Bản tin ngày 20-2-2019

Tin Biển Đông

RFA đưa tin: Bộ Trưởng Quốc phòng Anh tiếp tục khẳng định điều tàu chiến đến Biển Đông. Phát biểu trước Quốc hội Anh ngày 18/2/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết, “các tàu chiến của Anh sẽ tiếp tục đến Biển Đông nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng nước này bất chấp những phản đối về mặt ngoại giao của Bắc Kinh”.

Trong tình hình hải quân Mỹ ngày càng cải tiến các công nghệ không người lái để tích hợp vào tàu chiến đấu mặt nước và tàu ngầm, nhằm bổ sung khí tài cho các vùng biển còn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ chiến tranh như biển Đông, Trung Quốc cũng đang phát triển một loại tàu mặt nước nhỏ không người lái có tên JARI USV. Báo Tiền Phong có bài: Trung Quốc phát triển tàu chiến không người lái.

Mời đọc thêm: Anh khó chọn thế đối đầu trên biển Đông (TP). – Asean và Trung Quốc họp bàn về COC vào cuối tháng 2 (RFA). – Mỹ tìm căn cứ mới để chống Trung Quốc ở Biển Đông (NV). – Chiến tranh ở biên giới, Biển Đông… được đưa vào lịch sử phổ thông (TTXVN).

Vụ dời lư hương trước tượng Đức Thánh Trần

BBC đặt câu hỏi: Thay tượng trước 1975 ‘là để xóa ký ức Sài Gòn’? Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc bình luận với BBC: “Tôi nghĩ chính quyền chưa đến nỗi để hạ tượng Trần Hưng Đạo. Nhưng tượng các danh nhân khác thì có thể. Họ nghĩ bởi ngày xưa mỗi binh chủng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đều gắn với một vị tướng trong lịch sử. Nhưng họ quên rằng đó là danh tướng của cả dân tộc, đất nước”.

TS Chu Mộng có bài: Chuyện thật không đùa: Di chuyển đập phá đỉnh hương. Bài viết bình luận: Chuyện lãnh đạo TP HCM dời đỉnh hương trước tượng Trần Hưng Đạo, “chưa nói còn đẩy xe rác bẩn thỉu ô uế giăng trước mặt tượng Đức Thánh Trần không chỉ là việc làm vô văn hóa, báng bổ thần tượng, xúc phạm tín ngưỡng và lòng yêu nước của dân tộc mà còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng”.

Ông Long lập luận: “Không thể có cái lý biện bạch rằng, việc di chuyển đỉnh hương khỏi tượng đài Trần Hưng Đạo là vì không có chuyện thờ cúng nơi công cộng mà cần đưa vào đúng nơi thờ tự. Chỉ có kẻ vô văn hóa mới không thấy trên quốc gia này và trên toàn thế giới có vô số nơi thờ tự hay tưởng niệm công cộng”.

Báo Tiền Phong viết: Lư hương Đức Thánh Trần. Bài trên báo “lề đảng” nhưng có ý phê phán vụ quan chức quận 1 ngụy biện hành vi xúc phạm tượng Trần Hưng Đạo. Bài viết cho rằng những kẻ dời lư hương “thiếu sự cân nhắc, cẩn trọng cần thiết” và đặt câu hỏi: “Tại sao không chọn cách tu bổ cải tạo lại vị trí đặt lư hương nơi này cho trang trọng, nghiêm cẩn hơn, khi nó đã thuộc về niềm kính ngưỡng tốt đẹp của đông đảo người dân?”

Mời đọc thêm: Tranh cãi di dời lư hương trước tượng đài Trần Hưng ĐạoVì sao di dời lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo? (LĐ). – Nhiều nơi vẫn có tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo với lư hương đặt phía trước (TN). – Lãnh đạo UBND Quận 1 trần tình việc dời lư hương (NV). – Đức Thánh Trần đột nhiên cần… trang nghiêm? (Blog VOA/TD). – Vứt bỏ lư hương thờ Đức Thánh Trần: “Tội không thể tha thứ” (VNTB).

“Buôn thần bán phật” ở Việt Nam

Báo Lao Động đặt câu hỏi: Định giá sính lễ tại đền, chùa khác gì “buôn thần bán phật”? Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ bình luận: “Dâng sao giải hạn được quy định 150.000 đồng/người. Người người thi nhau lạy, bái tràn ra bên ngoài làm ách tắc cả một con phố dài. Vậy mà bao nhiêu năm nay chính quyền vẫn không xử lý được”.

LS Nguyễn Danh Huế viết: Với hàng loạt các chức danh trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, “đúng ra Thích Thanh Quyết phải thượng tôn pháp luật, phổ biến phật pháp… Thế nhưng ông Quyết đã không làm vậy, ngược lại trong nhiều năm qua, Quyết đã tổ chức cúng dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh – một hình thức mê tín dị đoan không có trong giáo lý của đạo phật”.

LS Lê Văn Luân viết: Yêu cầu Thích Thanh Quyết phải dừng việc cúng sao giải hạn. Theo LS Luân, ông Quyết “đang phá huỷ nền tảng giáo lý, phật pháp của đạo Phật mà lão ta đang mang danh và mặc áo là một nhà sư. Lão phải có trách nhiệm với các cử tri về việc không được thực hiện các hành vi sai trái với những gì mình đại diện cho, nhất là các hệ giá trị tín ngưỡng, tôn giáo mà lão đang tiếp tay phá hủy chúng”.

Báo Lao Động có bài phỏng vấn Đại đức Thích Minh Đức: Chùa Phúc Khánh lên tiếng việc từ chối giải hạn vì thiếu 50 nghìn đồng. Thầy Thích Minh Đức cho biết, hòa thượng Thích Thanh Quyết “bận lắm, còn phụ trách chùa Yên Tử (Quảng Ninh), Non Nước (Hà Nội) và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội nên một năm chỉ về chùa vài lần”.

Vị sư này kể: “Việc thu tiền lễ dâng sao giải hạn có từ hàng chục năm nay và tôi là người kế tục toàn bộ các công việc của các vị tiền tổ để lại. 150 nghìn đồng là tiền phục vụ, giấy sớ, dầu đèn cho phật tử trong 12 tháng trong một năm”.

Báo Tiền Phong đưa tin: Biển người rước kiệu Bà Thiên Hậu, tranh nhau trèo lên mái nhà. Cơn “cuồng” lễ hội của người Việt: “Tại Bình Dương, nhiệt độ vào trưa cùng ngày đến 37 độ” nhưng biển người vẫn chấp nhận theo đoàn rước kiệu. “Trên đường không còn chỗ để chen chân, nhiều người đã tranh nhau chọn chỗ thích hợp đứng xem đoàn rước. Một số người không ngại nguy hiểm đã trèo lên tường, mái nhà, cành cây”.

Biển người rước kiệu Bà Thiên Hậu. Ảnh: TP

Mời đọc thêm: Đi chùa phóng sinh vì sợ… trượt tốt nghiệp (PLTP). – Dâng sao giải hạn: Mê tín, không đúng giáo lý nhà Phật (TQ). – Người dân tranh nhau bốc tro mang về nhà là mê tín (TP). – Bộ Văn hóa đề nghị chấn chỉnh việc dâng sao giải hạn (VNE). – Sớm khắc phục biến tướng của việc cúng dâng sao giải hạn (ANTĐ). – ‘Xử lý việc dâng sao giải hạn tương tự như vấn đề đốt vàng mã’Sóc Trăng kiểm điểm cán bộ dùng xe công đi chùa (Zing).

Vụ nữ sinh giao gà bị giết: Dân phát hiện, công an được thưởng

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Rùng rợn quá trình gây án vụ sát hại nữ sinh giao gà. Theo đó, khoảng 6 giờ rưỡi tối 4/2/2019 (tức đêm 30 Tết), nữ sinh Cao Mỹ Duyên lái xe máy chở 13 con gà giao cho một người khách lạ tại điểm hẹn là một ngôi nhà hoang ở phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ. Đến nơi, cô Duyên bị Vương Văn Hùng dùng côn có xích sắt siết cổ đến ngất đi rồi đưa vào ngôi nhà hoang.

Sau đó, Hùng gọi điện cho Bùi Văn Công, người này rủ thêm Phạm Văn Nhiệm đến ngôi nhà hoang thay nhau hãm hiếp cô, rồi “đưa nạn nhân lên thùng xe tải của Công”. Đến sáng 6/2, Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả đến nhà Công chơi và lên thùng xe hiếp cô Duyên. Thấy nạn nhân kiệt sức, tối đó họ siết cổ cô đến chết.

Chân dung 5 can phạm trong vụ nữ sinh bị sát hại khi đi giao gà chiều 30 Tết. Ảnh lớn: Bùi Văn Công, kẻ chủ mưu vụ án. Hàng trên, từ trái sang: Phạm Văn Nhiệm, Vương Văn Hùng. Hàng dưới, từ trái sang: Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng. Nguồn: PLTP

Báo Đất Việt bàn về vụ nữ sinh giao gà bị sát hại: Tình tiết chưa sáng tỏ. Thiếu tướng Sùng A Hồng giải thích chuyện lực lượng chức năng khám nghiệm lại tử thi nạn nhân: “Kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ và lời khai của các đối tượng còn nhiều mâu thuẫn nên buộc cơ quan điều tra phải thực hiện yêu cầu của cơ quan kiểm sát là khai quật lại để làm rõ”.

Zing có bài: 4 nghi vấn trong vụ nữ sinh giao gà bị giết. Các câu hỏi mà cơ quan chức năng chưa trả lời thỏa đáng: Công an “làm chưa hết trách nhiệm?“; “sao phải giam giữ nạn nhân nếu chỉ muốn cướp, hiếp?”; “khai quật tử thi do giám định sót?”; “giết người, hiếp dâm nhưng bị khởi tố một tội danh?”

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi về vụ sát hại nữ sinh ở Điện Biên: Sao có thể nhận thưởng trong nỗi đau của gia đình nạn nhân? Bài viết bình luận vụ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên khen thưởng công an tỉnh: “Ngăn chặn được, cứu được mạng người mới đáng khen thưởng. Không lý gì người thì chết bị đào mồ lần nữa, người thì hân hoan nhận khen, nhận thưởng. Thật phản cảm và không có tính giáo dục”.

Bài viết lưu ý: “Mẹ cô gái biết địa chỉ cô gái đi giao gà, biết người mua cả lồng gà… công an hoàn toàn có thể yêu cầu nhà mạng truy vấn cuộc gọi qua số điện thoại của cô nữ sinh”. Tuy nhiên, nạn nhân bị bắt cóc và hãm hiếp trong hơn 2 ngày, rồi 3 ngày sau khi có người phát hiện thi thể nạn nhân và trình báo thì công an mới bắt được một nghi phạm.

Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi vụ cô gái giao gà: Dân phát hiện, sao khen thưởng lực lượng phá án? Theo đó, “mặc dù gia đình đã trình báo 2-3 ngày nhưng việc phát hiện chiếc xe máy và thi thể nạn nhân đều là của… người dân. Việc còn lại của cơ quan điều tra chỉ là tìm bắt thủ phạm. Và ai cũng biết, đây là nhiệm vụ đương nhiên”.

Facebook Chất Lượng Sống bình luận: “Một vụ án rúng động mà phải mất 15 ngày điều tra; thông tin bất nhất; có nhiều biểu hiện hời hợt, tắc trách mà có tới gần 50 bằng khen được phát ra. Làm vậy là cổ suý cho thói làm việc thiếu trách nhiệm. Và có thể sẽ dẫn tới nhiều tội ác không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời!

Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu viết: “Thay vì báo công, nhận thưởng, đáng ra công an Điện Biên nên xin lỗi gia đình nạn nhân, xin lỗi nhân dân, xin lỗi cấp trên vì không cứu được cô gái. Bất cứ nguyên do gì, mải ăn Tết, nghiệp vụ kém hay gia đình cô gái không phải quan to dân máu mặt, công an Điện Biên cũng đã sai. Lương các anh nhận hàng tháng là từ tiền thuế của dân chứ không phải nhà nước nào đâu, các anh nhớ cho“.

Zing có clip: Mô phỏng vụ sát hại nữ sinh giao gà dịp Tết.

Mời đọc thêm: Vụ án nữ sinh giao gà: Có xứng đáng để khen thưởng? (GT). – CA Điện Biên gặp bão dư luận vì ‘được thưởng’ về vụ án cô gái bị hiếp, giết (VOA). – Vụ giết, hiếp nữ sinh ở Điện Biên: Tội ác tày trời (TP). – Tiết lộ lý do khai quật tử thi, khám nghiệm lại trong vụ nữ sinh đi giao gà bị giết (NĐT). – Vì sao công an khai quật tử thi nữ sinh giao gà dịp Tết? (Zing). – Công an Điện Biên nói về thông tin chậm khởi tố tội Hiếp dâm vụ cô gái đi giao gà chiều 30 Tết (NLĐ).

Sát hại cô gái giao gà: Vì sao nghi phạm quanh co? (ĐV). – Nhiều tình tiết “sốc” trong vụ nữ sinh bị hiếp dâm, sát hại (CL). – 5 con nghiện cưỡng hiếp, sát hại nữ sinh ở Điện Biên (NLĐ). – Tướng công an kể lại việc phá án vụ nữ sinh đi giao gà bị cưỡng bức, sát hại (DT). – Ít nhất 2 lần công an triệu tập kẻ chủ mưu vụ nữ sinh giao gà bị sát hại (DS).  – Lật mặt những kẻ thủ ác cướp của, hãm hiếp và giết hại nữ sinh đi giao gà chiều 30 tết (SGGP).

Chân dung 5 nghi phạm hiếp dâm rồi sát hại nữ sinh Điện Biên (PLTP). – Cận cảnh gương mặt đáng sợ của 5 “con nghiện” thay nhau hãm hiếp nữ sinh đi giao gà chiều 30 Tết (PL Plus). – Vụ nữ sinh giao gà bị sát hại: Hàng xóm ớn lạnh về thái độ hung thủ khi bị bắt (NĐT). – Vụ nữ sinh bị sát hại ở Điện Biên: 3 nghi can có thể đối mặt với án tử (ĐS&PL). – Cả 5 nghi phạm vụ nữ sinh giao gà bị hãm hiếp và sát hại đều có thể đối diện mức án tử hình — Tâm sự đau xót của bố mẹ nghi phạm trẻ nhất vụ nữ sinh giao gà bị sát hại: “Nó cầm xẻng ra khỏi nhà, ngờ đâu lại là hôm nó đi gây tội” (TQ). Nữ sinh giao gà bị sát hại: Xã bất ngờ về kẻ chủ mưu (VNN).

Hai ngày cuối đời của cô gái giao gà chiều 30 Tết bị sát hại (SS). – Cô gái giao gà bị sát hại: Hai ngày kinh hoàng (ĐV). – Nữ sinh bị giết ở Điện Biên: Chưa thể xác định nạn nhân mang thai (VNN). –  Vụ sát hại nữ sinh giao gà dịp Tết: ‘Ám ảnh tôi suốt cả đời’ (Zing). – Nữ sinh giao gà bị hiếp, giết: Những đồn thổi ác ý, vô lương tâm (DV). – Nữ sinh ship gà bị giam cầm, hãm hiếp, sát hại: “Vụ án phức tạp chưa từng có” (GĐ&XH). – Vụ hiếp dâm, sát hại nữ sinh giao gà: Làm sao để thoát tay kẻ thủ ác? (LĐ). – Hãy đặt bó hoa lên mộ em (FB LS Lê Ngọc Luân). – Phần thưởng của nỗi tang thương (FB Lê Luân). – Nhục ơi là nhục (FB Bạch Cúc).

Hậu quả các “quả đấm thép”

Vụ điều tra một loạt dự án ngàn tỉ “đắp chiếu” đang có dấu hiệu trở thành đòn đánh lớn nhắm vào Bộ Công thương, nhiều báo “lề đảng” không ngại viết bài phê phán bộ này. Trang Thương Hiệu và Pháp Luật có bài: Từ “thua lỗ” của Vinachem nhìn lại chiếc “bánh vẽ” của Bộ Công thương. Bài báo cho biết: “Một bức tranh lợi nhuận khổng lồ với những con số rất ấn tượng được vẽ ra trên nền Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Thế nhưng, thực tế đã và đang diễn ra tại Tập đoàn này đã nói lên tất cả!”

Một loạt dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như dự án khai thác, chế biến muối mỏ Lào, Nhà máy đạm than Ninh Bình, Nhà máy sản xuất phân bón DAP… đều trở thành gánh nặng thua lỗ, thiệt hại trăm tỉ, ngàn tỉ. “Bộ Công thương chịu trách nhiệm chính” trong chuyện giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Báo Người Lao Động bàn về sai phạm tại dự án gang thép Thái Nguyên: Bộ Công Thương làm trái thẩm quyền. Thanh tra Chính phủ chỉ ra rằng, trong quá trình thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty Gang thép Thái Nguyên, Bộ Công Thương đã hành động “không đúng thẩm quyền được giao, vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư, vi phạm hợp đồng EPC số 01”.

Đầu tư hơn 522 triệu USD cho dự án muối mỏ với tham vọng khai thác khoảng 620.000 tấn muối/năm tại tỉnh Khăm Muộn ở Lào, để rồi sau 15 năm rót hàng ngàn tỉ đồng, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phải ‘tháo chạy’ khỏi dự án nửa tỉ USD, theo báo Tuổi Trẻ. Dự án này “đặt mục tiêu hoàn thành giai đoạn đầu tư, đưa vào khai thác vào năm 2016, nhưng đến năm 2015 Vinachem mới chính thức khởi công dự án và đến nay dự án vẫn đang dở dang”.

Báo Một Thế Giới đặt câu hỏi: Dự án thép hơn 8.000 tỉ sai phạm, trách nhiệm thuộc về ai? Trước mắt, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh sai phạm của lãnh đạo Công ty Gang thép Thái Nguyên, nhưng để ngỏ khả năng “gõ cửa” thế lực lớn hơn đằng sau là Bộ Công thương. TTCP đã chuyển hồ sơ sai phạm vụ này cho cả Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Bộ Công an, 2 công cụ “đốt lò” chủ yếu của Tổng – Chủ Trọng.

Mời đọc thêm: Dự án gang thép ngàn tỉ “đắp chiếu”: Nhà thầu Trung Quốc nhập sai lô máy móc 39 triệu USD (NLĐ). – Dự án thép nghìn tỷ rỉ sét: Đâu là những vi phạm có dấu hiệu hình sự? (BizLive). – Làm gì với dự án Gang thép Thái Nguyên… ‘tiêu ngàn tỷ’?Đống sắt gỉ hơn 8.100 tỷ đồng: Quá xót tiền… (ĐV). – Thanh tra Chính phủ: Vinaincon bán thầu, Bộ Công Thương làm trái thẩm quyền (VTC).

“Công bộc” của dân?

VKSND tỉnh Đồng Nai vừa hoàn tất cáo trạng truy tố cựu trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP Biên Hòa ăn chặn tiền thi đua khen thưởng cấp khu phố, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Ông Võ Thanh Tùng bị truy tố cùng với các đồng phạm là Nguyễn Thị Hồng Ngọc, cựu kế toán phòng Nội vụ TP Biên Hòa và ông Nguyễn Công Trinh, cựu Phó phòng Nội vụ TP Biên Hòa.

