Nói chuyện với lưu manh giả danh trí thức

Phạm Nguyên Trường

17-4-2019

Mấy lời phi lộ: 1. Loạt bài này lấy cảm hứng từ STT “CHÚNG TA vs.CHÚNG NÓ” (xem phần phụ lục 1) được nhà báo Hoàng Tư Giang share với lời bình như sau: “Chả nhẽ lòng tốt, sự tử tế của xã hội này đã kiệt quệ? Tôi không tin là như vậy. Đang suy nghĩ để viết thì thấy bài này của anh…” nhưng sau đó không thấy nhà báo HTG bênh vực người viết STT kia mà thậm chí con block luôn chủ thớt này. Ông Võ Văn Thưởng dùng những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng chưa lâm trận đã chạy như thế thì báo chí quốc doanh, dù có quy hoạch kiểu gì cũng mãi mãi sợ mạng xã hội mà thôi.

2. Có người đề nghị nêu đích danh người tham gia đối thoại trong loạt bài này. Nhưng, như đã nói, bài này lấy cảm hứng từ “CHÚNG TA vs CHÚNG NÓ” cho nên tôi dùng những đại từ như “CHÚNG TAO”, “TAO”, MÀY”, nếu gọi đích danh người đối thoại thì dường như không được lịch sự lắm và giọng văn cũng gay gắt quá. Xin coi những đoạn trích dẫn ở đây là của một kiểu người mà chúng ta vẫn gọi là DƯ LUẬN VIÊN và chúng ta đang đối thoại với DLV nói chung.

BUỔI THỨ NHẤT

Lưu manh: CHÚNG NÓ CŨNG LÀ CHÚNG TA MÀ THÔI.

Trả lời: CHÚNG NÓ (trong đó có thể có cả mày) không phải là CHÚNG TA hay ít nhất cũng không phải là CHÚNG TAO. Milovan Djilas cách đây hơn 60 năm (1957) đã gọi CHÚNG NÓ (trong đó có thể có cả mày) là Giai cấp mới. Chỉ có CHÚNG NÓ mới có quyền lực, CHÚNG TAO (có thể không có mày) chẳng bao giờ được mon men tới gần quyền lực. CHÚNG NÓ có thể tự tung tự tác, muốn là gì thì làm, chẳng phải báo cáo với ai, chẳng phải chịu trách nhiệm trước bất cứ người nào, ngoài đồng đảng của CHÚNG NÓ mà CHÚNG NÓ thì bao che nhau. CHÚNG NÓ “nâng đỡ không trong sáng nhau”, cái này mày biết rồi, không cần nói nữa.

Tướng tấn, tá tạ, úy yến, lính chiến hai búp bê

CHÚNG NÓ xử nhau theo “lệ”, nhẹ hều: ăn cắp/làm thất thoát hàng chục, hàng trăm tỉ đồng có khi chỉ phải kiểm điểm rồi hạ cánh an toàn. Trong khi đó CHÚNG NÓ xử CHÚNG TAO bằng luật cực kì hà khắc: Con cái CHÚNG TAO ăn cắp 1 con vịt về nhậu, 7 năm tù; cái này mày cũng biết rồi.

CHÚNG NÓ có thể giống CHÚNG TAO ở một số điểm nào đó, nhưng CHÚNG NÓ thực chất không phải là CHÚNG TAO. CHÚNG NÓ (trong đó có thể có cả mày) là giai cấp cai trị, còn CHÚNG TAO (trong đó có thể không có mày) là bọn bị trị. CHÚNG NÓ bảo: “chế độ này của dân, do dân và vì dân”, nhưng CHÚNG TAO, tức là người dân, chỉ cần nói một câu không hợp với lỗ nhĩ của CHÚNG NÓ là bị CHÚNG NÓ qui cho tội “chống đối”, “phản động”… CHÚNG NÓ “ăn”, đến mức một đứa trong bọn CHÚNG NÓ phải kêu lên: “Ăn không từ thứ gì của dân”, trong khi CHÚNG TAO chỉ được làm hai việc: Thời chiến thì đi lính với chiến lợi phẩm là hai con búp bê, còn thời bình thì è cổ đóng đủ thứ thuế/phí/lệ để nuôi CHÚNG NÓ.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bức xúc: “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa, từ liều vacxin con con đến tiền chữa bệnh bảo hiểm”

TẤT CẢ NHỮNG CHUYỆN NÀY MÀY ĐỀU BIẾT, TẠI SAO MÀY LẠI ĂN NÓI NGẠO NGƯỢC, ĐỂU GIẢ NHƯ THẾ?

BUỔI THỨ HAI 

Lưu manh: Thực tế những gì đang xảy ra ở VN tương tự với rất nhiều nơi trên thế giới chứ đâu phải chỉ là “đặc sản riêng” của chúng ta. Các facebooker có ảnh hưởng dư sức biết điều này.

Nhờ nhà báo Mạnh Kim trả lời: Nếu Nguyễn Hữu Linh không phải là đảng viên và là cựu phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Đà Nẵng, mà chỉ là một anh xe ôm, thì phản ứng dư luận có dữ dội như vậy không? Người ta có thể chia buồn trước cái chết của ông Mười nào đó nhưng tại sao “dân mạng” lại hả hê trước cái chết của “đồng chí Đỗ Mười”?… Người dân thù ghét chính quyền là “hiện tượng” có thực. Sẽ không có một phân tích tâm lý nào đúng với bản chất vấn đề trước “hiện tượng” xã hội này nếu nguồn gốc dẫn đến hiện tượng bị phớt lờ đi. Trước khi lên án những hành động và phát biểu “vô văn hóa” của “dân mạng”, hãy đặt câu hỏi tại sao người ta thù ghét chính quyền; tâm lý thù ghét chính quyền đến từ đâu; và chính quyền có đáng để bị ghét không?

