20-4-2019
Ngày 19/04 thầy giáo Lâm Văn Lẫy bị an ninh Phan Rang mời lên đồn với lý do làm việc về các bài viết thầy đăng trên mạng xã hội. Không nhiều người biết về những khó khăn của thầy Lẫy và nhiều thầy cô khác khi phải cố gắng từng ngày dạy dỗ, lan truyền điều hay lẽ phải cho học sinh, sinh viên.
Người thầy, người doanh nhân yêu nước thương nòi
Thầy Lâm Văn Lẫy sinh năm 1958, là giáo viên Vật Lý đã về hưu, trước đây thầy dạy ở trường THPT Nguyễn Trãi, Phan Rang. Sau khi nghỉ dạy thì thầy mở công ty Từ Sơn, kinh doanh điện máy lớn tại Ninh Thuận, cũng cùng thời với Trần Huỳnh Duy Thức . Công ty của thầy không kinh doanh hàng Trung Quốc hoặc hàng kém chất lượng. Đóng góp rất nhiều cho những việc thiện nguyện tại địa phương.
Trong công ty có một nhân viên sử dụng mạng xã hội để phản ứng về các vấn đề liên quan tới dân oan, bất công xã hội. An ninh đã nhiều lần làm việc yêu cầu thầy phải sa thải nhân viên này. Nhưng thầy đã bảo vệ và cho rằng đây là một người tốt, hơn nữa cậu ấy đã trên 18 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm về hành vi của mình, khi cậu ấy phạm pháp thì pháp luật xử lý. Nếu cậu ấy không sai thì không có lý do gì để phải đuổi người ta.
Bên cạnh đó thầy cũng là một trong những trí thức có tiếng nói phản biện xã hội cực kỳ mạnh mẽ tại Ninh Thuận. Từng là giáo viên, rồi làm doanh nghiệp, những bài viết, tiếng nói của thầy có uy tín rất cao và sức ảnh hưởng rất lớn đến nhiều thành phần xã hội tại địa phương và cộng đồng. Chính vì vậy mà thầy trở thành cái gai trong mắt những kẻ đã quen sử dụng bạo lực để đàn áp người dân.
Nhiều yếu kém trong quản lý tư tưởng
Cũng trong tháng 4, cơ quan an ninh Ninh Thuận đã có hành vi ngăn chặn việc thu dọn rác bảo vệ môi trường của một nhóm học sinh tại Phan Rang. Vụ việc này đã được thầy Đặng Nguyên Triết phản ánh lên trang cá nhân. Thầy Triết cũng là một nhà giáo có tiếng nói phản biện mạnh mẽ tại vùng đất Tháp Chàm. Có lẽ vì tư tưởng cấp tiến của thầy nên những việc tốt mà thầy làm lại gây “tâm tư” cho cơ quan chức năng.
Các trường học đều có phòng ban quản lý tư tưởng cán bộ giáo/giảng viên, công nhân viên, học sinh/sinh viên; quân đội, công an các tỉnh thành quận huyện cũng đều có cơ quan tương tự. Nhưng các phòng ban đó thật sự đã quá lạc hậu so với sự phát triển của thời đại và nhân sự chỉ ở mức trung bình yếu thì mới cho rằng có thể xử lý ai đó qua các phát ngôn trên mạng xã hội. Thiết nghĩ các cấp, các ngành, cơ quan chức năng nên có những điều chỉnh phù hợp để tránh sử dụng nguồn nhân lực bất hợp lý và lãng phí tiền thuế của người dân vào những thành phần này.
Thật không hay khi ai đó muốn cản trở một hành động tốt cho cộng đồng vì cho rằng hành động đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích cá nhân mình. Chỉ có làm việc xấu thì nhìn đâu cũng sợ, chỉ có yếu kém thì nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, cũng muốn áp đặt và quản lý tư tưởng của người khác. Trong khi đảng và nhà nước ta luôn mong muốn những điều tốt đẹp cho dân, cho nước; thì chính những thành phần ấu trĩ luôn coi dân là kẻ thù này đang từng ngày hủy hoại chủ trương dân chủ – công bằng – văn minh mà Quốc hội và Hiến pháp ta gầy công xây dựng.
Tất nhiên, trong cuộc chơi thuộc về trí tuệ và lý luận, phần thắng luôn nghiêng về những người biết sử dụng bộ não một cách hiệu quả. Dù tìm mọi cách gây khó khăn cản trở, nhưng không ai làm gì được thầy cô, vì tà quyền không thể thắng được chính nghĩa, kết thúc buổi làm việc, trang cá nhân của thầy cô vẫn tiếp tục viết lên quan điểm của mình, không dừng lại.
Ở Ninh Thuận, và khắp Việt Nam này, không chỉ có thầy Lẫy, thầy Triết, mà còn rất nhiều thầy cô giáo khác cũng đang từng ngày cố gắng truyền đạt những điều hay lẽ phải đến cho các thế hệ trẻ. ô vẫn hiên ngang đến trường, đi dạy mà không . Tấm gương của Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu sẽ còn soi sáng mãi về sau vì một Việt Nam hùng cường.