Tổng thống Mỹ và quyền phủ quyết một dự luật, nghị quyết

Thạch Đạt Lang

21-3-2019

Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình đã dùng quyền phủ quyết để chống lại quyết định của Quốc hội tuyên bố hủy bỏ Tình Trạng Khẩn Cấp của đất nước do ông ban hành.

Quốc hội đã thông qua quyết định ngăn chặn tuyên bố Tình Trạng Khẩn Cấp của ông Trump với số phiếu thuận ở Hạ viện là 245/182, ở Thượng viện là 59/41. Ông Trump ngay sau đó đã dùng quyền phủ quyết bác bỏ quyết định này.

Đây không phải là lần đầu tiên, một tổng thống Mỹ dùng quyền lực của mình để bác bỏ một dự luật hay quyết định đã dược Quốc hội thông qua.

Quyền phủ quyết của tổng thống không được quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, điều khoản thứ nhất (Article. 1) đòi hỏi mọi dự luật, nghị quyết hay bất cứ hành động pháp lý nào được Quốc hội phê chuẩn đều phải trình lên tổng thống để được chấp thuận bằng chữ ký.

Dự luật, nghị quyết, hành động pháp lý có hiệu lực hay không tùy thuộc vào quyết định của tổng thống trong 10 ngày sau khi đệ trình. Trong 10 ngày đó (không kể ngày lễ hay Chủ Nhật) tổng thống có thể ký chấp thuận. Dự luật, nghị quyết sẽ trở thành luật.

Tổng thống cũng có thể gửi trả lại bản đệ trình cho Quốc hội trong vòng 10 ngày với một văn bản phản đối – Đó là quyền phủ quyết của tổng thống (Veto of President) – được gọi là Phủ quyết thông thường (Regular Veto) – khác với Phủ quyết bỏ túi (Pocket Veto).

Nếu tổng thống phủ quyết dự luật, nghị quyết được đệ trình thì Quốc hội sẽ phải xem xét, bỏ phiếu để xóa bỏ quyền phủ quyết của tổng thống (Override the President’s veto). Trong trường hợp này, Hạ viện cũng như Thượng viện phải có đủ 2/3 số phiếu (HV 290/435) và (TV 67/100).

Đạt được điều này thì sự phủ quyết của tổng thống không có giá trị, văn bản đệ trình sẽ trở thành luật dù không có chữ ký của tổng thống.

Trong 10 ngày nếu tổng thống không phản ứng gì với văn bản được đệ trình, Quốc hội không trì hoãn, dự luật, nghị quyết sẽ có hiệu lực pháp lý, trở thành luật.

Tổng thống cũng có thể không làm gì nhưng nếu trong 10 ngày đó Quốc hội lại trì hoãn thì văn bản cũng sẽ không có giá trị để trở thành luật. Trường hợp này được gọi là phủ quyết bỏ túi (Pocket Veto).

Cũng đã có trường hợp, tổng thống hoặc công khai hay trong các phiên họp Quốc hội, tìm cách ảnh hưởng, tác động đến một dự luật bằng cách cảnh cáo sẽ dùng quyền phủ quyết của mình. Dù không có bằng chứng nào được lưu trữ lại, chứng minh một tổng thống trong quá khứ đã có hành động, lời nói hăm dọa Quốc hội nhưng điều này đã trở thành một phần trong sinh hoạt chính trị của nước Mỹ.

Việc nhắc nhở Quốc hội về quyền phủ quyết của mình, tổng thống muốn nói cho Quốc hội biết rằng, không nên phí thời gian cho dự luật, nghị quyết đó.

Hiện tại, một sắc luật đã được một số tiểu bang ban hành cũng như chờ biểu quyết, nhưng chưa thành luật liên bang, đó là đòi hỏi ứng cử viên tổng thống từ năm 2020 trở đi, phải công khai hồ sơ thuế, nếu không sẽ không được ứng cử trong tiểu bang đó.

Nếu điều này thành luật liên bang, chắc chắn ông Donald Trump sẽ không thể ra ứng cử bất cứ nơi nào trên nước Mỹ khi ông từ chối không công khai hồ sơ thuế trong 5 năm vừa qua.

Đáng lẽ ra nước Mỹ nên có đạo luật này từ lâu, bởi nó nói lên sự trong sạch về tài chánh của ứng viên khi ra tranh cử tổng thống, chức vụ cao nhất về hành pháp. Sự trong sạch về tài chánh là một trong những yếu tố đạo đức vô cùng quan trọng trong cương vị lãnh đạo quyền lực nhất của đất nước, bởi người dân thấy rõ sự thanh liêm, chính trực của người lãnh đạo quốc gia.

Richard Nixon từ chức vì thủ đọan chính trị nhưng ông không lem nhem tài chánh, tiền bạc… Do đó, ông chỉ bị phê bình, lên án vì nhơ nhớp chính trị, không bị dân chúng oán ghét vì tham nhũng, hối lộ, trốn thuế…

Trường hợp đảng Dân Chủ – đang chiếm đa số ở Hạ viện – dự trù đưa dự luật công khai hồ sơ thuế của ứng viên tổng thống thành luật liên bang, chắc chắn sẽ bị phản đối tại Thượng viện – nơi đảng Cộng hòa vẫn còn nắm đa số ghế – khi ông Trump còn nắm quyền.

Ngay cả khi dự luật này được thông qua ở Thượng viện thì ông Trump chắc chắn sẽ dùng quyền phủ quyết của mình để bác bỏ, bởi dù đã hứa nhiều lần, Trump vẫn lần lữa, tìm cách trì hoãn, tránh né, không công bố hồ sơ thuế của mình theo phương châm “Để Lâu Cứt Trâu Hóa Bùn”.

Trong lịch sử Mỹ, người sử dụng quyền phủ quyết nhiều nhất là tổng thống Franklin D. Roosevelt, thứ nhì là tổng thống Glover Cleverland.

Sử dụng quyền phủ quyết có những điều lợi là ngăn chặn được những nghị quyết, dự luật không phù hợp với chủ trương của tổng thống, nội các hay của đảng. Tuy nhiên sự phủ quyết cũng có những bất lợi về sau, quyền phủ quyết sẽ bị lợi dụng khi người của đảng đối lập trở thành tổng thống.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. dong y voi ong Lang,
    Danh, Danh ,danh toi cung (xin loi Dong phung Viet) ,hoan ho DC Thach Sung(lai xin loi)dai Lang,hoan ho,hoan ho,hoan ho,cham het

Comments are closed.