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư TP. Đà Nẵng) cho biết, hành động ném chất bẩn vào nhà Nguyễn Hữu Linh là “không nên và pháp luật không cho phép”, rằng “có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167”, rằng “có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015”. Tuy nhiên, có đại diện pháp luật nào đã lên tiếng cho những tiền lệ trước đó: không phải một mà là rất nhiều lần, nhà của những nhân vật đấu tranh đã từng bị tạt chất bẩn, từng bị khóa trái cửa, từng bị ném đá làm hư hỏng toàn bộ đồ đạc… Trong vài trường hợp, chất bẩn được ném vào nhà “những kẻ phản động” là phân trộn nhớt hoặc phân pha với sơn; cửa nhà họ không chỉ bị khóa trái mà ổ khóa còn bị xịt keo dán sắt; cổng nhà họ cũng bị một nhóm “lạ mặt” nào đó đến quấy nhiễu, trước sự chứng kiến của con cái họ.

Trong gần như bất kỳ xã hội nào, người dân cũng có khuynh hướng chỉ trích chính quyền, từ thuế má đến bảo hiểm y tế… Tuy nhiên, chỉ trích chính sách nhà nước khác với tâm lý thù hằn chế độ. “Ở đâu cũng có” cảnh sát đánh dân nhưng chỉ “ở đây” mới có chuyện “thanh niên tự đập mặt vào gậy cảnh sát giao thông khiến hốc mắt bị lún” hoặc “thanh niên nhập viện cấp cứu sau khi tự va vào dùi cui và súng của công an”…

Khoan vội nói đến các vấn đề chính sách vĩ mô như chuyện đất đai và quy hoạch vốn là một trong những nguồn gốc lớn nhất của bất công dẫn đến xã hội bất bình, hãy nói những chuyện “nhỏ lẻ” hơn để thấy chế độ này sai như thế nào khi nghĩ rằng bàn tay sắt có thể giải quyết mọi vấn đề. Các vụ đánh đập tàn bạo vào người biểu tình quả là có gây sợ hãi nhưng sợ hãi không là cảm giác duy nhất khi người ta xem các cảnh bọn an ninh chìm vung tay đạp chân tàn bạo. Bên cạnh sự sợ hãi là sự trào lên cảm giác oán giận và căm thù. Giận dữ là tức thì. Thù ghét thì âm ỉ. Nó trở thành cảm giác dồn nén chực chờ nổ tung. Có thể người ta không dám xuống đường nữa để biểu thị sự tức giận. Thì người ta sẽ chọn hình thức “khủng bố” bằng những quả bom ngôn từ. Thay vì tìm cách “gỡ bom”, chính quyền thường xuyên tạo ra chất nổ cho các quả bom tiếp theo.

 

Những trường hợp như vụ Nguyễn Hữu Linh cho thấy sự thất bại tuyệt đối của một nền chính trị. Nó cho thấy, khi công lý đã bị chính quyền chà đạp đến mức chẳng ai còn tin vào sự phán xét và trừng trị của pháp luật thì người dân sẽ có khuynh hướng cho mình quyền phán xét và quyền trừng phạt. Chưa bao giờ mà giá trị công lý bị mờ nhạt như vậy. Mà ai là thủ phạm chính làm cho công lý trở thành trò cười? Đừng chỉ đơn giản trách tại sao xã hội ngày càng trở nên hung hãn. Đừng chỉ trách “một đám dân mạng” ngày càng trở nên “vô học” hoặc “vô văn hóa” khi dễ dàng “ném đá” vào bất cứ chuyện gì. Khi chính quyền là “bà đẻ” cho những cái ác thì đừng trách cái ác quay lại “cắn” chính quyền. Trước khi lên án “tâm lý bệnh hoạn” của cái xã hội đảo điên này, cần nên tìm hiểu “virus” nào gây ra “căn bệnh xã hội” đó. Mà bản thân thầy thuốc cũng bệnh, cả cái bệnh viện cũng bệnh, còn đòi trị ai?

Tâm lý thù ghét chính quyền ngày càng in sâu vào đầu người dân. Hãy thừa nhận “hiện tượng” có thực này. Đến mức này mà còn nghĩ bàn tay sắt có thể làm khiếp nhược người dân thì là một hoang tưởng. Đến mức này mà còn chưa cấp bách sửa lại những sai lầm thì sẽ đến ngày sự giận dữ không chỉ nhắm vào một hoặc vài cá nhân, và sự cuồng nộ sẽ không chỉ giới hạn ở những tiếng chửi rủa hoặc cái cau mày. Đừng nhìn dân như “một bầy cá thể” yếu ớt. Dân tộc (nation) có trước, nhà nước (state) có sau. Dân tộc tạo ra nhà nước. Không có nhà nước nào “đẻ” ra dân tộc. (Hết trích MK)

LỜI BÌNH CỦA PNT: Những gì đang xảy ra ở VN không phải chỉ là “đặc sản riêng” của chúng ta, nhưng nó không xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như mày viết. Đây là giọng lưỡi của LOÀI RẮN ĐỘC. Chúng tao không chấp nhận loài rắn độc, cũng như dân chủ không chấp nhận Hitler, Stalin, Pol Pot, Hugo Chavez, Maduro… và những kẻ đồng hội đồng thuyền với chúng.

BUỔI THỨ BA

Lưu manh: “Chúng ta cũng cần giảm kỳ vọng về vai trò của nhà nước vì cho dù sứ mệnh là cao đẹp nhưng khả năng rất kém và thường làm cho mọi thứ tệ hơn khi nhúng tay vào”

