nạn đã chạy khỏi hiện trường.

Xe biển xanh đâm nạn nhân bị thương nặng, đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 103. Ảnh: GĐVN

Infonet có bài: Xe biển xanh gây tai nạn rồi bỏ chạy không có trong dữ liệu đăng kiểm. Cục Đăng Kiểm VN cho biết, xe BKS 80A -11699 không có dữ liệu đăng kiểm tại VN. Trường hợp xe biển số giả thì rất khó biết, chỉ công an điều tra mới xác minh được. Được biết, dữ liệu kiểm định đăng kiểm xe biển xanh của các cơ quan đều được kiểm định bình thường. Tuy nhiên, bên công an và quân đội có hệ thống kiểm định riêng.

Lái xe biển xanh gây tai nạn trên đường Nguyễn Xiển trình diện công an, theo VietNamNet. Lãnh đạo Công an quận Hoàng Mai cho biết, người lái xe biển xanh gây tai nạn bỏ chạy đã đến trình diện cơ quan công an. Hiện công an đang hoàn thiện hồ sơ để làm rõ, xử lý vụ việc. Tuy nhiên, vẫn chưa biết ai là chủ của xe biển xanh gây tai nạn.

Mời đọc thêm: Tông trọng thương người đàn ông đi xe máy, ô tô đeo biển xanh bỏ chạyTài xế chạy xe biển xanh gây tai nạn rồi bỏ chạy đã ra công an trình diện (GĐ&XH). – Tài xế xe biển xanh gây tai nạn ra trình diện, chưa xác định được chủ xe (CL). – Xe biển xanh gây tai nạn rồi bỏ chạy không có trong dữ liệu đăng kiểm (TN). – Xác minh bất ngờ về xe biển xanh 80A tông trọng thương người chạy xe ôm rồi bỏ chạy (NLĐ). –  Vụ xe ô tô gây tai nạn rồi bỏ chạy: Xuất hiện nhóm người lạ đến gặp gia đình nạn nhân (NĐT).

Công an “nhân dân”?

Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị vừa đề nghị xử lý một thiếu tá công an có dấu hiệu tham nhũng, báo Thanh Niên đưa tin. Đó là vụ thiếu tá Nguyễn Thị Tuyết Mai, cựu cán bộ Phòng Hậu cần, Công an tỉnh Quảng Trị, có dấu hiệu tham nhũng gần 899 triệu đồng. Bà Mai “có hành vi gian dối trong tẩy xóa tài liệu kế toán để rút trái phép ngân sách nhà nước, thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm… vì vụ lợi cá nhân, có dấu hiệu tham nhũng”.

Báo Giáo Dục VN đưa tin: Đang thanh tra dự án nhà ở cho cán bộ Báo Công an nhân dân. Đó là vụ nhiều cán bộ báo Công an Nhân dân gửi đơn, thư tới Chính phủ, Bộ Công an tố cáo, trong suốt 9 năm qua không nhận được nhà của dự án, có nhiều dấu hiệu lừa đảo. Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho biết, dự án nhà ở cho cán bộ Báo Công an Nhân dân thực hiện đã 10 năm, tại huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Nhiều năm dự án gặp khó, quá trình triển khai có nhiều vấn đề phức tạp.

Một công an viên bị tố cưỡng bức tình dục 2 nữ tiếp viên, theo báo Pháp Luật TP HCM. Ngày 4/5, Công an huyện Thống Nhất, Đồng Nai, xác nhận, đã nhận được báo cáo từ Công an xã Lộ 25 về trường hợp cô gái tên T.T.K.H tố bị một công an viên của xã ép quan hệ tình dục.

Theo trình bày của cô H, sau khi từ quê lên, H được giới thiệu làm việc ở một quán cà phê và bị chủ quán ép phải bán dâm. Một công an viên tên T. đã nhiều lần đến quán bắt ép H. quan hệ tình dục và dọa nếu không làm theo sẽ không cho tạm trú.

Mời đọc thêm: Thiếu tá công an có dấu hiệu tham nhũng gần 1 tỉ đồng (LĐ). – Đề nghị xử lý nữ thiếu tá công an ở Quảng Trị có dấu hiệu tham nhũng gần 1 tỷ đồng (VTC). – Một công an viên bị tố cưỡng bức tình dục nữ tiếp viên quán cà phê (DV). – Công an xã ở Đồng Nai bị tố ép 2 cô gái quan hệ tình dục (NV).

Điện, xăng và lạm phát

Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/5/2019, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam cho biết, TTCP sẽ thanh tra việc tăng giá điện đầu tuần tới, báo Tiền Phong đưa tin. Ông Lam hứa hẹn, trong quá trình thanh tra, TTCP sẽ cùng với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính “với tinh thần làm sao kết luận chính xác, khách quan, làm rõ đúng sai” và sẽ công khai thông tin ngay khi có kết luận. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ đây chỉ là màn diễn để tạm thời “xoa dịu” dư luận.

