Tác giả: Sebastian Strangio
Dịch giả: Châu Minh Dũng
6-3-2019
Bốn thập niên trôi qua, cuộc chiến biên giới năm 1979 do Trung Quốc phát động đã chính thức bị “lãng quên” ở Hà Nội.
Rạng sáng ngày 17/2/1979, khi sương mù vẫn còn bám dày trên những tảng đá lởm chởm ở vùng biên giới Việt-Trung, hơn 400.000 lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tràn vào miền Bắc Việt Nam.
Lúc đó, Lý Thi Khâm, 25 tuổi, còn là một người lính bí mật trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, được bố trí ở phòng tuyến biên giới. Trong một cuộc trò chuyện gần đây tại nhà ông ở thị trấn biên giới Đồng Đăng, người cựu chiến binh có giọng cọc cằn hồi tưởng lại tầng tầng lớp lớp lính của Quân đội Nhân dân Trung Quốc hành quân trong ánh sáng mờ ảo, với tiếng trống giòn giã và tiếng còi inh ỏi.
Ông kể, trong lúc ngồi dưới bức chân dung mờ nhạt của chính ông trong bộ quân phục: “Bọn nó chia quân ra thành từng hàng và ào lên tấn công cùng lúc. Khói bụi mù mịt khắp nơi và bầu trời sáng rực bởi những loạt đại bác”.
Dự định dạy cho Việt Nam một “bài học” sau vụ quân đội nước này lật đổ chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia, một đồng minh thân cận của Bắc Kinh khi đó, hồi tháng 1/1979, cuộc xâm lược của Trung Quốc dẫn tới bốn tuần chiến đấu cay đắng. Vào ngày 16/3, quân đội Trung Quốc đã rút lui, để lại phần lớn vùng biên giới bị hủy hoại. Cuộc chiến bị lãng quên vốn diễn ra ngay sau Chiến tranh Việt Nam này đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn binh sĩ ở cả hai phía, cùng số thương vong của dân thường, vẫn chưa được tiết lộ.
Về phía Việt Nam, hầu hết những người lính ngã xuống đã an nghỉ trong các nghĩa trang quân đội nằm rải rác trên các ngọn đồi phía bắc. Hồi tháng 9, tôi đã đến thăm một nghĩa trang như vậy trên một sườn đồi cách thị xã Lạng Sơn 20 km về phía Nam. Những ngôi mộ được đặt xung quanh một tượng đài màu trắng với một ngôi sao năm cánh trên đỉnh tượng đài. Mỗi nấm mồ đều có dòng chữ “liệt sĩ” phía trên tên của người đã khuất, và được trang trí bằng một bình hoa sen nhựa rạng rỡ. Nhiều ngôi mộ ghi ngày chôn từ tháng 2 và tháng 3/1979.
Lạng Sơn, nơi diễn ra một số cuộc chiến khốc liệt nhất, giờ đã trở thành một thị trấn sung túc với những con đường rợp bóng cây và những quán ăn đông đúc bên đường. Các khu chợ tràn ngập hàng hóa từ Trung Quốc được vận chuyển qua cửa khẩu với cái tên đầy mỉa mai là Hữu Nghị nằm cách 12 km về phía bắc. Trên khắp các con đường lớn, nhiều loại đồ trang trí được xâu chuỗi: hoa, chim bồ câu, biểu tượng của hòa bình.
Tuy nhiên, ký ức về cuộc chiến vẫn còn nguyên. Cách nhìn của dân địa phương về người Trung Quốc đều tương đồng ở cách miêu tả “tham lam”. Đối với Nguyễn Thị Li, một người dân Lang Sơn, 82 tuổi, đã từng phải chạy nạn trong cuộc chiến năm ấy, Trung Quốc “luôn có ý định mở rộng lãnh thổ của họ. Bởi vì họ là một nước lớn, họ luôn muốn lớn hơn”.
Ngày nay, chính phủ Việt Nam hiếm khi nói về cuộc chiến tranh biên giới đó. Sau khi Hà Nội và Bắc Kinh bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản được cải thiện, nền kinh tế hai nước hòa quyện vào nhau, và cuộc xung đột đã bị xóa khỏi những ngày tưởng niệm chính thức. Trái ngược với các cuộc chiến chống Pháp và Mỹ của Việt Nam, cuộc xung đột gần đây với Trung Quốc đặt ra một thách thức khó xử cho Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn rất muốn duy trì mối quan hệ tốt với Bắc Kinh. Nhưng nhiều người dân thường vẫn nghe thấy tiếng vọng từ cuộc chiến trong các chính sách hiện tại của Trung Quốc, đặc biệt là các yêu sách lãnh hải hung hăng của họ ở Biển Đông.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã trở thành sự kiện phổ biến ở Việt Nam trong thập niên qua. Các cuộc biểu tình này đều có ý phản đối chính quyền Việt Nam, vốn bị những người biểu tình cáo buộc đã tìm mọi cách làm ấm mối quan hệ với Bắc Kinh. Đối với một du khách, sự phẫn nộ có thể nhìn thấy rõ. Anh Chí, một nhà bất đồng chính kiến, là người đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc, nói: “Chúng nó luồn cúi: Giống như mối quan hệ giữa nô lệ và ông chủ”.
Nguồn gốc của thái độ thù địch nhắm vào Trung Quốc đã bắt rễ sâu rộng trong dòng lịch sử. Không có quốc gia nào khác ở Đông Nam Á đã phải chịu đựng xu hướng bành trướng của nước láng giềng phương bắc. Trong gần một thiên niên kỷ, đến năm 938, Trung Quốc cai trị miền bắc Việt Nam như một tỉnh của một đế quốc. Sau đó, các vị vua chúa Việt Nam đã chiến đấu chống lại các cuộc xâm lược lặp đi lặp lại từ phương bắc, và thái độ phản kháng trước những mưu đồ thống trị từ bên ngoài – chủ yếu từ người Trung Quốc – nằm ở cốt lõi của bản sắc dân tộc Việt Nam.