Trả lời: Mày là thằng nhiều chữ, cho nên mày viết: “cần giảm kỳ vọng về vai trò của nhà nước”, nếu ít chữ hơn chắc chắn mày đã viết: “không nên đòi hỏi nhà nước”. Nhưng tao nói cho mày biết rằng, nói chung dân chúng ở đâu cũng chẳng kì vọng gì nhiều vào nhà nước. Họ được sinh ra, họ phải kiếm sống và rồi sẽ chết một cách bình lặng. Nếu là một người dân bình thường và ở một đất nước bình thường thì nhà nước gần như có cũng như không. Nhưng đây là một nhà nước quái thai, ngay từ đầu nó đã muốn quản lí tất: Nó phê duyệt lí lịch của người ta, nó làm cải cách ruộng đất, nó cải tạo công thương nghiệp, nó bắt người ta sống bằng tem phiếu do nó phát cho, nó bắt người ta đi kinh tế mới, nó bắt người ta vào hợp tác xã, nó ngăn sông cấm chợ… Chính tao, cuối năm 1983 đã bị nó bắt 3kg chè búp ngay trên biên giới Thái Nguyên-Hà Nội. Mà mày phải biết rằng, 3kg chè lúc đó là cả một gia sản, không thể nói là tao đã choáng váng và căm thù cái quái thai đó tới mức nào. Nhiều người đã tuyệt vọng tới mức liều mình lao ra biển, chấp nhận một trong 3: “Con nuôi cá, má nuôi con, con nuôi má”. Liên Hợp Quốc nói rằng có 839.000 người liều mình như thế và 10% đã bỏ xác ngoài biển Đông sau khi đã trải qua bao nhục nhã ê chề. Tao nghĩ là mày biết tất cả những chuyện này. Chỉ đến khi CHÚNG NÓ thấy rằng nếu cứ tiếp tục làm như thế thì chính CHÚNG NÓ cũng sẽ chết đói, hoặc sẽ bị người dân thọc huyết thì CHÚNG NÓ mới buông dần ra mà thôi.

Cho nên chúng tao không “kì vọng” mà chúng tao “đòi hỏi”. Đòi hỏi thay đổi, thay đổi tận gốc rễ. Mà trước hết là thay đổi luật lệ. Ví dụ như Luật đất đai. Cái điều luật quái thai: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất…” chính là nguồn gốc khủng khiếp của tham nhũng và đang phá nát xã hội. Đấy chính là nguồn gốc của những bất bình, oan khuất ở Đồng Tâm, ở Thủ Thiêm, ở vườn rau Lộc Hưng… Chúng tao đòi những quyền tự nhiên, bất khả tương nhượng mà chúng ta có ngay từ khi lọt long mẹ mẹ. Đấy là quyền sở hữu, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền lật đổ chính phủ nếu chính phủ không còn phục vụ nhân dân, như lời bài hát Trả lại cho dân đã nói hộ cho chúng ta. CHÚNG TAO ĐÒI THAY ĐỔI NHỮNG ĐIỀU ĐÓ, CHỨ CHÚNG TAO KHÔNG KÌ VỌNG, MÀY ĐÃ NGHE RÕ CHƯA?

Một chuyến vượt biển từ miền bắc Việt Nam

Cho nên lời khuyên của mày: “Chúng ta cũng cần giảm kỳ vọng về vai trò của nhà nước…” mặc dù đã được mày làm nhẹ đi bằng cái đuôi: “khả năng rất kém và thường làm cho mọi thứ tệ hơn khi nhúng tay vào” là xảo ngôn, dối trá, chẳng lừa được ai.

Nói thêm, đọc mấy chữ này của mày: “vai trò của nhà nước vì cho dù sứ mệnh là cao đẹp” tao nghĩ, có thể do mày bợ đít chính quyền quá mức cho nên hóa ngu. Tao nói cho mày biết: Vai trò của nhà nước chẳng cao đẹp cũng chẳng xấu xa. Ở những quốc gia bình thường, nhà nước là cơ quan được người dân thuê, để làm những công việc mà người dân giao cho nó phải làm. Chỉ có ở đất nước này CHÚNG TAO (có thể không có mày) mới bị mặc định phải coi vai trò của CHÚNG NÓ (có thể có mày) là “sứ mệnh cao đẹp” mà thôi. Tao không hiểu nên coi mày là thằng ngu hay thằng đểu đây?

BUỔI THỨ TƯ

Lưu manh: “Đối với doanh nghiệp, không nên kỳ vọng họ lấy lòng tốt đặt lên hàng đầu.”

Trả lời: Lại một lần nữa phải hỏi, mày ngu thật hay giả vờ ngu tài đến thế? Từ thuở hồng hoang đến giờ, có bà bán bắp cải mù chữ nào lại “kỳ vọng bà bán cà chua lấy lòng tốt đặt lên hàng đầu”? như mày viết. Trong khi đó, chắc chắn mày phải biết câu sau đây của Adam Smith: “Chúng ta hy vọng có bữa ăn trưa không phải vì người bán thịt, người nấu bia, hay người làm bánh mỳ có lòng tốt, mà vì họ tôn trọng quyền lợi của chính mình”. Trong xã hội thị trường tự do, dường như có một bàn tay vô hình điều khiển mọi hoạt động kinh tế: Mọi người (trong đó có tao và mày) đều phải tự cải thiện hoàn cảnh sống của mình, và trong khi làm như thế, người ta phải cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng “đáng đồng tiền bát gạo”, nghĩa là hai bên cùng thắng. Hiểu chửa?

Còn bọn doanh nhân ở Việt Nam thì sao?

Hãy xem Facbooker Nguyễn Tấn Thành nói về Masan, một trong những doanh nghiệp đình đám hiện nay:
“Marketing gây ám ảnh là chiêu làm cho khách hàng ám ảnh bởi các sản phẩm trên thị trường, điều rất dễ trong tình trạng thực phẩm bẩn, chính quyền tham nhũng, báo chí vô đạo đức hiện nay . Sau đó tung sản phẩm ra như vị cứu tinh khách hàng, và nhanh chóng thống lĩnh thị trường.

Cụ thể Masan đã làm:

– Tung tin nước tương (xì dầu) đang có trên thị trường đều có chất 3-MCPD làm xã hội ám ảnh. Sau đó đưa nước tương Tam Thái Tử ra làm vị cứu tinh và chiếm lĩnh thị trường. Từ đó doanh số 2007 là 660 tỷ lên 2008 là 1992 tỷ. Tăng gấp 3 lần trong 1 năm. Thực ra Tam Thái Tử là nước tương hoá chất !

– Tung tin nước mắm có cặn để đưa nước mắm hoá chất Chinsu không cặn ra thống lĩnh thị trường, dù không được như Tam Thái Tử nhưng cũng chiếm 60%

– Tung tin mì tôm chiên dầu nhiều lần, để đưa mì “khoai tây” có thêm hương vị hoá chất khoai tây chiếm lãnh thị trường.