Trong buổi họp báo nói trên, Thứ trưởng Bộ Công thương giải thích đóng dấu ‘mật’ giá điện, xăng, theo báo Đất Việt. Ông Đỗ Thắng Hải giải thích, giá xăng là “mặt hàng thiết yếu, tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô và đời sống nhân dân, dễ gây ra lạm phát, ảnh hưởng đến đời sống. Tương tự như vậy với giá điện. Vì thế, Bộ muốn đưa 2 nhóm hàng này vào danh mục Bí mật Nhà nước trước khi công bố giá chính thức”.

Báo Một Thế Giới viết: Bộ Công Thương nói trước khi tăng giá điện đã trình Chính phủ, sao bây giờ… Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, trước khi có quyết định tăng giá điện, Bộ Công Thương đã đánh giá tác động của việc tăng giá điện để trình Chính phủ, bao gồm việc tăng ảnh hưởng đến giá cả mặt hàng, CPI: “Sáng nay phó thủ tướng, trưởng ban điều hành giá cũng đã họp với các bên liên quan, nhận được lời khẳng định là đảm bảo được CPI của tháng 4, và chỉ tiêu CPI dưới 4% mà Quốc hội đã đặt ra cho năm 2019”.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải. Ảnh: HNM

VOV có bài: Điện tăng giá, công nhân nghèo không dám dùng thiết bị điện. Một công nhân tại TP Đà Nẵng chia sẻ, trước đây, cô trả tiền điện mỗi tháng từ 100.000 – 150.000 đồng, nay tăng lên hơn 250.000 đồng: “Trước Tết tôi chỉ sử dụng tầm 100.000 đồng trở lại vì đi làm cả ngày nhưng đợt này tự nhiên chủ nhà trọ tăng tiền điện lên. Đồng lương công nhân ở đây cũng ít ỏi mà trang trải cả tiền điện rồi tiền sinh hoạt cũng khó khăn”.

Một công nhân khác kể: “Điện tăng, sinh hoạt khó khăn. Trước Tết, hàng tháng gia đình tôi dùng có 200.000 đồng tiền điện, bây giờ lên gần 400.000 đồng, gần như gấp đôi. Chi phí sinh hoạt gia đình rất khó khăn”.

Hậu quả không thể tránh khỏi sau khi giá điện, xăng cùng tăng: Cá, rau quả, đến cả vàng mã cũng tăng giá; tiểu thương khổ, theo báo Thanh Niên. Một chủ hàng cá ở chợ Chu Văn An, quận Bình Thạnh, TP HCM cho biết: “Giá xăng mới trong vòng 30 ngày tăng 3 lần, làm mỗi thùng hàng chuyển vô tăng mấy chục nghìn. Vậy là giá cá tôi phải đẩy lên khoảng 10%. Cụ thể, cá ngừ từ 90 nghìn đồng/kg phải lên 100 nghìn. Cá dứa hiện cũng đã 250 nghìn đồng/kg”.

Mời đọc thêm: Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ tăng giá điện (ĐV). – Sẽ sớm công khai kết luận thanh tra việc tăng giá điện (ĐĐK). – Giá xăng, giá điện tăng làm ‘nóng’ họp báo Chính phủ thường kỳ (VietQ). – Thứ trưởng Bộ Công Thương lý giải vì sao tăng giá điện lại “bí mật“ (VOV). – Lý do danh mục Bí mật Nhà nước của ngành Công thương có điện và xăng dầu (GDVN). – TS. Ngô Đức Lâm: Cần làm rõ cơ sở nào cho ra giá điện bình quân (Người Đô Thị). – Tăng giá điện gây tâm tư trong nhân dân (NLĐ). – Giá xăng tăng “sốc”: Thêm áp lực kiềm chế lạm phát (VOV).

Tin giáo dục

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Việt Nam dạy cái thế giới không còn dạy, Bộ GD-ĐT nói gì? PGS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ GDTH cho biết, chuyện biên soạn SGK tin học của chương trình được thực hiện từ năm 2006.

Một trong các yêu cầu của môn tin học lớp 11 là trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về thuật toán, cấu trúc dữ liệu. Trong thời đại này, kiến thức tin học có thể trở nên lỗi thời chỉ sau 1, 2 năm không cập nhật. Sao lại dạy học sinh kiến thức tin học được biên soạn cách đây gần 2 thập niên?

Báo Doanh Nghiệp VN dẫn lời Thượng tướng Bùi Văn Nam hứa hẹn sẽ xử lý nghiêm cán bộ công an nếu liên quan bê bối gian lận điểm thi. Ông Nam cho biết, vừa qua Bộ Công an và công an các địa phương đã khởi tố 3 vụ án liên quan gian lận thi cử của 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Hà Giang. Hiện công an vẫn đang tiếp tục điều tra vi phạm của các cá nhân khác theo đúng quy định của pháp luật và sẽ báo cáo kết quả trước dư luận.

