Nhân Trần
20-12-2018
Trong bài viết trước của tôi “Biểu hiện một quốc gia thất bại”, có viết: người Việt “họ mất đi một niềm tin lớn… để gắn kết tinh thần chung”. Nhiều bạn thắc mắc hỏi tôi, “niềm tin lớn” là cái gì? Điều đó khiến tôi phải suy nghĩ để trả lời các bạn trong bài viết này.
Để tạo nên một quốc gia, không phải chỉ có những yếu tố cơ học như biên giới, địa lý, dân số, luật pháp, quân đội, kinh tế… (những thứ có thể nhìn thấy được) mà còn có cả những thành tố khác như văn hóa, tôn giáo, lịch sử, lý tưởng chung… (những thứ không nhìn thấy được), tất cả những thứ đó cấu thành một quốc gia trọn vẹn. Nhưng quan trọng hơn hết đó chính là lý tưởng chung mà tất cả mọi người dân đều hướng đến, tôi gọi đó là “niềm tin lớn”.
Đó là để trả lời cho một câu hỏi: Nếu bạn phải chết cho đất nước thì bạn chết vì điều gì?
Người Mỹ sẽ trả lời rằng: tôi sẽ chết cho tự do của bản thân và đất nước mình. Vậy tự do là lý tưởng chung của người Mỹ. Người Pháp sẽ trả lời rằng: Tôi sẽ chết cho bình đẳng và bác ái. Người Nhật sẽ nói rằng: Tôi sẽ chết vì danh dự của Nhật Hoàng. Đó là lý tưởng chung, ý chí chung và những điều thiêng liêng nhất trong tiềm thức của mỗi người dân một quốc gia từ khi được sinh ra.
Còn với người Việt Nam?
Lịch sử Việt Nam được hình thành xuất phát từ một niềm tin lớn là thoát khỏi sự xâm lược và đô hộ của đế quốc Trung Hoa phương bắc. Đó là thời kỳ huyền sử của các Vua Hùng, vua Thục Phán – An Dương Vương, đến thời kỳ lịch sử của Hai Bà Trưng, Bà Triệu và các triều đại phong kiến sau này.
Năm 1945, để cướp được chính quyền, đảng cộng sản Việt Nam đã dựa vào một mong muốn chung của dân tộc khi ấy là thoát khỏi sự cai trị của thực dân Pháp, thời kỳ này họ gọi là “giành lại độc lập từ tay thực dân Pháp”, nhưng niềm tin lớn của người dân Việt Nam chính là “độc lập dân tộc”. Sau đó là việc đuổi đế quốc Mỹ, đánh chiếm miền Nam mà họ gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Họ đã dựa vào ý chí chung này để đoàn kết người dân lại với nhau, làm lên những sự kiện kinh thiên động địa, đánh dấu vị trí Việt Nam trên bản đồ lịch sử của nhân loại. Đây là thời kỳ người dân Việt Nam vì một lý tưởng chung là “thống nhất đất nước”.
Sau khi hoàn tất việc “thống nhất đất nước” mà “có hàng triệu người vui cũng có hàng triệu người buồn” (lời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) ấy, những nhà lãnh đạo độc tài đã khéo léo làm cho miền Nam tiến kịp miền Bắc xã hội chủ nghĩa, khiến hàng triệu người chết đói, chết ngục và hàng triệu người bỏ nước ra đi.
Năm 1986, họ buộc mình phải thay đổi chính sách kinh tế để tồn tại, do thành trì chủ nghĩa xã hội Liên Xô đang chết dần và phải đối đầu với đàn anh phản bội Trung Quốc (1979-1990). Thực chất họ cũng đang chết chìm trong cái hệ thống chủ nghĩa xã hội. Lúc này người dân đã mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần. Người ta hoài nghi, xét lại và mất niềm tin về lá cờ “chủ nghĩa xã hội” ấy.
Ngày nay, lá cờ “chủ nghĩa xã hội” đã hết linh thiêng nhưng đảng Cộng sản vẫn cố giương nó lên, thậm chí đưa nó vào trong Quốc hiệu, Hiến pháp và trên các bức tường trong hội trường ở khắp mọi nơi để báo cho người ta biết rằng nó còn tồn tại. Thậm chí nó còn can thiệp vào tư duy một nền kinh tế “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” làm kinh tế đất nước mãi không phất lên được và luồn vào cả một tôn giáo lớn nhất cả nước là Phật giáo “Đạo Pháp – Dân Tộc – Chủ nghĩa xã hội” khiến Phật giáo không còn là Phật giáo.
“Chủ nghĩa xã hội” là một niềm tin lớn mà đảng Cộng sản Việt Nam đang cố gắng nhét cho bằng được vào đầu của mỗi người dân ở thế kỷ này. Người lớn tuổi thì không còn tin vào nó nữa, người ít tuổi thì không biết nó là cái gì. Ngay cả đến ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lý luận kiệt xuất của đảng Cộng sản cũng còn mù mờ khi nói rằng: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” (năm 2013).
Đảng Cộng sản chỉ có một cái cọc duy nhất để bám víu đó là thành tích của quá khứ và có một lý luận duy nhất để tồn tại: chủ nghĩa xã hội. Nếu họ rời xa cái cọc này, lập tức họ sẽ bị nhấn chìm trong làn sóng văn minh của nhân loại bởi trước một “thế giới phẳng” mọi thứ sẽ bị cuốn bay trong chốc lát khi cứ mãi đóng cửa tư duy.