Cái NHÂN là sản phẩm cứu tinh của Masan đưa ra đều là sản phẩm giả, chỉ hoá chất với hương vị tổng hợp. Và với việc chi tiền truyền thông sản phẩm giả đó đánh bật sản phẩm thật, dầu đó là truyền thống. Bởi Masan biết người dùng Việt không tư duy, lại bầy đàn theo các bài báo, theo các tổ ngàn like ăn tiền Masan.

Cái QUẢ đầu tiên là hàng loạt doanh nghiệp Việt phá sản. Để Masan tăng lên 1992 tỷ từ năm trước 660 tỷ, thì các doanh nghiệp khác phải mất doanh số 1330 tỷ. Mất doanh số trong một năm như vậy thì phải vài trăm doanh nghiệp phá sản đóng cửa.

Cái QUẢ lâu dài là các hoá chất trong sản phẩm giả của Masan không gây hại tức thì mà góp phần với nhiều thứ khác làm tăng bệnh nhân ung thư, làm suy vong giống nòi Việt”. (Hết trích NTT).

Đấy là chưa nói tới thằng Dr Thanh lừa khách hàng để tống một người nông dân ngu dốt vào tù (7 năm lận).

Tao biết là mày sẽ bảo: “Ở đâu chả thế. Mỹ cũng có bọn bồi bút, dọa người ta về bệnh tật để họ phải mua thuốc đắt; lừa người ta để họ mua nước uống tăng lực, thực chất chỉ là nước đường mà thôi”. Đúng, nhưng mày phải nhớ rằng ở những nước đó báo chí hầu hết là tư nhân, người đọc có sự cảnh giác nhất định; còn ở đây tất cả các phương tiện truyền thông đều của CHÚNG NÓ (trong đó có thể có mày), người dân dễ tin hơn.

Thế mà mày bảo chúng ta “không nên kỳ vọng họ lấy lòng tốt đặt lên hàng đầu” thì có ngửi nổi hay không? Đấy là tao chưa nói đến bọn doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản câu kết với chính quyền, sử dụng điều luật gian manh “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý…” để “thu hồi” đất, sau đó chia lô và bán với giá gấp hàng trăm, hàng ngàn lần giá đền bù cho người dân. Tao hỏi mày: Không nên kỳ vọng họ lấy lòng tốt đặt lên hàng đầu hay phải lên án bọn kinh doanh xảo trá đó, làm cho chúng phá sản và cho chúng vào tù?

Trong lĩnh vực này, lời khuyên của mày: “Việc trừng phạt những hành động gây hại cho xã hội là cần thiết, nhưng hình phạt nặng nề không phải là cách tiếp cận hay” mới nghe thì có vẻ đạo đức, nhưng thực ra là Đ. ngửi nổi.

BUỔI THỨ NĂM 

Lưu manh: “Nếu muốn xã hội tốt lên thì chúng ta cần gạn đục, khơi trong nhằm làm cho phần tích cực ngày một nhiều hơn và phần không mong đợi ngày một ít đi.”

Trả lời: Mới nghe thì có vẻ đúng, nhưng trong tình hình hiện nay thì đây là lời dối trá nhằm lòe bịp giới trẻ. Tao hỏi mày: Người dân Hà Tĩnh “gạn đục” bao nhiêu năm thì mới “khơi trong” được vùng biển mà Formosa đã gây ra thảm họa môi trường? Người dân ở những vùng với những nhà máy nhiệt điện chạy than mà Trung Quốc vứt đi, nhưng CHÚNG NÓ mua về phải “gạn đục” bao nhiêu năm thì mới “khơi trong” được không khí ô nhiễm trong những vùng này? Nhiều vụ lắm, không thể nào kể hết được. Chắc chắn là mày biết những chuyện hơn tao, sao mày lại cố tình nói năng ngạo ngược như thế?

MÀY CÒN VIẾT: “Xã hội này là của chúng ta nên cần chung tay làm cho nó tốt lên chứ chẳng có “CHÚNG NÓ” nào đâu”. Tao hỏi mày: Làm sao CHÚNG TAO có thể “chung tay làm cho nó tốt lên”, trong khi CHÚNG NÓ phá hệt như bọn phá hoại chuyên nghiệp, như thể ông Trời sinh ra CHÚNG NÓ với mỗi một nhiệm vụ là phá cho tan hoang cái đất nước này thì chúng nó mởi hả dạ vậy. Chỉ xin nhắc mày mấy vụ phá hoại nổi đình nổi đám thôi nha: Vinashin thiệt hại 4 tỉ USD, Vinalines thiệt hại cũng vài tỉ, Đường sắt trên cao Hà Nội làm bao nhiêu năm chưa xong, thế mà mỗi năm phải trả cho Trung Quốc khoản nợ là 650 tỉ, tức là trung bình mỗi ngày gần 2 tỉ đồng. Chưa hết, báo Vietnmanet vừa mới cho biết 19 doanh nghiệp nhà nước nợ 1,3 triệu tỉ. Quả thật tao cũng không biết 1,3 triệu tỉ là mấy con số không, và các bà nông dân, các công ngư dân, những người công nhân gia công trong các nhà máy giày, nhà máy may mặc phải làm bao nhiêu năm thì mới đủ tiền cho CHÚNG NÓ trả những khoản nợ này. Bài báo còn viết cụ thể như sau: “Có những doanh nghiệp có nợ vay tương đối lớn, như Tập đoàn Dầu khí nợ 146.585 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản nợ 48.648 tỷ đồng, Tập đoàn Viễn thông Quân đội nợ 43.485 tỷ đồng…” Chỉ có khoan dầu lên bán mà nợ tới 146 ngàn tỉ, chỉ có xúc than lên bán mà nợ tới 48 ngàn tỉ… Mày thấy có kì quặc không? Sao không giải tán, đóng cửa những của nợ đó cho rồi?

Đường sắt trên cao Hà Nội làm bao nhiêu năm chưa xong, thế mà mỗi năm phải trả cho Trung Quốc khoản nợ là 650 tỉ

CHƯA HẾT: CHÚNG NÓ còn bán rẻ tài sản công cho tư nhân. Điển hình và nổi đình đám hiện nay là vụ Vũ Nhôm. Và mua tài sản tư nhân với giá cắt cổ: Thương vụ Mobifone mua cổ phần AVG với giá gần 8.900 tỉ đồng, nhưng Thanh tra Chính phủ bảo rằng vốn của nhà nước ở Mobifone đã bị mất khoảng 7.006 tỉ đồng. Những chuyện này mà đều biết. Mọi người cũng đều biết. Tao chỉ nhắc lại vài vụ điển hình thôi.

VẪN CHƯA HẾT: Đằng sau tất cả những vụ ô nhiễm môi trường, thất thoát, nợ công, mua đắt, bán rẻ đó là những vụ đưa và nhận hối lộ; là bẻ cong công lý làm cho xã hội chẳng biết tin vào ai, tin vào cái gì; là những kẻ giàu lên chỉ sau một đêm làm cho xã hội mất hết các chuẩn mực đạo đức… Tất cả đều là việc của CHÚNG NÓ (có thể có mày), CHÚNG TAO (có thể không có mày) mà nói thì liền bị CHÚNG NÓ cho là chống đối, liền bị CHÚNG NÓ đánh đập có khi bỏ tù.

Tao hỏi mày, CHÚNG TAO cần “gạn đục”, “chung tay” làm bao nhiêu năm thì xã hội, môi trường mới “trong” lên được?

 Tổng bí thư ĐCS VN thăm Formosa trong khi xảy ra thảm họa môi trường

 

BUỔI THỨ SÁU 

Lưu manh: “chúng ta cần hình dung nếu mình đứng ở vị trí của họ thì sẽ như thế nào chứ không nên theo chuẩn kép bị pha trộn bởi sự ghen ăn tức ở hay tính nhỏ nhen của con người.”

Trả lời: Câu này của mày “chúng ta cần hình dung nếu mình đứng ở vị trí của họ thì sẽ như thế nào” nghe được. Bởi vì đây là cỗ máy mà ngay từ năm 1945 đã có người bảo rằng “đầu vào toàn tinh hoa, đầu ra toàn rác rưởi”. Đấy là giai đoạn những năm cuối 1940, chứ bây giờ thì đầu vào đã hầu hết là rác rưởi còn đầu ra thì là … Tao cũng không biết gọi là gì vì gọi là chó thì có người bảo chó trung thành với chủ, không hai chủ, trong khi chúng nó được dân nuôi mà phản bội dân. Gọi là phân thì có người bảo phân còn có ích chứ bọn thứ trưởng, bộ trưởng, ủy viên bộ chính trị biến hàng chục ngàn tỷ của dân thành cát bụi thì không thể gọi là phân được vì phân có ích, trong khi chúng cực kì có hại. Những người dứt khoát không thỏa hiệp, không đi bằng đầu gối không bao giờ được cỗ máy đó cho đến gần “đầu vào” chứ đừng nói là “vào”. Thảng hoặc có những người tạm gọi là tử tế, biết việc nhưng không cảnh giác, thỏa hiệp từng bước một và cuối cùng đã bị CHÚNG NÓ biến thành rác (tao nghĩ hầu hết các cán bộ dầu khí được đào tạo ở Liên Xô ban đầu đã là những người như thế). Cho nên những người như tao không bao giờ dùng “tiêu chuẩn kép bị pha trộn bởi sự ghen ăn tức ở hay tính nhỏ nhen của con người” trong khi tố cáo/lên án những người như Đinh La Thăng và những kẻ đồng hội đồng thuyền với ông ta. Mà có tố cáo/lên án thì cũng nhằm vào cái đích cao hơn, như có lần tao đã viết như sau: “Vì vậy, nói về # là không chỉ nói về # mà phải nói về cơ chế đã sinh ra #, nói về cơ chế đã sinh ra # là không chỉ nói về cơ chế đã sinh ra # mà phải nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra #. Nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # là không chỉ nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # mà phải nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam; nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam là không chỉ nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam mà phải nói về những kẻ quyết tâm bảo vệ mớ lý thuyết và cơ chế đó để hàng ngày hàng giờ sinh ra những kẻ như #; nói về Đinh La Thăng là không chỉ nói về # mà phải nói… Cứ thế tiếp tục, bao giờ hết hơi thì thôi. Nói như thế mới đúng biện chứng pháp. Và mới nên nói!”. Mày đã hiểu chưa?

Cho nên CHÚNG TAO không “kì vọng” vào cỗ mày đó, mà CHÚNG TAO đòi hỏi. CHÚNG TAO đòi hỏi phải tháo cỗ máy ra và lắp lại một cách triệt để, chúng tao không chấp nhận việc CHÚNG NÓ chỉ chiếm khoảng 10% cử tri mà lại ngồi trên 95% số ghế trong cái cơ quan mà CHÚNG NÓ bảo là quyền lực cao nhất. Thế vẫn chưa hết, cái cơ quan quyền lực gọi là cao nhất này lại còn nắm dưới một cơ quan cao nữa, nhưng vô hình, mà một người trong bọn CHÚNG NÓ đã phải gọi là “vua tập thể”. Chúng tao không chấp nhận “vua” nữa, “vua cá nhân” hay “vua tập thể” thì cũng vậy thôi. Nhưng, nói thực với mày, “vua cá nhân” có khi còn tốt hơn, vì lúc ông ta làm sai còn có chỗ mà chỉ trỏ, chứ bọn “vua tập thể” là vô hình, chửi chúng nó cũng bằng không.

Tóm lại, CHÚNG TAO muốn mọi người cùng bình đẳng trước pháp luật, chứ không muốn sống trong TRẠI SÚC VẬT, nơi, “Tất cả các con vật đều bình đẳng, nhưng có một số con bình đẳng hơn những con khác” nữa.

Dư luận viên – Zombie

Lời cuối: Bài viết của mày toàn những ngôn từ nhảm nhí, vạch hết những điều nhảm nhí của mày thì chẳng còn thì giờ làm việc gì khác nữa. Thành ra tao chấm dứt ở đây. Tao chỉ nhắn mày câu này: Không phụ thuộc vào khu vực, không phụ thuộc vào dân tộc, không phụ thuộc vào văn hóa hay tôn giáo, quốc gia thành công hay thất bại là do thể chế chính trị. Đấy là nội dung tác phẩm Tại sao các quốc gia thất bại, tất cả những người quan tâm tới chính trị đều nên đọc. Mày phải rất thận trọng với những lời lẽ tráo trở, mị dân, dư luận viên như thế này bởi vì các bạn trẻ bây giờ giỏi lắm, họ có thể biến mày thành zombie chỉ trong vài nốt nhạc. Hãy thận trọng!

HẾT.

Phụ lục 1

CHÚNG TA vs.CHÚNG NÓ

Gieo nhân nào gặp quả nấy! Một xã hội có thể nhìn thấy sự nhiễu nhương ở khắp nơi là sản phẩm hay điều chính CHÚNG TA gây nên chứ không phải “CHÚNG NÓ” – nhà nước bất tài và doanh nhân tham lam đâu. Hơn thế, suy cho cùng “CHÚNG NÓ” cũng chính là CHÚNG TA mà thôi.

Do vậy, cách thức đơn giản nhất có thể làm cho mọi thứ tốt lên là chúng ta cần ý thức hơn nữa về quyền lợi gắn với nghĩa vụ của mình bằng việc tăng phần tích cực của cuộc sống. Cần gầy dựng những nơi nuôi dưỡng và nâng niu những điều tốt đẹp và giảm bớt cái nhìn tiêu cực về cuộc sống vốn dĩ nó vậy.

Chúng ta cũng cần giảm kỳ vọng về vai trò của nhà nước vì cho dù sứ mệnh là cao đẹp nhưng khả năng rất kém và thường làm cho mọi thứ tệ hơn khi nhúng tay vào.

Đối với doanh nghiệp, không nên kỳ vọng họ lấy lòng tốt đặt lên hàng đầu. Điều cần thiết là cùng chung tay tạo dựng ra những cộng đồng có ý thức biết nói không với những cách làm ăn vô đạo và nâng niu những giá trị tốt đẹp.

NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG

Nhìn vào cách hành xử của các bạn trẻ sẽ thấy tương lai của xã hội. Những hành động bạo lực phi nhân tính; sự bốc đồng gắn với tâm lý thích nổi loạn dẫn đến việc tán dương những việc làm không tốt cho xã hội.

Sự vô sỉ của một số ít có chức, có quyền hay có tiền đang làm cho các giá trị xã hội đảo điên, phải trái, trắng đen lẫn lộn.

Lòng tốt cùng những giá trị nhân văn của cuộc sống đang ở trong cảnh “thiếu oxy” trầm trọng.

Nhiều thứ chỉ là đạo đức giả và niềm tin bị mai một. Những phát biểu vì cái chung của các quan chức, lời dạy dỗ hay ho của thầy cô, mẹ cha đang trở nên vô nghĩa.

Cõi trần như vậy nên không ít người đã tìm sự cứu rỗi trong cõi tâm linh. Sự sùng đạo và tín ngưỡng chừng mực làm cho cuộc sống tích cực. Tuy nhiên, mê tín dị đoan hay những hành động quá quắt sẽ làm cho xã hội nhiễu nhương hơn.

Làm gì có chuyện đi ăn cướp rồi đi cúng chùa lại có được phúc hay đấng quyền năng nào lại chứng giám cho những tâm địa xấu xa.

“CHÚNG NÓ” CŨNG LÀ CHÚNG TA MÀ THÔI

Với những gì được phản ảnh thì lỗi thuộc “CHÚNG NÓ”. Nôm na là: “Mọi chuyện tệ như vậy là do sự kém cỏi của nhà nước chỉ toàn một lũ bất tài và tham nhũng cùng với lòng tham của bọn doanh nhân có thể bán mua mọi thứ chỉ vì tiền.”

Đúng là trong khu vực công có rất nhiều kẻ tham nhũng và bất tài cùng với những người làm kinh doanh sẵn sàng bán trời không văn tự đang làm cho tình trạng nhà nước đụng đến đâu là hỏng đến đó.

Tuy nhiên, xã hội nào cũng có những người đeo đuổi lý tưởng và giá trị của mình để làm cho xã hội tốt đẹp hơn cho dù vẫn phải mưu sinh và chấp nhận làm một số việc trong chừng mực nào đó để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Lý tưởng là có những cán bộ công chức theo đúng nghĩa công bộc của dân, sẵn sàng làm việc quên mình cho dù với đồng lương chết đói. Đáng tiếc, “giống người này” chưa xuất hiện trên hành tinh của chúng ta.

Do vậy, chúng ta không nên mặc định nhà nước và kinh doanh là xấu xa mà cần có cái nhìn khách quan về từng người, từng vấn đề bao gồm cả hai mặt chứ không phải chỉ có mặt tăm tối mà thôi.

Hơn thế, “CHÚNG NÓ” thực chất là “CHÚNG TA”.

Trên thực tế, mỗi chúng ta đều phải làm việc hay mưu sinh mà việc làm chủ yếu đến từ khu vực kinh doanh hay nhà nước.

Hơn thế, những người ở vị trí có thể làm điều “xấu xa” đều là người thân hay bạn bè của chúng ta và rất nhiều chúng ta cũng muốn có được vị trí như họ mà.

Để có thể tìm ra giải pháp khả dĩ, chúng ta cần hình dung nếu mình đứng ở vị trí của họ thì sẽ như thế nào chứ không nên theo chuẩn kép bị pha trộn bởi sự ghen ăn tức ở hay tính nhỏ nhen của con người.

THỪA CĂM HẬN, THIẾU YÊU THƯƠNG

Với những điều quá quắt đang xảy ra, tâm lý chung, nhất là ở xã hội duy tình như Việt Nam, là muốn trừng phạt thật nặng những người mắc lỗi/phạm tội, nhất là những kẻ có thế, có quyền.

Việc trừng phạt những hành động gây hại cho xã hội là cần thiết, nhưng hình phạt nặng nề không phải là cách tiếp cận hay. Do vậy, các quốc gia càng tiên tiến thì càng chọn cách cảm hoá thiện lành thay vì trừng phạt tàn khốc.