Báo Giáo Dục VN viết: Ung nhọt gian lận thi cử 2018 đã bắt được mạch sao chưa cắt bỏ, công khai. Theo bài báo, “dư luận đặt câu hỏi, phải chăng việc công bố công khai, minh bạch danh tính phụ huynh có con được nâng điểm, nhiều địa phương còn e ngại vì đó là những cán bộ, lãnh đạo của nhiều cơ quan của địa phương sẽ làm mất mặt”. Đó chính là “luật rừng” đã luôn tồn tại trong bộ máy nhà nước “hồng hơn chuyên” của CSVN.

VOV đặt câu hỏi về Thông tư 06 của Bộ GD-ĐT: Hiểu thế nào là làm “ảnh hưởng xấu”? Theo đó, quy định giáo viên và học sinh không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, khiến nhiều người bất bình.

Một số học sinh phổ thông ở TPHCM cho rằng, quy định này sẽ khiến người học chịu thiệt nếu không may rơi vào tình trạng cần được cộng đồng hỗ trợ. Một học sinh phân tích: “Nếu trong môi trường giáo dục có vấn đề gì đó ảnh hưởng xấu đến việc học tập của chúng em mà tụi em không được đăng tải thông tin hay bình luận trên mạng xã hội thì quá bất công”.

Mời đọc thêm: Việt Nam vẫn đang dạy cái thế giới không còn dạy: Giáo viên phát ngượng, học sinh phản ứng! (TN). – VN dạy cái thế giới không còn dạy: Bộ GD phản hồi (ĐV). – Gian lận thi cử Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình: Phụ huynh tự “đổ mực” vào đời con (PLVN). – Công bố danh tính, điều tra phụ huynh có con được nâng điểm mới công bằng (GDVN). – Phụ huynh là cán bộ công an có con gian lận điểm thi có bị đình chỉ? (LĐ). – Thí sinh gian lận điểm: Ý kiến trái chiều việc có phải trả lại tiền học phí cho các trường công an, quân đội? (NĐT).

‘Hàng nghìn sinh viên ở Sài Gòn bị đuổi học là đúng’ (Zing). – Tạm ngừng công tác cô giáo xông vào nhà hành hung vợ đồng nghiệp (NĐT). – Thầy giáo bị khiển trách vì phạt học sinh thụt dầu (PLTP). – Học trò không muốn học, thầy từ chối dạy được không? (GDVN). – Vụ cầm dao tấn công trường học: Chủ tịch huyện trấn an phụ huynh (DV). – UBND Cà Mau lên tiếng về đề xuất bổ sung hơn 1.500 biên chế ngành giáo dục (ĐS&PL). – Vì sao quá nhiều cử nhân sư phạm thất nghiệp? (LĐ).

Thủy sản VN: Làm ăn chụp giật

VOV đưa tin: Cá tra Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ đã tăng thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam trong kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) đối với các lô hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn 1/8/2016 đến 31/7/2017.

Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, mặc dù Việt Nam hiện có 62 doanh nghiệp cá tra đủ chuẩn xuất khẩu vào Mỹ nhưng phần lớn sẽ không thể xuất khẩu vì thuế chống bán phá giá. Xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang thị trường Mỹ cùng với Trung Quốc và ASEAN bị sụt giảm trong các tháng đầu năm 2019.

17 lô hàng nông, thủy sản Việt vào EU chứa chất cấm, dư lượng, theo Infonet. Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, từ ngày 1/1 đến 1/5/2019, Hệ thống Cảnh báo Nhanh của EU đối với mặt hàng thức ăn và thực phẩm nguy cơ gây rủi do cho sức khỏe cộng đồng thông báo có 9 lô hàng thủy sản và 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU. Nguyên nhân: Các lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU.

Mời đọc thêm: Thuế chống bán phá giá của Mỹ khắc nghiệt hơn dự kiến đối với cá tra Việt Nam (CT). – Mỹ tăng thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam (TG). – Nông thủy sản xuất khẩu sang EU tiếp tục đối mặt với trở ngại lớn (PT). – 17 lô hàng nông, thủy sản bị EU từ chối hoặc giám sát (HQ). – Xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc: Tiêu chuẩn ngày càng khắt khe (VOV). – Bộ Công Thương nói gì về hàng hóa đội lốt xuất xứ Việt Nam? (TTXVN).

***

Thêm một số tin: ‘Đêm Thuyền Nhân,’ ký ức bi thảm của người Việt sau ngày 30 Tháng Tư (NV). – Tranh cãi về di sản của Đại tướng Lê Đức Anh (BBC). – ‘Phương án làm việc lúc 8h30, nghỉ trưa 1 tiếng sẽ gây xáo trộn lớn’ (Zing). – Chung sống với vợ “nhí” 2 năm, chồng 9x bị truy tố vì tội hiếp dâm (ĐS&PL). – Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Truyện lịch sử tồn tại dưới tay kẻ viết mạnh nhất (VHVN).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây