Chúng ta đã hiểu gì về dân vườn rau Lộc Hưng

FB Mạnh Đặng

24-1-2019

Bà con vườn rau Lộc Hưng tiếp xúc với các luật sư. Ảnh: LS Trịnh Vĩnh Phúc

Vào một chiều cuối năm âm lịch, chúng tôi có cuộc hẹn làm việc với bà con là nạn nhân bị phá dỡ nhà ở Vườn Rau Lộc Hưng. Bất ngờ, buổi làm việc ấy đã là một món quà quý mà chúng tôi may mắn được nghề nghiệp “lì xì” sớm cho ngày tết sắp đến.

Đến đúng giờ hẹn thì bà con đã hiện diện đông đủ ở đấy chờ chúng tôi tự bao giờ. Trong căn phòng khách nhỏ, hơn 30 người gồm cả những cụ bà lớn tuổi chen chúc ngồi bệt dưới sàn nhà và nhường cho chúng tôi chỗ ngồi trên ghế salon. Tất nhiên, chúng tôi đã chẳng dám sỗ sàng ngồi vào đấy.

Sau vài lời giới thiệu, chúng tôi tóm tắt về đánh giá sơ bộ của nhóm luật sư đối với sự việc của bà con và có ý muốn nghe các thắc mắc của họ. Đáp lại, chỉ là những ánh mắt hiền hậu, nhìn chúng tôi như chờ đợi. Mãi rồi mới có cánh tay rụt rè đưa lên xin hỏi … Có lúc, chúng tôi hỏi chuyện một cụ bà, cụ cho biết mình đã trên 70 tuổi, tuy lưng đã hơi còng mà vẫn hàng ngày chăm chỉ kéo nước ra vườn rau để tưới, nhưng giờ thì … cụ im bặt, mắt xa xăm.

Trước giờ, chúng tôi vẫn biết bà con vốn rất hào hiệp, đã từng dang tay cưu mang biết bao nhiêu đồng bào hoạn nạn, cơ nhỡ.

Nay càng tiếp xúc với họ, càng xác quyết trong chúng tôi lòng tin về một cộng đồng giáo dân tốt và lành như bụt, sống chân thật, chan hòa, chia sẻ, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, chỉ biết an phận “Kính Chúa, yêu rau”. Vũ khí “sát thương” nhất mà họ sở hữu chỉ là sự cầu nguyện khi cuộc sống thách thức, quăng quật họ như đã từng quăng quật Thầy của họ.

Mới thấy, quá nhẫn tâm, ác độc khi “ai đó” đã từng nỗ lực “chuốc độc” cho công chúng khi mô tả về khu vực Vườn Rau Lộc Hưng như một nơi dung túng, chứa chấp tội phạm xã hội, đối tượng nghiện ngập, là môi trường bài bạc, đá gà … Điều đó ắt hẵn không vô tình, điều đó là hữu ý để bào chữa cho những hình ảnh đang loang truyền khắp thế giới về cảnh hoang tàn, đổ nát của những mái ấm nay đã trở thành đống gạch vụn.

Lúc này, các luật sư chưa thể mang công lý đến cho họ, nhưng các luật sư đã chuyển đến cho họ sự cảm thông của cả một cộng đồng, rằng họ không hề đơn độc trong hành trình mưu tìm công lý của mình, dù hành trình ấy có gian nan đến thế nào!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Học Giả Nguyễn Duy

    con ơi mẹ dặn câu này
    cướp đêm là giặc cướp ngày là quan – (ca dao xưa)

    Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
    cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
    có con dấu đóng đỏ tươi
    có còng có súng dùi cui nhà tù

    cướp xưa lén lút tù mù
    cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
    con trời bay lả bay la
    cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng

    dân oan tuôn lệ ròng ròng
    mất nhà mất đất nát lòng miền quê
    tiếng than vang động bốn bề
    cướp từ thôn xóm tiến về thành đô

    ai qua thành phố Bác Hồ
    mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
    bây giờ mẹ phải dặn thêm
    quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.

    Nguồn Mạng

  2. Học Giả: Thái Bá Tân

    Mục đích của cách mạng
    Vô sản và công nông
    Là thông qua bạo lực
    Biến của tư thành công.

    Khi cách mạng thắng lợi,
    Nhanh chóng hoặc từ từ,
    Các quan chức cộng sản
    Biến của công thành tư.

    Cộng sản gây đau khổ
    Cho hàng triệu, triệu người
    Rốt cục để mang lợi
    Cho một số ít người.

    Một sự thật chua xót –
    Các vấn đề của ta,
    Cách này hay cách nọ,
    Từ cộng sản mà ra.

    Nguồn Mạng.

  3. HỌC GIẢ NGUYỄN DUY.

    Phúc chu thủy tín dân do thủy (*)

    Thượng sách muôn đời lấy dân làm gốc
    nhân dân đây
    cái gốc quốc gia này.

    Bán mặt cho đất
    bán lưng cho trời
    nhân dân mẹ cha
    nhân dân ông bà
    nhân dân tổ tiên
    nhân dân nguồn cội
    hột gạo củ khoai nuôi nấng cả giống nòi.

    Mảnh đất truyền đời
    chát mồ hôi
    đắng máu
    lớp lớp anh hùng áo vải
    lớp lớp xác người giữ đất
    vẫn nhân dân.

    Sao nên nỗi người cày không có ruộng
    luật hoang vu hoang hóa nhân tình?

    Sao có kẻ sống mọt đời vắt vểu
    ăn quả trên cành tè axit gốc cây?

    Ai ủ cái ung mủ tanh khoang mũi
    ngửi hoa hồng sặc một mùi hôi?

    Ai nuôi cái mù lòa đáy mắt
    nhìn nhân dân ngấp ngoáng bóng thù?

    Ai lăm lăm đẩy dân sang phía địch
    tự biến thành thù địch trước nhân dân?

    Lai tỉnh
    hỡi lương tri
    lai tỉnh!

    (*) Lật thuyền mới biết dân là nước
    (Quan hải, Nguyễn Trãi)

    Nguồn Mạng.

Comments are closed.