Không cần phải quá giàu có để có được sự văn minh mà chỉ cần ý thức và sự chung tay của cộng đồng mà bằng chứng đã có từ cổ xưa ở nhiều cộng đồng.

Xã hội chúng ta hiện nay đang thiếu trầm trọng những nơi trú ngụ và nuôi dưỡng phần thiện lành của con người. Kết quả trả lời hai câu hỏi mà tôi đặt ra dưới đây cho thấy rất rõ điều này:

1.Đâu là những nơi (cá nhân, cộng đồng hay tổ chức) mà các bạn trẻ có thể tìm đến để có tư duy và cái nhìn tích cực về cuộc sống ở Việt Nam hiện nay?

2. Các bạn trẻ nên theo các facebooker nổi tiếng (có hàng nghìn like mỗi post) nào để có tư duy và cái nhìn tích cực về cuộc sống ở Việt Nam hiện nay?

Hơn 130 comment, nhưng đã không thể chỉ ra “nơi trú ngụ” để các bạn trẻ có thể nuôi dưỡng tâm hồn và có cái nhìn tích cực về cuộc sống.

Những gì các facebooker nổi tiếng mà tôi biết rằng có sự am hiểu về hệ thống hiện tại và cũng đã đi ra bên ngoài rất nhiều đưa lên phục vụ ‘độc giả’ của mình là một màu xám xịt.

Ví dụ như thông tin về nhà nước chẳng hạn. Toàn là tham nhũng, bất tài và xấu xa với các mưu mô quỷ quyệt mà chỉ ở mình VN mới có vậy. Thêm vào đó, những giải pháp nêu ra cần phải có những công chức chỉ vì cái chung, sẵn sàng làm việc quên mình cho dù với đồng lương chết đói.

“Giống người này” chưa xuất hiện trên hành tinh của chúng ta nên những kỳ vọng về một hệ thống công quyền như vậy là duy ý chí mà thực ra hệ thống hiện tại ở Việt Nam cũng đang giả định như vậy và trục trặc đang xảy ra.

Thực tế những gì đang xảy ra ở VN tương tự với rất nhiều nơi trên thế giới chứ đâu phải chỉ là “đặc sản riêng” của chúng ta. Các facebooker có ảnh hưởng dư sức biết điều này.

NÊN GẠN ĐỤC KHƠI TRONG

Trên thực tế, nếu xếp tất cả các quốc gia trên thế giới về sự phát triển và văn minh thì Việt Nam ở nhóm giữa nhờ những cải thiện đáng kể sau hơn 30 năm đổi mới.

Rõ ràng “CHÚNG NÓ” (nhà nước và thị trường) đang có rất nhiều vấn đề cần phải sửa, nhưng cũng rất nhiều thứ tích cực nên được nhìn nhận. Nếu muốn xã hội tốt lên thì chúng ta cần gạn đục, khơi trong nhằm làm cho phần tích cực ngày một nhiều hơn và phần không mong đợi ngày một ít đi.

Bằng không, nếu cứ giữ cái quán tính hiện tại thì chúng ta đang có được cái mình đáng có rồi mà ?

Xã hội này là của chúng ta nên cần chung tay làm cho nó tốt lên chứ chẳng có “CHÚNG NÓ” nào đâu.

Chúc cả nhà thứ sáu vui vẻ!

Hoàng Tư Giang chia sẻ và thêm: Chả nhẽ lòng tốt, sự tử tế của xã hội này đã kiệt quệ? Tôi không tin là như vậy. Đang suy nghĩ để viết thì thấy bài này của anh…..

Phụ lục 2

GIẢNG DÂN CHỦ TỰ DO CHO BỌN HÓNG HỚT CƠM THỪA CANH CẶN (đã hoàn thiện đến mức có thể dùng làm cẩm nang)

Mấy lời phi lộ: Bài này lấy cảm hứng từ một STT (xem phụ lục) mà nhà báo Hoàng Tư Giang còm: “Dân chủ của tao do tao và vì tao!”, nhưng sau đó không thấy nhà báo HTG bênh vực người viết STT kia mà thậm chí có block luôn chủ thớt này. Ông Võ Văn Thưởng dùng những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng chưa lâm trận đã chạy như thế thì báo chí quốc doanh, dù có quy hoạch kiểu gì cũng mãi mãi sợ mạng xã hội mà thôi.

1. Giới thiệu

Trong những kẻ kiếm cơm không phải bằng lao động chân tay, ta có thể thấy có hai loại người ngu sau đây:

a. NGU THẬT. Có thể nói họ là những người thành thạo công việc chuyên môn của mình, nhưng khi bàn sang các vấn đề chính trị-xã hội thì trình độ của họ chỉ ngang với anh lái xe trung bình. Tôi gọi đây là NGU ĐÁNG THƯƠNG. Cần có thái độ khoan dung và khai dân trí cho họ.

b. NGU GIẢ. Họ là những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông, không thiếu kiến thức về chính trị-xã hội, nhưng đây là bọn đi hai hàng, dùng tư duy nước đôi và xảo ngôn để bợ đít chính quyền, tiếp tục dìm quần chúng ít học trong u mê tăm tối. Họ không phải là hạng người ngu, mà phải nói là khôn, khôn đến mức trở thành ngu, trở thành DƯ LUẬN VIÊN. Tôi gọi đây là NGU ĐÁNG KHINH. Nhưng khi bị gọi là DLV là đám này lập tực giẫy nảy lên như đỉa phải vôi: “Em chã!” Tôi đã suy nghĩ mấy ngày để trau chuốt kĩ lưỡng bài giảng này, đủ sức làm co bọn DLV cao cấp nhất, đáng khinh nhất phải ngậm miệng.

XIN TẶNG TẤT CẢ CÁC BẠN!

1. Dẫn nhập

Muốn nói đến dân chủ tự do thì phải có hai điều kiện tiên quyết:

1. Tư duy độc lập.

2. Không hóng hớt cơm thừa canh cặn.

Thiếu hai điều kiện tiên quyết đó – dù có học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư hay đang đứng trên bục giảng đại học – mà nói về dân chủ thì cũng chỉ như những con VẸT hay DƯ LUẬN VIÊN mà thôi.

Hóng hớt cơm thừa canh cặn NHỚ NHA!

3. Nội dung

Trong lĩnh vực tư tưởng/ngôn ngữ, những người có tư tưởng dân chủ tự do khi thấy những kẻ tuyên truyền cho CN phát xít, chủ nghĩa CS hay tuyên truyền tư tưởng Hồi giáo cực đoan… sẽ không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực hoặc đề nghị công an rọ mõm chúng lại, nhưng họ hoàn toàn có quyền gọi chúng là phát xít, CS, Hồi giáo cực đoan… với thái độ khinh bỉ hoặc không cho chúng bén mảng tới gần mình.

Tương tự như thế, những người phản biện hiện nay có thể gọi những kẻ bợ đít chính quyền để kiếm chút cơm thừa canh cặn, tức là những kẻ tuyên truyền những luận điệu xảo trá nhằm cố tình giữ mãi quần chúng ít học trong vòng tăm tối u mê là DƯ LUẬN VIÊN, dù chúng có đầu quân/nhận lương của AK47 hay là không. Dù có BẰNG CẤP ĐẦY MÌNH, THẬM CHÍ LÀ ĐANG ĐỨNG TRÊN BỤC GIẢNG ĐẠI HỌC, ĐANG LÀM TRONG BAN BIÊN TẬP CỦA NHỮNG TỜ BÁO LỚN nhưng lúc nào cũng cúc cung tận tụy bợ đít chính quyền để kiếm chút cơm thừa canh cặn thì mãi mãi chỉ là và rất xứng đang được gọi là DƯ LUẬN VIÊN.

Dư luận viên chỉ là một loài vẹt

Dân chủ tự do là xã hội đa nguyên, có đủ thứ ý kiến/quan điểm, nhưng không có nghĩa là không phân chia giới tuyến. Ngay cả trong những nước dân chủ tự do nhất người ta cũng phân ra phổ chính trị, từ cực tả tới cực hữu. Trong những xã hội đó, một người bảo thủ không bao giờ gửi bài viết của mình cho tờ báo cánh tả, ví dụ thế. Mà có gửi thì một người nào đó trong ban biên tập cũng bảo: “Thằng này bảo thủ lắm” và vứt vào sọt rác mà không thèm đọc một chữ nào. Chỉ khác các nước độc tài là họ không đi báo công an và người có bản thảo bị vất đi có thể gửi cho tờ báo khác hoặc tự mình ra báo để đăng tải quan điểm của mình. Thế thôi!

Nhắc lại: Dân chủ tự do là xã hội đa nguyên, có đủ thứ ý kiến/quan điểm, nhưng không có nghĩa là không phân chia giới tuyến, không chụp mũ nhau (đôi khi chụp sai có thể phải ra tòa) và không có quyền lên án bọn phát xít, CS, Hồi giáo cực đoan và dư luận viên đủ mọi loại.

P/S. Có người hỏi: “Viết như thế có năng lời quá hay không?” Trả lời: “Có người nói bọn DLV cao cấp nguy hiểm gấp triệu lần những thằng lưu manh có sức hút với giới trẻ như kiểu Khá Bảnh, cho nên phải vạch mặt chúng. Chúng là bọn rất đáng khinh, phải dùng ngôn từ và văn phong phù hợp với địa vị của chúng”.

PHỤ LỤC: Xin vái các bác đang nghĩ mình đấu tranh cho tự do dân chủ nhưng lại gán ghép hay nhục mạ người khác quan điểm. Các bác hoặc quá ngây thơ hoặc quá ngạo mạn khi nghĩ rằng có cái kiểu “dân chủ phải theo ý tôi”. Đó là độc tài các bác ạ!

Còm của nhà báo Hoàng Tư Giang: “Dân chủ của tao, do tao và vì tao!”

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Lừa qua lừa lại cũng đưa masan vào. Còn viết “người dùng Việt Nam không tư duy” thật là láo toét.
    Chúng tôi là những người tiêu dùng trong nước. Chúng tôi hiểu rỏ thứ mình chọn lựa. Chúng tôi im lặng hồi đó đến giờ vì không muốn hạ thấp giá trị của nước mắm xưa.
    Bây giờ tôi cho biết tại sao nước mắm bị tẩy chay:
    Chúng tôi không quan tâm trong nước mắm có chất gì vì một lẽ là dân chúng tôi đã nốc nước mắm từ mấy trăm năm qua. Nói masan tung tin nên chúng tôi sợ là láo toét.
    Nước mắm là ngành thực phẩm. Tôi đặt câu hỏi tên Phạm Nguyên Trường là vó biết một năm một xí nghiệp hay cơ sở làm nước mắm được nhân viên hay đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm kiểm tra bao nhiêu lần không ?
    Và cho tôi biết số thống kê từng vùng lần/ số doanh nghiệp / năm.
    Thống kê được quý ngài sẽ thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn không bị kiểm tra an toàn thực phẩm.
    Thực tế họ đã chung chi cho tất cả cơ quan thẩm quyền từ địa phương đến cấp tỉnh. Họ muốn làm gì thì làm. Không ai kiểm soát. Mẫu kiểm tra là họ gửi đến cơ quan kiểm tra. Không ai xuống lấy mẫu tại nơi sản xuất cả nên phân tích hàm lượng rất tốt.

    Thứ nhì, ngành nước mắm để hàng giả tràn lan. Họ không có chương trình chống hàng giả. Chúng tôi mua chai masan chúng tôi an tâm vì đến giờ chưa có hàng giả. Mặc dù nó là nước chấm hóa chất.

    Thứ ba, masan bán hợp túi tiền nên chúng tôi chọn. Ngành nước mắm các ông phá sản thì các ông kêu nhà nước ấy. Chúng tôi là dân nên chúng tôi chỉ lo đến cái nhỏ. Muốn lo đến cái lớn cũng không được.

    Nếu tên Phạm Nguyên Trường không đưa ra được số thống kê an toàn thực phẩm kiểm tra mà đại ngôn: ” người dùng Việt không có tư duy” thì tôi nhổ vào mặt anh, phun lên bàn thờ tổ nhà anh cho chừa tật phét lác

Comments are closed.