Trước đó, “ông Tùng cùng bà Ngọc đã cấu kết với nhau giữ lại tiền quyết toán kinh phí khen thưởng danh hiệu cấp khu phố, phường văn hóa của các khu phố, ấp, phường văn hóa. Từ năm 2010 đến năm 2014 các bị can này đã chiếm đoạt số tiền trên 720 triệu đồng”.

UBND huyện Lệ Thủy, Quảng Bình vừa cắt hợp đồng 7 cán bộ mua chứng chỉ giả để thi tuyển, theo báo Giao Thông. Trước đó, nhờ đơn thư tố cáo của người dân, Thanh tra huyện “vào cuộc xác minh và phát hiện 7 trường hợp sử dụng Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình là giả mạo”. Nhóm cán bộ này “thừa nhận có đăng ký lớp học bồi dưỡng” tại trường Trung cấp Y tế tỉnh nhưng chỉ học được vài buổi.

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Ai tiếp tay cho 7 cán bộ mua chứng chỉ giả với giá 12 – 15 triệu đồng? Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy Đặng Đại Tình cho biết: “Đơn vị cũng chuyển toàn bộ hồ sơ qua công an, điều tra về bằng giả có thể mở rộng ra ngoài địa bàn. Phát hiện làm bằng giả hoặc tham gia đường dây làm bằng giả thì chờ cơ quan công an điều tra, xác minh cụ thể”.

Chuyện ở huyện Yên Thành, Nghệ An: Bắt quả tang Phó Bí thư và Trạm trưởng y tế xã đánh bạc ăn tiền, theo trang Nhà Báo và Công Luận. Công an huyện cho biết, tối 17/2/2019, họ đã bắt quả tang nhóm đánh bài ăn tiền tại nhà một người dân ở xã Phúc Thành, trong đó có Nguyễn Văn Lương, Chủ tịch HĐND xã và Phạm Hồng Lam, Trạm trưởng Trạm y tế xã. Ông Nguyễn Trọng Dũng, Bí thư Đảng ủy xã nói rằng, “hai ngày qua không thấy ông Lương “đến cơ quan làm việc”.

Báo Thanh Tra đặt câu hỏi: Bí thư bị tố cùng địa chính vận động ký giấy tờ làm khống hồ sơ rút tiền? Ông Vũ Đức Cường, Bí thư phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa “bị người dân tố cùng với nữ địa chính là bà Dương Thị Hà xuống tận nhà dân vận động ký vào giấy tờ rồi làm khống chứng từ, hồ sơ để rút tiền đền bù, giải phóng mặt bằng”.

Một cán bộ chia sẻ: “Tôi cũng ở thôn Đông Thôn, khi nghe thông tin về việc cán bộ phường về vận động các hộ dân không có đất ký vào giấy tờ để làm khống hồ sơ, rút tiền thì tôi rất buồn”.

Mời đọc thêm: Nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Biên Hòa bị truy tố (NLĐ). – Truy tố nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Biên Hòa (KT&ĐT). – Ăn chặn tiền, nguyên trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Biên Hòa sắp hầu tòa (KT). – Bảy người mua chứng chỉ dỏm để thi viên chức (PLTP). – Quảng Bình: Mua chứng chỉ giả, nhiều viên chức bị xem xét khởi tố (TN&MT).

Phó Bí thư Đảng ủy xã và trưởng trạm y tế bị bắt trên chiếu bạc (Infonet). – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã bị bắt quả tang đang đánh bạc (BVPL). – Nguyên giám đốc sở vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng (Tin Tức). – Vụ nữ cán bộ địa chính bị bắt: Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn từ chối trả lời báo chí (TH&PL).  

