16-4-2019
Notre Dame de Paris (Nhà thờ Đức Bà), một di sản nổi tiếng của nhân loại, một biểu tượng tâm linh vĩ đại đã bốc cháy tối qua. Một công trình lớn biến mất trong hoả hoạn khiến cả nước Pháp bàng hoàng. Người ta ngồi bên này đống lửa cầu nguyện hàng tiếng đồng hồ nhưng bất lực.
Chúa ở rất xa và không giúp được gì ngoài việc tổng thống Pháp Macron tới ngay hiện trường và đưa ra một hy vọng cho người dân nước Pháp cũng như nhân loại: Notre Dame sẽ được phục dựng. Ngọn lửa có thể thiêu rụi những gì hiện hữu nhưng không thể thiêu rụi được tinh thần trân trọng và yêu quý di sản của người dân Pháp.
Viết chừng đó, tôi sẽ dừng nói câu chuyện về Nhà thờ Đức Bà Paris. Chợt tôi nhớ đến một lời mong mỏi trước đây của một ai đó rằng muốn Hà Nội sẽ thành Paris, và ngay sau đó người ta cười hể hả với đủ các lý do, rằng chuyện đó là hoang tưởng.
Nhưng cũng có người bảo điều đó là có thể bằng một giải pháp có lẽ là duy nhất: Bạn cứ đưa các ông chủ Sun Group, Vin Group sang Paris và cho họ cái quyền đập bỏ các di sản, trong đó có nhà thờ Đức Bà đi và xây lên đó các toà nhà lừng lững như đã làm với Việt Nam, trong đó có Hà Nội, thì Paris sẽ trở thành Hà Nội ngay lập tức.
Và nếu dại miệng, nếu một công trình tựa Notre Dame mà cháy ở xứ ta hẳn các anh ấy sẽ mừng lắm. Ừ rằng thì mà là tiền đâu mà phục dựng lại, chi bằng cho mọc lên đó một trung tâm thương mại có thể cao nhất nhì châu Á gì đó rồi báo chí ngợi ca như một niềm tự hào đương đại, các anh ấy lại ngồn ngộn ngồi lên bìa tạp chí Forbes để vinh danh thứ bậc bao nhiêu trong hàng tỷ phú thế giới.
Bạn đang khóc cho Paris ư? Từ lâu rồi, tôi khóc cho Chúng ta. Chúng ta có hàng ngàn hàng vạn di sản đã bị san bằng trong thời kỳ “xoá dấu phong kiến” thời cải cách ruộng đất. Những tưởng cái thời mông muội ấy lùi xa vào quá vãng cả gần thế kỷ, còn lại hôm nay một số công trình kiến trúc thực sự có giá trị ở Hà Nội, Sài Gòn và đặc biệt là Đà Lạt, đồng tiền của các anh ấy cất tiếng, và di sản bị san phẳng, biến thành cái sân khấu đương đại thật thật giả giả để người Việt hôm nay đến đó mà sống ảo.
Người Pháp để lại những gì giờ mọc lên cái gì ở ngay Trung tâm Sài Gòn? Người Pháp để lại một thành phố ẩn nấp trong rừng thông để thành Đà Lạt, và rồi thì phá thì dỡ thì để cho hoang tàn, thay vào đó là những hổ lốn nhà nhà cửa cửa thành Đà Lạt hôm nay.
Và Trung tâm Đà Lạt với ít ỏi những di sản người Pháp để lại, một lô một lốc bè phái, trong đó có những ông kiến trúc sư từng “ở chùa” rồi quay lại “đốt chùa” như ông Hồ Thiệu Trị, quyết san phẳng cho được để đưa Đà Lạt về “diện mạo đô thị mới”.
Vâng, nếu các anh giàu bằng mọi giá, kể cả xoá dấu di sản, thì mồ mả các anh cũng chẳng bao giờ yên được khi các anh nhắm mắt. Hãy tin đi, điều đó là thật.
Hôm qua Nhà thờ Đức Bà Paris cháy, người Pháp thành bé nhỏ trước ngọn lửa hung tàn và họ không níu giữ được bộ mặt trường tồn phi thời gian của di sản; Hôm qua Nhà thờ Đức Bà Paris cháy, Chúng ta có thấy mình bé nhỏ trước sự phá hoại của đồng tiền và lòng tham để quyết xoá bỏ những di sản mà chúng ta đã có?
Ngọn lửa thiêu đốt một di sản thì di sản đó sẽ được tái dựng khi mà lòng người còn hướng về di sản. Nhưng lòng tham thiêu đốt di sản thì sẽ không bao giờ phục dựng được.
Bạn đừng khóc cho Paris nữa, hãy quay về thực tại mà khóc cho chúng ta đi!
Thưa các bạn
Các bạn cứ khóc khi các bạn muốn.
Riêng tôi thì từ 1975 mẹ tôi từ Quảng Nam chạy vào SG tránh giặc cờ đỏ. Lúc đó tôi còn nhỏ xíu, nhưng gia đình tôi lúc nào cũng có những chiếc xe jeep, GMC cho gia đình tôi đi nhờ. Tôi có chổ ngồi hoặc nằm thoải mái về SG.
Mẹ tôi có người em ruột là sỹ quan QL VNCH. Mẹ đưa tôi về nhà người cậu đó tá túc. Rồi đến tháng 4 định mệnh. Cậu tôi tử trận. Rồi nước VNCH không còn nữa.
Rồi vài tháng sau khi 2 gia đình còn chưa biết lấy gì sinh sống thì có một nhóm người súng đạn lăm lăm gõ cửa xông vào nhà. Mợ tôi dẫn họ đi xem từng cái giường, cái tủ mà lúc đó tôi không hiểu để làm gì.