Một điều trớ trêu là Việt Nam cũng được hưởng lợi từ sự gần gũi với Trung Quốc. Như nhà sử học Keith Weller Taylor đã viết, đóng góp của Trung Quốc vào Việt Nam bao trùm “tất cả các khía cạnh văn hóa, xã hội và chính quyền, từ những chiếc đũa được dùng bởi người nông dân, đến những cây bút lông trong tay các học giả và quan chức”. Thật vậy, hầu hết các nhà sử học đều đồng ý rằng các món vay mượn từ Trung Quốc đã mang lại cho các vương triều Việt Nam sức mạnh và sự gắn kết cần thiết để chống cự lại mưu đồ thôn tính của đế chế Trung Quốc.
Những mâu thuẫn này tích tụ trong câu hỏi, liệu cuộc chiến năm 1979 nên được ghi nhớ như thế nào. Tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Hà Nội, một kho lưu trữ các bức ảnh thời chiến mờ nhạt và các di tích cách mạng khác, danh sách 13 “Cuộc kháng chiến của người Việt chống lại quân xâm lược”, có 11 cuộc chiến chống lại quân Trung Quốc, nhưng không có cuộc chiến năm 1979. Đối với những nhà phê bình, sự vắng mặt này chứng tỏ thái độ đầu hàng của đảng Cộng sản [Việt Nam] trước một kẻ thù đáng căm hận của dân tộc.
Đồng thời, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ thương mại và các dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc, vốn gắn liền với mối quan hệ lịch sử và ý thức hệ giữa hai đảng cộng sản, khiến quan hệ tốt đẹp trở nên cần thiết. Ngay cả khi Việt Nam đã chuyển dần sang hướng đối trọng với Trung Quốc thông qua các mối quan hệ an ninh và kinh tế với Hoa Kỳ, họ vẫn thận trọng trấn an Trung Quốc. Mỗi bước tiến lại gần hơn về phía Washington đều đi kèm với những ánh mắt lo lắng hướng về Bắc Kinh.
Khi tiến hành bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1991, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ngầm chấp nhận rằng đất nước của họ không thể sống mãi dưới cái bóng của một Trung Quốc thù địch. Theo nhiều cách, điều này phản ánh quan điểm của nhiều nước Đông Nam Á, một khu vực được định sẵn là phải nằm trong tầm ảnh hưởng của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Như một viên tướng quân đội Việt Nam – đồng thời là cựu chiến binh trong cuộc chiến năm 1979 – đã nói với nhà sử học Henry J. Kenny: “Chúng ta phải học cách chung sống với người hàng xóm lớn xác của mình”. Khi sức mạnh kinh tế và chính trị của Trung Quốc ngày càng tăng, thông điệp này cũng nên vang vọng khắp khu vực.
Sebastian Strangio là một nhà báo người Thái Lan chuyên phụ trách mục Đông Nam Á.
©Tiếng Dân – Bản tiếng Việt
– “Như một viên tướng quân đội Việt Nam – đồng thời là cựu chiến binh trong cuộc chiến năm 1979 – đã nói với nhà sử học Henry J. Kenny: “Chúng ta phải học cách chung sống với người hàng xóm lớn xác của mình”. Khi sức mạnh kinh tế và chính trị của Trung Quốc ngày càng tăng, thông điệp này cũng nên vang vọng khắp khu vực”.
Viên tướng QĐND VN đã nói dối các nhà sử học, nhà báo nước ngoài!
Đảng lợn CSVN của ông tướng không chỉ phải học “cách chung sống với người hàng xóm”, tức là chỉ phải làm “láng giềng tốt”!
Đảng lợn CSVN của các ông, nếu muốn thống trị nhân dân, đất nước VN, nếu muốn được quan thày Trung Cộng bảo kê, còn phải học làm “bạn bè tốt”, “đồng chí tốt”, và “đối tác tốt”!
Lũ lợn CSVN bắt Tổ quốc phải “ghi công” cho những chiến sĩ hy sinh, bỏ mạng sống, để cho chúng nó được núp dưói cái bóng của các “đồng chí tốt” Trung Cộng – để được cưỡi trên đầu nhân dân VN!
Thành thật xin lỗi quý Vong Linh, dù biết rằng quá đáng, nhưng phải nói, vì không nói không …….được. “Ức chế” quá đi!
Nhìn cái “công trình” Đài tưởng niệm những người lính đã ngã xuống tại nghĩa trang liệt sĩ nằm cách thị xã Lạng Sơn khoảng 20 km về phía nam này…..mà “lòng buồn dạt dào”.
Ù má đứa nào thiết kế cái đài này, nhìn chẳng khắc gì cái biểu tượng “Ngón Tay Thối” của lũ ….trẻ trâu.
Đừng có mà chửi tui nha, tui thấy sao nói vậy, nhìn kỹ mà xem, chúng nó có đểu không ?
“Tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Hà Nội, một kho lưu trữ các bức ảnh thời chiến mờ nhạt và các di tích cách mạng khác, danh sách 13 “Cuộc kháng chiến của người Việt chống lại quân xâm lược”, có 11 cuộc chiến chống lại quân Trung Quốc, nhưng không có cuộc chiến năm 1979.” ??? // Đỗ Thịnh, 77 tuổi, HN, 037.8462.640