Chủ nghĩa xã hội không phải là lý tưởng mà người dân Việt Nam hướng đến, và chưa bao giờ là một niềm tin lớn của người dân Việt Nam. Người Việt Nam luôn hướng đến một đất nước độc lập, một xã hội tự do, người dân bình quyền và tinh thần nhân văn chứ không phải một chủ nghĩa cũ kỹ mà nhân loại đã khai tử.
Đó là lý do mà theo tôi người dân Việt Nam ngày nay không đoàn kết. Họ không tin tưởng vào chính sách của nhà nước, càng không tin tưởng vào cách làm việc của quan chức từ trung ương tới địa phương. Họ không tin tưởng vào luật pháp vì luật pháp không dành cho người dân. Hệ quả là họ không tin tưởng lẫn nhau vì họ không có gì để bảo đảm sự công bằng.
Đó cũng là lý do mà ngay cả nền giáo dục quốc dân không có một triết lý giáo dục hoàn chỉnh. Mỗi đời bộ trưởng là một triết lý giáo dục mới ra đời. Trong khi triết lý giáo dục là nền móng tư duy của một quốc gia. Đó là một nền giáo dục thiếu niềm tin.
Chính vì thiếu một niềm tin lớn này mà xung đột giữa các tổ chức ngày càng nhiều: xung đột tôn giáo, xung đột vùng miền, xung đột sắc tộc và xung đột giữa người dân với chính quyền. Tất cả đều do không có một lý tưởng chung để cùng nhau hướng đến.
Một đất nước mà không có lý tưởng chung, giống như con người không có mục đích để sống. Mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn và mất phương hướng đúng với tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay.
Vậy, nếu phải chết cho đất nước, bạn sẽ chết vì điều gì?
– “Vậy, nếu phải chết cho đất nước, bạn sẽ chết vì điều gì?”
Có còn đất nước đâu nữa mà được chết cho đất nước?
Chỉ cần nghĩ đến phải sống trong cái chế độ do Đảng lợn CSVN lãnh đạo, là người ta đã không muốn sống. Còn những người có lòng tự trọng cao, dù có phải chết, họ muốn được làm “qủy nước Nam”, còn hơn là làm thằng Việt gian “CSVN”.
Nhận định của tác giả về Phật giáo thời CS.rất chính xác.
Hoan hô tác giả đã thấu đáo nhìn ra một trong những nan đề
phải giải quyết trước nhất thì mới cứu nước đưọc.
Tại sao ? Đó là cái chỉa khóa mở ra cổng đoàn kết quốc gia.
Một bài viết sâu sắc, hay, và đặt câu hỏi nhức nhối về niềm tin (faith) cho mọi người. Cảm ơn tác giả!
Phần tôi, xin trả lời thật đơn giản: TỔ QUỐC- DANH DỰ- VÀ TRÁCH NHIỆM.
( không có đuôi XHCN dính theo chữ Tổ quốc thiêng liêng nhé )
Tớ nghĩ nếu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thật sự thống nhất sẽ có rất nhiều người (sẽ) chết . Thui thì chúng ta cùng đồng lòng chết cho sự thống nhất của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vậy . Tui thì có thể sẽ chết vì vui mừng nếu có tin thống nhất của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa . Vui sao nước mắt lại trào, lời của 1 bài hát .
Còn bi giờ thì phải sống để chứng kiến những câu nói láo trắng trợn như “Năm 1945, để cướp được chính quyền, đảng cộng sản Việt Nam đã dựa vào một mong muốn chung của dân tộc khi ấy là thoát khỏi sự cai trị của thực dân Pháp, thời kỳ này họ gọi là “giành lại độc lập từ tay thực dân Pháp”, nhưng niềm tin lớn của người dân Việt Nam chính là “độc lập dân tộc”. Sau đó là việc đuổi đế quốc Mỹ, đánh chiếm miền Nam mà họ gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Họ đã dựa vào ý chí chung này để đoàn kết người dân lại với nhau, làm lên những sự kiện kinh thiên động địa, đánh dấu vị trí Việt Nam trên bản đồ lịch sử của nhân loại. Đây là thời kỳ người dân Việt Nam vì một lý tưởng chung là “thống nhất đất nước”
Hoặc chúng ta, aka các bạn trong nước có thể (đã & tiếp tục) chết vì những câu nói láo trắng trợn này .
Biết tại sao tớ biết phần trên nói láo không ? “Ngày nay, lá cờ “chủ nghĩa xã hội” đã hết linh thiêng” Có nghĩa thời “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” í mục tiêu chính không phải là “thống nhất đất nước”, mà là “giải phóng miền Nam” khỏi ách cai trị của dân chủ tư bẩn, để miền Nam cũng được tiến lên chủ nghĩa xã hội như miền Bắc . “giải phóng miền Nam” chỉ là cái cớ nhỏ . Phải chi thiếu tá Hồ Quang của Tàu Cộng aka Bác Hồ kính yêu của chúng ta mà còn sống, Bác Hồ có kêu gọi giải phóng cả ASEAN, chúng ta cũng sẽ hy sinh để thực hiện những ước muốn kinh thiên động địa của thiếu tá Hồ Quang của Tàu Cộng . Tớ nói thế có đúng không ạ ?