Đến tối khi nhà lên đèn thì mọi việc đã xong. Mợ và mẹ tôi lại bọc quần áo và và dắt tôi ra khỏi nhà.
Đứng chơi trước nhà một lúc tôi buồn ngủ nên muốn vào ngủ. Mẹ tôi nói: nhà họ tịch thu rồi con. Mẹ và mợ giăng mùng ngay lề đường mà ngủ.
Đến khuya, bà con lối xóm lén đến cho chúng tôi đồ ăn, nước uống…
Sáng ra, mẹ và mợ tôi gói đồ lại và dẫn chúng tôi đi. Tôi hỏi “đi đâu vậy mẹ”. Mợ tôi cho biết có người bạn thân ở quận 5, nhà làm ăn khá giàu, có thể nuôi 2 gia đình chúng tôi.
Chúng tôi lên đường, cảm nhận đầu tiên của tôi là chúng tôi không còn những chiếc xe jeep cho chúng tôi đi nhờ nữa. Mẹ phải cõng tôi đi như thế qua các chặng đường dài.
Đến nhà người bạn của mợ, họ ái ngại mời chúng tôi vào. Cho chúng tôi ăn ở.
Chỉ một ít lâu sau, cũng một nhóm người nữa đến. Người bạn của mợ tôi cũng phải dẫn họ đi xem các thứ. Tôi linh cảm việc xấu sắp đến như lần trước. Tôi nhìn chằm chằm vào nhóm người đó. Tôi nghe họ nói: “dẫn trẻ con đi cho chúng tôi làm việc”.
Họ làm việc mấy ngày mới xong.
Lúc xong tôi thấy người lớn của 3 gia đình rất buồn rầu. Mợ tôi xin lỗi vì làm người bạn liên lụy. Nhưng tôi nghe họ nói: chị không liên lụy. Ai cũng bị không phải mình gia đình này.
Mẹ và mợ tôi rất buồn rầu lo lắng vì người bạn không còn khả năng nuôi 2 gia đình chúng tôi nữa.
Và họ lại đến, họ lại nói nói bàn bàn ghi ghi chép chép.
Họ đem xe chở gia đình mẹ tôi và mợ tôi lên rừng. Họ cho chúng tôi gian nhà lá chỉ có cái nóc, bốn phía thì lợp lá nham nhỡ đầy lổ thủng.
Họ quăng xuống chục ký gạo, cuốc, xẻng vài con dao rừng. Còn quần áo đồ dùng là gia đình tự đem theo.
Đó được gọi là kinh tế mới.
Sau đó thì tôi bị bệnh rất nặng, tôi hôn mê không biết gì cả.
Lúc tôi tỉnh dậy tôi thấy mình không còn ở kinh tế mới. Tôi thấy khuôn mặt mẹ tôi rất già đi. Tôi cảm thấy thương mẹ vô cùng.
Và tôi cảm thấy căm thù cộng sản từ đó.
Kể từ đó tôi không còn khóc được nữa. Nước mắt tôi đã khô cạn từ lâu.
Tôi lớn lên, tôi tìm đọc tài liệu về VNCH. Trong tất cả tài liệu đó, tôi thấy có bức hình tướng Loan bắn vào đầu một thằng việt cộng.
Tự nhiên tôi thèm được như tướng Loan. Tôi ao ước được cầm súng bắn thẳng vào đầu bọn chúng.
Tôi không khóc vì nước mắt tôi không còn.
Thưa bác Ba Búa: Bác khóc từ khi bọn “nón cối” tràn ngập xứ sở thì hơi muộn rồi, lẽ ra, bác phải khóc khi ở chính thể VNCH của bác nảy nòi ra cái chuyện Tổng Cuộc CS quốc gia và CS Đô Thành chuyên kèn cựa chống phá nhau để tranh giành sân sau cho mình. Nếu khóc đúng thời điểm ấy thì nhân sinh quan của bác sẽ cao hơn nhiều!
Tôi đã nói chuyện về qui hoạch Đà Lat với một vị hơi đỏ (tưởng là vậy) có bằng cấp. Ý của đảng ta là phải có tầm nhìn “chiến lược” 4.0 (chữ của Thủ tướng Phuck mặc dù đương sụ đánh vần tiếng Việt còn không nên thân), phải có ý chí đi lên, vân vân và vân vân.
Tôi chợt nhớ lại khoảng cuối năm 1975-đầu 1976, các mợ nón cối ngoải Bắc “về” Nam, cho cày cuốc công viên từ Dinh Độc Lập đến bên hông nhà thờ Đức Bà, để mấy mợ trồng…khoai mì cải thiện. Thừa thắng xông lên, các đồng chí nón tai bèo bèn cho lệnh cạy gạch vỉa hè đường Tự Do (Catinat) để trồng rau tươi.
Đà Lạt nay cũng thế, nhưng mục tiêu xa hơn, hợp với cách mạng 4.0 hơn: chia đất để bán, lấy gỗ để đổi thành tiền,…
Người Pháp khóc vì nhà Thờ Đức Bà đang cháy, còn tôi khóc từ ngày bọn nón cối kéo quân vào chiếm miền Nam, trong đó có Saigon, Đà Lạt, Nhatrang, và nhiều thành phố khác nữa.
(Xin đính chính lại cái hình cuối cùng trong bài: Thương xá Tax, Saigon).
Bạn Vũ Hoàng Nguyên ạ, bản nhân khóc ngay từ khi bà địa chủ Nguyễn Thị Năm bị đem ra kết tội cơ!
DUNG MOT TRAM PHAN TRAM 100%.
Khong chon duoc noi sanh ra, nhung hay chon noi dang song.
Not Viet-Nam.