Luật riêng cho cán bộ

Báo Thanh Niên đưa tin: Kỷ luật cảnh cáo, trưởng công an xã lại được điều chuyển làm… trưởng công an xã. Chiều 19/2/2019, huyện ủy Đức Hòa, Long An cho biết, ông Nguyễn Hoàn Khải, Trưởng công an xã Hòa Khánh Tây, đã bị UBKT Huyện ủy kỷ luật cảnh cáo. Hồi tháng 4/2018, ông Khải từ chối làm CMND cho 3 trẻ mồ côi. Sau đó, ông trả lời điện thoại “làm CMND mỗi người 150 triệu, nhưng cuối cùng là giá 300 triệu. Toàn bộ cuộc nói chuyện được người dân ghi âm, sau đó phản ánh đến báo chí và công an tỉnh”.

Tuy nhiên, dù nhận 2 quyết định kỷ luật, ông Khải vẫn được UBND huyện điều về xã Tân Phú. “Trước khi về xã Hòa Khánh Tây, ông Nguyễn Hoàn Khải là Trưởng công an xã Tân Phú. Nay bị kỷ luật, ông Nguyễn Hoàn Khải quay lại xã đã từng công tác”.

Mời đọc thêm: Trưởng công an xã đòi 300 triệu làm chứng minh thư được chuyển sang làm… Trưởng công an xã khác (!) (DT). – Bị kỷ luật, trưởng công an xã này sang làm trưởng công an xã kia (TT). – Lạ lùng việc chuyển công tác Trưởng Công an xã bị tố “đòi 300 triệu làm CMND” (KT).

Hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim

RFA có bài: Mỹ—Triều với vị thế “quốc gia tầm trung” của Việt Nam. Bài viết bình luận: “Đây là cơ hội giúp Việt Nam thắt chặt thêm các mối bang giao với Hoa Kỳ, nhất là trong hoàn cảnh hai quốc gia đều đang cần đến nhau, cả về mặt kinh tế lẫn địa-chiến lược, khi mà cục diện quốc tế đứng trước những đảo lộn trăm năm mới diễn ra một lần”.

Zing đưa tin: Mật vụ Mỹ tới kiểm tra khách sạn Marriott trước hội nghị Trump – Kim. Trưa 19/2/2019, “một đoàn khoảng chục người từ phái đoàn Mỹ đã có mặt tại sảnh chính của khách JW Marriott” ở TP Hà Nội. “Họ có dáng người cao ráo, nói tiếng Anh, và đã gặp những người quản lý cấp cao của khách sạn tại sảnh chính trong ít phút và được dẫn xuống tầng dưới để tiếp tục xem xét”.

Mời đọc thêm: Đặc sứ Bắc Hàn đến Hà Hội (RFA). – Hàn Quốc lập trung tâm báo chí đưa tin hội nghị Mỹ-Triều ở Hà Nội (TTXVN). – Tàu bay hạng nặng C-17 phục vụ đoàn Tổng thống Trump mang gì đến Nội Bài? (GT). – Huy động hàng nghìn cảnh sát bảo vệ thượng đỉnh Mỹ – Triều (TP). – Cảnh sát cơ động trực 100% quân số trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều (SGGP). – Miễn phí cắt tóc kiểu ông Trump, Kim Jong Un tại Hà Nội (Zing).

***

Thêm một số tin: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh sắp đi thăm Đức không chính thức (TD). – Để Sài Gòn thành Singapore chỉ cần có ước mơ 20 năm (BBC). – Vụ Trương Duy Nhất sẽ thổi bùng ngọn lửa xung đột nội bộ? (Blog VOA). – Tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình bị nói “chấp hành án phạt tù kém” (RFA). – Cục Thú y xác nhận bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên, Thái Bình (TN). – Chờ lãnh đạo tỉnh Hậu Giang “xử” vụ xe biển xanh đi dự tiệc ở Cần Thơ (NLĐ). – Hàng trăm hộ dân sống trong hai chung cư chờ sập ở Sài Gòn (VNE).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây