LTS: Chúng tôi có nhận được loạt bài viết về Trương Duy Nhất của tác giả Hồng Hà gửi đến. Một số chi tiết nêu trong bài rất khó kiểm chứng, chúng tôi xin được đăng lại nguyên văn, nhờ quý độc giả giúp kiểm chứng thật hư những thông tin trong loạt bài viết này.
____
Hồng Hà
9-2-2019
Bố của Trương Duy Nhất tên là Trương Nghề, ông quê huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; tập kết năm 1954. Trương Duy Nhất là con thứ, sinh 1964 trên đất Bắc.
Nhất được xem là con nhà “Cộng sản nòi”. Nhất học lớp Văn K7 ĐHTH Huế. Ra trường năm 1987, Nhất đầu quân về báo Công an tỉnh QN-ĐN.
Nhiều năm, cặp PV Duy Nhất – Hữu Huân luôn “làm mưa làm gió” trên trang báo Công an QN-ĐN này. Ngòi bút của họ tâng bốc người này lên mây xanh, nhưng cũng có thể dìm người khác xuống đến… tận cùng.
Các Giám đốc quốc doanh cũng khiếp, cánh CA, Hải quan cũng e dè, sợ có ngày bị..cặp Nhất- Huân “đánh” cho “thân bại danh liệt”.
Tính khí ngang tàng, sau mấy lần say rượu, chạy xe máy gây tai nạn, gây mất đoàn kết nội bộ…; cơ quan chủ quản (sở Công an QNĐN) quyết định kỷ luật Trương Duy Nhất. Lúc đó, Trung tá Lê Minh Hùng ( TBT báo, cháu rể của Phó GĐ CA tỉnh ) vẫn không cứu được Nhất.
Tháng 6/1995, Trương Duy Nhất khăn gói rời báo CA QN-ĐN. Không lâu sau, Nhất đầu quân cho báo Đại Đoàn Kết. Là phóng viên năng nổ, nhạy bén; bài viết sắc sảo, gai góc và dũng cảm; cho nên chẳng bao lâu Nhất được chọn làm trưởng đại diện, khi báo ĐĐK mở VP tại khu vực miền Trung. Từ đây, Nhất trở thành nhà báo quyền lực, với đúng nghĩa đen và nghĩa bóng, tại dải đất miền Trung và Tây nguyên.
Nhất từng “đánh” Phó chủ tịch tỉnh Q, giám đốc sở tỉnh H, v..v..(như lời nhất kể) bay “ghế”.
Năm 1997, tp Đà nẵng được tách ra khỏi tỉnh QN-ĐN, rồi là TP trực thuộc Trung ương. Nguyễn Bá Thanh, chủ tịch TP nổi lên như một “ngôi sao”. Bá Thanh đi đâu, làm gì, cánh nhà báo đều “tiền hô hậu ủng”. Rất thức thời, Nhất “đầu quân” cho Nguyễn Bá Thanh.
Đường xá được mở rộng, cây cầu Sông Hàn được xây dựng bằng tiền của cán bộ-CNV, lực lượng vũ trang và nhân dân Đà nẵng. Nhưng mặc kệ, báo chí chỉ ngợi ca là Bá Thanh làm, Bá Thanh quyết, xem như là tiền của gia đình Bá Thanh bỏ ra. (Chuyện về NBT sẽ đề cập dịp khác).
Vụ án “Cầu sông Hàn” năm 2000, với việc cơ quan điều tra khởi tố bắt giam Phạm Minh Thông và đồng bọn tham nhũng và rút ruột công trình hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, Thông khai đã “chi %” cho Bá Thanh nhiều tỷ đồng.
Ngày đó, bằng ngòi bút, bằng mưu sự, Trương Duy Nhất ra sức bảo vệ Bá Thanh và Phạm Minh Thông. Nhất cho rằng Bá Thanh “trong sạch”, Phạm Minh Thông “vô tội và bị ép cung” (!)
Từ nguy cơ sự nghiệp chính trị chấm hết, Bá Thanh “lội ngược dòng phút 89” để lên Bí thư Thành uỷ, Đại tá GĐ sở CA Trần Văn Thanh phải rời Đà nẵng chuyển công tác ra Hà nội.
Công của Nhất lớn đến đâu, Nhất thân quen lãnh đạo TP thế nào? Thử nhìn xem con đường Tống Phước Phổ (con đường quy hoạch phân lô đầu tiên ở ĐN) nơi suất đất chỉ dành cho cán bộ cỡ Thường vị Thành uỷ và chủ chốt, Nhất được bố trí mua một suất, ở gần nhà của Chủ tịch UBND TP Hoàng Tuấn Anh; thì sẽ hiểu phần nào.
Về phần Vũ Nhôm (Phan Văn Anh Vũ), từ một kẻ tội phạm trong đường dây “tiêu thụ xe gian” bị khởi tố năm 1997, sau chỉ bị xử lý hành chính; Vũ trở thành “đệ tử” Nguyễn Bá Thanh và “anh em ngoài xã hội” với Trương Duy Nhất.
Một xuất thân từ làng báo, một từng trải lăn lộn chốn giang hồ; Vũ và Nhất cả hai nhanh chóng tâm đầu ý hợp trong việc “cò đất” và mua bán công sản.
Vũ trở thành “đệ tử” của Trần Đại Quang từ “dây nhợ” gia đình, “đệ tử” của Bá Thanh trong việc “làm thịt” công sản.
Trương Duy Nhất chỉ là “đệ” của Bá Thanh và là tâm giao với Vũ Nhôm trong quan hệ cộng sinh.
Ngày 19/7/2004 UBND TP. Đà Nẵng đã ra Quyết định số 5755/QĐ-UB chuyển quyền sử dụng đất tại số nhà 82 Trần Quốc Toản cho báo Đại Đoàn Kết để làm trụ sở văn phòng thường trú. Nhưng một thời gian ngắn sau, Đinh Đức Lập, Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết lúc đó đã nhượng lại cho Vũ, để Vũ xây dựng biệt thự, với giá hỗ trợ 1 tỷ đồng.
Như vậy, bất động sản tọa lạc tại số 82 Trần Quốc Toản, thành phố Đà Nẵng từ ngày 19/7/2004 thuộc quyền sử dụng của báo Đại Đoàn Kết vẫn là công sản thuộc sở hữu Nhà nước.Báo Đại Đoàn kết là một cơ quan của MTTQ Việt Nam, được xếp vào loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp công lập.
Chính ông Lập thừa nhận rằng “2 Uỷ viên Bộ Chính trị là Trần Đại Quang và Tô Huy Rứa ép Lập phải bán công sản này cho Vũ Nhôm”. Thời điểm này, không thể không nói đến vai trò của Nhất trong “phi vụ” này, vì Nhất đương kim Trưởng VP đại diện báo ĐĐK, nơi đứng đơn xin mua công sản 82 Trần Quốc Toản. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ “mắc xích” này.
Tháng 8/2006, Vũ Nhôm thành lập Công ty TNHH I.V.C, chuyên kinh doanh bất động sản. I.V.C là tên viết tắc của 3 người:
• (I): Trương Duy Nhất, cựu trưởng đại diện Báo Đại Đoàn Kết tại miền Trung, một cây bút có “số má”, người dám ghép hình thủ tướng 3D vào thùng rác và đưa lên trang cá nhân. Sau này Nhất bị bắt, kết án 2 năm tù giam.
• (V): Phan Văn Anh Vũ.
• (C): Phan Minh Cương (một người bà con của Vũ).
Nêu như thế, để thấy Vũ đã “bắt cầu” với báo chí thế nào.
TDN đã bị tóm. TDN kẻ cơ hội. Còn Hồng hà thuộc băng đảng, phe nhóm nào???
Xã hội này, chỉ còn mỗi dân đen là không cơ hội thôi.
Đậy là loạt bài dọn đường dư luận quen thuộc của chính quyền CS trong các vụ phe nhóm giải phóng nhau từ 80 năm nay. Như vậy là lão Nhứt còn sống, đã bị bắt cóc bởi an ninh cộng sản ở ngoại quốc, dạng như Trịnh xuân Thanh.
qx