Nguyễn Đình Cống
11-12-2018
Tiếp theo đoạn 1 — đoạn 2 — đoạn 3 — đoạn 4 — đoạn 5
Chương 10: SỰ TRUYỀN BÁ THỊNH VƯỢNG
VINH DỰ GIỮA NHỮNG KẺ CẮP
Nước Anh thế kỷ 18 đã có một giải pháp đơn giản để xử lý các phạm nhân: Họ đã đày nhiều [phạm nhân] đến các thuộc địa trong đế chế.
Một đội tàu nhồi đầy các tù nhân đã đến Vịnh Botany năm 1788. Họ đã dựng trại ở Vũng Sydney, thuộc địa mới New South Wales.
Thuộc địa tù New South Wales gồm các tù nhân và những lính. Ðã có ít “người định cư tự do” ở Australia cho đến các năm 1820, và việc đày tù nhân, dù đã ngừng ở New South Wales trong năm 1840, đã tiếp tục cho đến 1868 ở Tây Australia. Các tù nhân đã phải thực hiện “công việc ép buộc,”
Tất nhiên đã có những người Aboriginal, có lẽ đông đến một triệu vào thời thành lập New South Wales. Nhưng họ đã ở rải rác khắp một lục địa mênh mông, và mật độ của họ ở New South Wales đã không đủ cho việc tạo ra một nền kinh tế dựa trên sự bóc lột họ. Ðã không có lựa chọn Mỹ Latin nào ở Australia.
Những người lính canh giữ cũng được hưởng lợi từ quyền tự do kinh tế của các tù nhân. Sản xuất đã tăng lên, và những người canh giữ đã dựng lên các độc quyền để bán hàng hóa cho các tù nhân. Món hàng béo bở nhất trong số này đã là rượu rum.
Gốc rễ của cuộc Phiến loạn Rum đã là kinh tế. Chiến lược trao cho các tù nhân các khuyến khích đã làm ra rất nhiều tiền cho những người như Macarthur, người đã đến Australia như một người lính trong nhóm tàu thứ hai cập bến năm 1790. Năm 1796 ông giải ngũ rời quân đội để tập trung vào kinh doanh. Vào thời đó ông đã có con cừu đầu tiên của mình, và đã nhận ra rằng có thể kiếm được rất nhiều tiền trong chăn nuôi cừu và xuất khẩu len. Macarthur chẳng bao lâu đã là người giàu nhất Australia, ông và các ông trùm cừu bạn ông đã được biết đến như những Kẻ Chiếm Ðất (Squatter), vì đất mà trên đó họ cho cừu ăn đã không phải là đất của họ. Nó là đất do chính phủ Anh sở hữu. Nhưng lúc đầu đấy đã là một chi tiết nhỏ. Những Kẻ Chiếm Ðất đã là giới elite của Australia, hay, thỏa đáng hơn, Chế độ Chiếm đất (Squattocracy).
Các tù nhân đã là lực lượng lao động duy nhất, và cách duy nhất đến khuyến khích họ đã là trả lương cho họ đối với công việc họ làm. Không bao lâu sau các tù nhân đã được phép trở thành các doanh nhân khởi nghiệp và thuê các tù nhân khác. Ðáng chú ý hơn, thậm chí họ đã được trao đất sau khi mãn hạn tù, và tất cả các quyền của họ đã được phục hồi. Một vài trong số họ đã trở nên giàu có, ngay cả Henry Cable mù chữ nữa. Vào năm 1798 ông đã sở hữu một khách sạn được gọi là Ramping Horse, và ông cũng đã có một cửa hàng. Ông đã mua một chiếc tàu và lao vào buôn da chó biển..
Xung đột tiếp theo ở New South Wales đã là giữa elite và phần còn lại của xã hội, gồm có các tù nhân, các cựu tù nhân, và gia đình họ. Elite, dẫn đầu bởi những người canh giữ trước kia và các binh lính như Macarthur. Chính phủ Anh đã cử John Bigge đến thuộc địa vào năm 1819 để đứng đầu một ủy ban điều tra về những sự phát triển ở đó. Bigge đã bị sốc bởi các quyền mà các tù nhân được hưởng và đã ngạc nhiên bởi bản chất dung hợp căn bản của các thể chế kinh tế của thuộc địa tù này.
Trong lúc Bigge đã thử vặn lại đồng hồ, các cựu tù nhân và con trai và con gái họ đã đòi hỏi nhiều quyền hơn. Quan trọng nhất, họ đã nhận ra, lại hệt như ở Hoa Kỳ, rằng để củng cố các quyền kinh tế và chính trị của họ một cách đầy đủ họ cần đến các thể chế chính trị mà sẽ bao hàm họ trong quá trình ra quyết định. Họ đã đòi hỏi các cuộc bầu cử mà trong đó họ có thể tham gia như những người ngang hàng và các thể chế đại diện và các hội đồng mà trong đó họ có thể giữ các chức vụ.
Các cựu tù nhân và các con của họ đã được lãnh đạo bởi nhà văn sôi nổi, nhà thám hiểm, và nhà báo William Wentworth. Vào lúc này, Wentworth đã là một người ủng hộ mạnh mẽ các thể chế chính trị dung hợp hơn, một quốc hội được bầu, sự xét xử bởi bội thẩm đoàn đối với các cựu tù nhân và gia đình của họ, và một sự chấm dứt lưu đày sang New South Wales. Ông đã bắt đầu một tờ báo, tờ Australian, mà từ đó trở đi hướng dẫn cuộc tấn công lên các thể chế chính trị hiện tồn. Macarthur đã không thích Wentworth và chắc chắn đã không thích cái ông đòi.
Sự phản đối mãnh liệt của Macarthur và những Kẻ Chiếm Ðất, tuy vậy, đã không thể chặn trào lưu ở Australia. Việc đòi các thể chế đại diện đã mạnh mẽ và đã không thể bị dập tắt. Vào các năm 1850, Australia đã đưa ra quyền đi bầu cho người da trắng trưởng thành. Các đòi hỏi của các công dân, các cựu tù nhân và gia đình của họ, bây giờ đã vượt xa mức mà William Wentworth đầu tiên đã hình dung. Hoàn cảnh ban đầu ở Sydney, New South Wales, đã rất giống hoàn cảnh ở Jamestown, Virginia, 181 năm trước.
Australia, giống Hoa Kỳ, đã trải qua một con đường khác đến các thể chế dung hợp so với con đường Anh đã đi. Ở nước Anh đã có một lịch sử dài về sự cai trị chuyên chế mà đã bám sâu và đã cần đến một cuộc cách mạng để xóa bỏ nó. Ở Hoa Kỳ và Australia, đã không có thứ như vậy. Mặc dù Lord Baltimore ở Maryland và John Macarthur ở New South Wales đã có thể mong mỏi một vai trò như vậy, họ đã không thể thiết lập một sự kìm kẹp đủ mạnh lên xã hội để cho các kế hoạch của họ ra quả. Các thể chế dung hợp được thiết lập ở Hoa Kỳ và Australia đã có nghĩa rằng Cách mạng Công nghiệp lan nhanh chóng đến các miền đất này và chúng bắt đầu trở nên giàu. Con đường mà các nước này đi đã được các thuộc địa như Canada và New Zealand noi theo.
Ðã vẫn có những con đường khác đến các thể chế dung hợp. Các phần lớn của Tây Âu đã đi một con đường thứ ba đến các thể chế dung hợp dưới sự thúc đẩy của Cách mạng Pháp, mà đã lật đổ chính thể chuyên chế ở Pháp và rồi đã gây ra một chuỗi các xung đột giữa các quốc gia mà đã truyền bá cải cách thể chế ngang qua phần lớn Tây Âu. Hệ quả kinh tế của những cải cách này đã là sự nổi lên của các thể chế kinh tế dung hợp ở hầu hết Tây Âu, Cách mạng Công nghiệp, và tăng trưởng kinh tế.
PHÁ VỠ CÁC RÀO CẢN: CÁCH MẠNG PHÁP
Cách mạng Pháp đã là một việc cấp tiến. Ngày 4 tháng Tám năm 1789, Quốc hội Lập hiến đã thay đổi hoàn toàn các luật bằng một hiến pháp mới. Ðiều thứ nhất nói rõ:
Quốc hội bằng cách này xóa bỏ hoàn toàn hệ thống phong kiến. Nó ra sắc lệnh rằng, giữa các quyền và thuế hiện tồn, cả phong kiến và địa tô, tất cả những thứ hình thành trong hay tượng trưng cho thân phận nông nô thực hay cá nhân sẽ bị xóa bỏ mà không có sự bồi thường nào.
Như thế, trong một cú đột kích, Cách mạng Pháp đã xóa bỏ hệ thống phong kiến và mọi giao ước và thuế mà nó đã đòi hỏi, và nó đã bãi bỏ toàn bộ những sự miễn thuế của giới quý tộc và tăng lữ. Nhưng có lẽ cái đã là cấp tiến nhất, thậm chí không thể tưởng tượng nổi vào thời ấy, đã là điều thứ mười một nói rõ:
Tất cả mọi công dân, không phân biệt dòng dõi, đều có quyền đối với bất cứ chức vụ hay chức tước cao nào, bất luận tu sĩ, dân sự, hay quân sự; và không nghề nào sẽ ngụ ý bất cứ sự xúc phạm nào.
Những cải cách này đã là bước đầu tiên theo hướng chấm dứt thế lực của các quốc vương Pháp chuyên chế. Nhờ nó, mà nước Pháp đã không bị sập bẫy với các thể chế chiếm đoạt ngăn cản tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng,
Trước cách mạng, Louis XIV đã cai trị mà không triệu tập Hội Ðồng. Dưới triều ông, Pháp đã đạt sự tăng trưởng kinh tế nào đó – thí dụ, tham gia vào thương mại Ðại Tây Dương và thuộc địa. Bộ trưởng tài chính có tài của Louis, Jean-Baptiste Colbert, cũng đã trông coi việc phát triển công nghiệp do chính phủ tài trợ và do chính phủ kiểm soát, một loại của sự tăng trưởng khai thác.
Mặc dù đã có một chút tăng trưởng kinh tế, vào thời Louis XVI lên nắm quyền trong năm 1774, tuy nhiên đã có những thay đổi lớn trong xã hội. Các vấn đề tài khóa trước đây đã biến thành một khủng hoảng, và Chiến tranh Bảy Năm với Anh giữa 1756 và 1763, trong đó Pháp đã mất Canada, đã đặc biệt tốn kém.
Trong thời gian đó, tâm trạng trong nước, và đặc biệt ở Paris, đã trở nên cấp tiến hơn. Quốc hội Lập Hiến đã thông qua phiên bản cuối cùng của hiến pháp ngày 29 tháng Chín, 1791, biến Pháp thành một nền quân chủ lập hiến.
Nhưng sự năng động của cách mạng sau đó đã bị thay đổi một cách không thể đảo ngược bởi cuộc chiến tranh nổ ra năm 1792 giữa Pháp và “liên minh đầu tiên,” do Áo dẫn đầu. Kết quả của quá trình này đã là giai đoạn được biết đến như Khủng bố, dưới sự chỉ huy của phe Jacobin do Robespierre và Saint-Just lãnh đạo, được tháo tung ra sau việc hành quyết Louis XVI và Marie Antoinette.
Nhưng Khủng bố đã chẳng mấy chốc vượt khỏi vòng kiểm soát và cuối cùng đã đi đến kết thúc vào tháng Bảy năm 1794 với việc tử hình các lãnh tụ của chính nó, kể cả Robespierre và Saint-Just. Tiếp theo đã là một thời kỳ ổn định tương đối, đầu tiên dưới thời của Hội đồng Ðốc chính (Directory) hơi kém hiệu quả, giữa 1795 và 1799, và sau đó với quyền lực được tập trung hơn dưới dạng một Chế độ tổng tài (Consulate) ba người, gồm có Ducos, Sieyès, và Napoleon Bonaparte. Ngay dưới thời Hội đồng Ðốc chính, vị tướng trẻ Napoleon Bonaparte đã trở nên nổi tiếng rồi vì các thành công quân sự của ông, và ảnh hưởng của ông đã chỉ tăng lên sau 1799. Chế độ tổng tài chẳng bao lâu sau đã biến thành sự cai trị cá nhân của Napoleon.
Các năm giữa 1799 và sự kết thúc của triều đại Napoleon, 1815, đã chứng kiến một chuỗi chiến thắng quân sự vĩ đại cho nước Pháp, kể cả chiến thắng tại Austerlitz, Jena-Auerstadt, và Wagram, bắt châu Âu lục địa quỳ gối. Các lực được tháo ra bởi cách mạng 1789 đã chấm dứt chính thể chuyên chế Pháp và một cách không thể tránh khỏi, cho dù chậm chạp, đã dẫn đến sự nổi lên của các thể chếdung hợp Pháp, và các phần của châu Âu nơi các cuộc cải cách cách mạng đã được xuất khẩu sang, sẽ tham gia vào quá trình công nghiệp hóa đang tiến triển trong thế kỷ thứ mười chín.
XUẤT KHẨU CÁCH MẠNG
Trước Cách mạng Pháp, đã có những hạn chế nghiêm ngặt đối với những người Do thái khắp châu Âu.
Khi Cách mạng Pháp nổ ra, Rothschild, đã sống tại Frankfurt (Đức). Vào đầu các năm 1780, Rothschild đã xác lập mình như một thương nhân hàng đầu về tiền đúc, kim loại, và đồ cổ ở Frankfurt. Nhưng giống tất cả những người Do Thái trong thành phố, ông đã không thể mở một doanh nghiệp bên ngoài khu dành riêng ghetto, hay thậm chí sống ở ngoài ghetto.
Năm 1791 Quốc hội Pháp đã giải phóng dân Do Thái Pháp. Ở Frankfurt tác động của chúng đột ngột hơn và có lẽ hơi không chủ tâm. Năm 1796 những người Pháp đã oanh tạc Frankfurt, Khoảng hai ngàn người Do Thái đã bị bỏ vô gia cư và đã phải chuyển ra ngoài ghetto. Nhà Rothschild đã ở trong số những người này.
Vào cuối thập kỷ, Rothschild đã là một trong những người Do Thái giàu nhất Frankfurt và đã là một nhà kinh doanh có uy tín lâu rồi. Sự giải phóng toàn bộ đã còn phải đợi đến 1811.
Ðây đã không là một sự kiện cô lập. Ðầu tiên các Ðội quân Cách mạng Pháp và rồi Napoleon đã xâm chiếm các phần lớn của châu Âu lục địa, và trong hầu như tất cả các vùng mà họ xâm chiếm, các thể chế hiện tồn đã là các tàn dư của thời trung cổ. Các lãnh tụ của Cách mạng Pháp và, sau đó, Napoleon đã xuất khẩu cách mạng sang các vùng đất này, tiêu diệt chính thể chuyên chế, và áp đặt sự bình đẳng trước luật. Cách mạng Pháp như thế đã chuẩn bị không chỉ nước Pháp mà phần lớn của phần còn lại của châu Âu cho các thể chế dung hợp và sự tăng trưởng kinh tế mà những thể chế này khích lệ. Các đội quân Cách mạng Pháp mau chóng đã bắt đầu thực hiện một quá trình cải cách triệt để trong các vùng mà họ đã chinh phục, xóa bỏ các vết tích còn lại của chế độ nông nô và các quan hệ đất đai phong kiến.
Cái đã được bắt đầu bởi các Ðội quân Cách mạng Pháp đã được tiếp tục, dưới hình thức này hay hình thức khác, bởi Napoleon. Quan trọng nhất, ông đã hệ thống hóa luật La Mã và các tư tưởng về bình đẳng trước luật vào một hệ thống pháp luật mà được biết đến như Bộ Luật [Code] Napoleon. Napoleon đã coi bộ luật này như di sản lớn nhất của ông và đã muốn áp đặt nó ở mọi lãnh thổ ông kiểm soát.
Tất nhiên, những cải cách được áp đặt bởi Cách mạng Pháp và Napoleon đã không phải là không thể bị đảo ngược. Ở một số nơi, như ở Hanover, Ðức, các elite cũ đã được phục hồi không lâu sau sự sụp đổ của Napoleon và phần lớn cái những người Pháp đạt được đã bị mất vĩnh viễn. Xét cho cùng, các đội quân Pháp đã gây ra nhiều đau khổ ở châu Âu, nhưng chúng cũng đã làm thay đổi triệt để tình hình (địa hình địa thế). Trong phần lớn châu Âu đã biến mất các quan hệ phong kiến. Những thay đổi này đã tạo ra các thể chế kinh tế dung hợp mà sau đó cho phép công nghiệp hóa bén rễ. Vào giữa thế kỷ thứ mười chín, công nghiệp hóa đã tiến triển nhanh trong hầu hết các nơi mà người Pháp kiểm soát, trong khi những nơi như Áo-Hungary và Nga, mà người Pháp đã không chinh phục, hay Ba Lan và Tây Ban Nha, nơi ảnh hưởng Pháp đã là tạm thời và hạn chế, nhìn chung vẫn trì trệ.
TÌM KIẾM TÍNH HIỆN ÐẠI
Vào mùa thu 1867, Toshimichi, một cận thần hàng đầu của lãnh địa phong kiến Satsuma, Nhật bản, đã đi từ kinh đô đến thành phố Yamaguchi. Ông đã gặp các lãnh đạo của lãnh địa Chōshū, có một kiến nghị: họ phải kết hợp lực lượng, hành quân về kinh đô, và lật đổ shogun, nhà cai trị Nhật Bản. Vào lúc này Toshimichi đã thuyết phục được các lãnh đạo của các lãnh địa Tosa và Aki rồi. Một khi các lãnh đạo của Chōshū hùng mạnh đồng ý, một Liên minh Satcho bí mật hình thành.
Trong năm 1868 Nhật Bản đã là một nước chậm phát triển về mặt kinh tế, từ năm 1600 bị kiểm soát bởi gia đình Tokugawa, mà kẻ cai trị của nó đã lấy tước hiệu shogun (người chỉ huy) trong năm 1603. Hoàng đế Nhật Bản đã bị cho ra ngoài lề và chỉ đảm đương vai trò nghi thức thuần túy.
Toshimichi bây giờ đã ngày càng được thuyết phục rằng Nhật Bản cần lật đổ chế độ shogun phong kiến, và cuối cùng ông đã thuyết phục được Shimazu Hisamitsu. Ðể tập hợp sự ủng hộ cho sự nghiệp của họ, họ đã gói ghém nó trong sự phẫn uất cao độ vì việc đẩy hoàng đế ra ngoài lề. Thỏa ước Ōkubo Toshimichi đã ký với lãnh địa Tosa là cấp tiến, và mặc dù điều 1 tuyên bố rằng “quyền lực chính trị của đất nước phải được trả lại cho Triều Ðình Hoàng đế, và mọi sắc lệnh được ban hành bởi Triều Ðình,” nó đã bao gồm sự khôi phục hoàng đế rất nhiều. Các điều 2, 3, 4, và 5 tuyên bố:
2. Hai cơ quan lập pháp, Thượng viện và Hạ viện, phải được thiết lập, và mọi biện pháp của chính phủ phải được quyết định trên cơ sở ý kiến chung.
3. Những người có năng lực giữa các lãnh chúa, các quý tộc và nhân dân nói chung phải được dùng như các ủy viên hội đồng, và các chức vụ truyền thống của quá khứ mà đã mất mục đích của chúng phải bị bãi bỏ.
4. Công việc đối ngoại phải được thực hiện theo các quy chế thích hợp được soạn ra trên cơ sở ý kiến chung.
5. Luật pháp và các quy định của các thời trước phải được xếp sang một bên và một bộ luật mới và phù hợp phải được chọn.
Shogun Yoshinobu đã đồng ý từ chức, và vào ngày 3 tháng Giêng, 1868, Minh Trị Duy Tân (Meiji Restoration) đã được tuyên bố. Mặc dù các lực lượng Satsuma và Chōshū bây giờ đã chiếm kinh đô và thủ đô đế chế Kyōto, họ đã sợ nhà Tokugawas sẽ thử lấy lại quyền lực và tái lập chế độ shogun. Toshimichi đã muốn nhà Tokugawas bị nghiền nát vĩnh viễn. Ông đã thuyết phục hoàng đế bãi bỏ lãnh địa Tokugawa và sung công đất của họ. Ngày 27 tháng Giêng cựu shogun Yoshinobu đã tấn công các lực lượng Satsuma và Chōshū, và nội chiến đã nổ ra; nó đã diễn ra ác liệt cho đến mùa hè, khi cuối cùng nhà Tokugawa bị đánh bại.
Tiếp sau Minh Trị Duy Tân đã có một quá trình cải cách biến đổi ở Nhật Bản.
Giữa thế kỷ 19, cả Trung Quốc và Nhật Bản đã là các quốc gia nghèo, tiều tụy dưới các chế độ chuyên chế. Chế độ chuyên chế ở Trung Quốc đã tỏ vẻ nghi ngờ sự thay đổi trong hàng thế kỷ. Mặc dù đã có nhiều sự giống nhau giữa Trung Quốc và Nhật Bản, cũng đã có những khác biệt chính trị đáng chú ý. Trung Quốc đã là một đế chế quan liêu tập trung được cai trị bởi một hoàng đế chuyên chế. Cấu trúc của các thể chế chính trị Nhật Bản đã là khác. Chế độ shogun đã dẹp hoàng đế sang bên lề, nhưng như chúng ta đã thấy, quyền lực của nhà Tokugawa đã không phải là tuyệt đối, và các lãnh địa như lãnh địa Satsumas đã duy trì sự độc lập, thậm chí cả khả năng để tiến hành buôn bán với nước ngoài nhân danh chính họ.
Như một hệ quả của những khác biệt ban đầu này, mỗi nước đã đáp lại một cách khác nhau đối với những thách thức của thế kỷ thứ mười chín, và Nhật Bản và Trung Quốc đã phân kỳ một cách đầy kịch tính khi đối mặt với bước ngoặt do Cách mạng Công nghiệp tạo ra. Trong khi các thể chế Nhật Bản đã được biến đổi và nền kinh tế đã bước lên con đường tăng trưởng nhanh, thì ở Trung Quốc các lực thúc đẩy sự thay đổi thể chế đã không đủ mạnh, và các thể chế khai thác đã tồn tại dai dẳng phần lớn không giảm sút cho đến khi chúng đổi sang hướng tồi tệ với cách mạng cộng sản của Mao trong năm 1949.
GỐC RỄ CỦA SỰ BẤT BÌNH ÐẲNG THẾ GIỚI
Chương này và ba chương trước đã kể câu chuyện về các thể chế kinh tế và chính trị dung hợp đã nổi lên như thế nào ở nước Anh để làm cho Cách mạng Công nghiệp là có thể, và vì sao một số nước nào đó đã được lợi từ Cách mạng Công nghiệp và đã bước lên con đường tăng trưởng, trong khi các nước khác đã không hay, thực ra, đã kiên quyết từ chối việc cho phép thậm chí sự bắt đầu công nghiệp hóa. Liệu một nước đã có bắt đầu công nghiệp hóa hay không phần lớn đã là một chức năng của các thể chế của nó. Hoa Kỳ, mà đã trải qua một sự biến đổi giống như Cách mạng Vinh quang Anh, đã phát triển kiểu riêng của mình về các thể chế chính trị và kinh tế dung hợp vào cuối thế kỷ thứ mười tám. Nó như thế trở thành quốc gia đầu tiên để lợi dụng các công nghệ mới đến từ các Ðảo Anh, và chẳng bao lâu sau vượt qua Anh và trở thành người mở đường của công nghiệp hóa và thay đổi công nghệ. Australia đã đi theo một con đường tương tự.
Australia đã có thể khởi đầu quá trình riêng của mình về tăng trưởng kinh tế. Australia và Hoa Kỳ đã có thể công nghiệp hóa và phát triển nhanh bởi vì các thể chế tương đối dung hợp của họ đã không ngăn chặn các công nghệ mới, sự đổi mới, hay sự phá hủy có tính sáng tạo.
Không phải vậy ở hầu hết các thuộc địa Âu châu khác. Sự năng động của họ là hoàn toàn ngược với sự năng động ở Australia và Hoa Kỳ. Tại một số trong các nơi này họ đã tiệt trừ một cách tường minh bất cứ ngành công nghiệp đang đâm chồi nào hay các thể chế kinh tế dung hợp nào đã tồn tại. Hầu hết các nơi này không ở trong trạng thái để được lợi từ sự công nghiệp hóa trong thế kỷ thứ mười chín hay thậm chí trong thế kỷ thứ hai mươi.
Ở nơi khác trên thế giới, chính thể chuyên chế đã có sức bật như ở Ðông Âu. Ðiều này đã đặc biệt đúng ở Trung Quốc, nơi sự chuyển tiếp Minh-Thanh đã dẫn đến một nhà nước cam kết xây dựng một xã hội nông nghiệp ổn định và thù địch với thương mại quốc tế. Nhật Bản đã phản ứng theo cùng cách như Tây Âu. Cuộc cách mạng được lãnh đạo bởi các lãnh chúa phản đạo của các lãnh địa Satsuma, Chōshū, Tosa, và Aki. Các lãnh chúa này đã lật đổ shogun, tạo ra Minh Trị Duy Tân, và đã chuyển Nhật Bản lên con đường cải cách thể chế và tăng trưởng kinh tế.
Chúng ta cũng đã thấy rằng chính thể chuyên chế đã có sức bật ở Ethiopia cô lập. Ở nơi khác trên lục địa, chính cùng lực của thương mại quốc tế mà đã giúp biến đổi các thể chế Anh trong thế kỷ thứ mười bảy, lại đã siết chặt các phần lớn của miền tây và trung châu Phi vào các thể chế hết sức chiếm đoạt thông qua buôn bán nô lệ. Việc này đã phá hủy các xã hội ở một số nơi và đã dẫn đến việc tạo ra các nhà nước nô dịch ở một số nơi khác. Ðộng học thể chế mà chúng ta mô tả cuối cùng đã xác định những nước nào tận dụng được lợi thế của các cơ hội hiện diện trong thế kỷ thứ mười chín trở đi và những nước nào đã không làm như vậy. Gốc rễ của sự bất bình đẳng thế giới mà chúng ta quan sát thấy ngày nay có thể thấy trong sự phân kỳ này. Với vài ngoại lệ, các nước giàu ngày nay là các nước đã bước chân vào quá trình công nghiệp hóa và thay đổi công nghiệp bắt đầu trong thế kỷ thứ mười chín, và các nước nghèo là các nước đã không làm vậy.
Chương 11: VÒNG THIỆN
BỘ LUẬT ÐEN
Lâu đài Windsor, phía tây London, là một trong những dinh thự hoàng gia lớn của nước Anh. Ðầu thế kỷ thứ mười tám, lâu đài đã được bao quanh bởi một rừng lớn, đầy nai.
Những “Kẻ Mặt Ðen [Black]” bí ẩn là các nhóm các đàn ông địa phương, đã bôi đen mặt mình để che giấu diện mạo của họ vào ban đêm. Chúng đã giết và làm tàn tật nai và các thú vật khác, đốt các đống rơm và các kho thóc, phá hoại hàng rào và các hồ cá. Theo bề ngoài đã là tình trạng vô luật pháp hoàn toàn, nhưng không phải. Các Black đã không chỉ săn trộm nai để ăn; chúng cũng đã cố tình phá hoại. Vì mục đích gì?
Một khối xây dựng (building block) cốt yếu của Cách mạng Vinh quang năm 1688 đã là bản chất đa nguyên của các lợi ích được đại diện trong Quốc hội Ðảng chính trị Whig, được thành lập trong các năm 1670 để đại diện cho các lợi ích buôn bán và kinh tế mới, đã là tổ chức chính ở đằng sau Cách mạng Vinh quang, và các đảng viên Whig đã chi phối Quốc hội từ 1714 đến 1760. Một khi đã nắm quyền lực, họ đã thử sử dụng vị trí mới kiếm được của mình để làm hại các quyền của những người khác, để cũng có miếng bánh của mình. Bản chất đa nguyên của xã hội đã nổi lên từ Cách mạng Vinh quang cũng đã có nghĩa rằng dân cư nói chung, ngay cả những người không có sự đại diện chính thức trong Quốc hội, đã được trao quyền, và “sự bôi đen mặt-blacking” đã chính xác là một phản ứng bởi người dân thường đối với cảm nhận rằng các đảng viên Whig đã lợi dụng địa vị của họ.
William Cadogan, một tướng có nhiều công trạng, mua một bất động sản lớn khoảng một ngàn mẫu, xây một tòa nhà lớn và một vườn nai 240-mẫu. Tài sản này đã được củng cố bằng việc vi phạm các quyền của những người ở xung quanh. Người dân bị đuổi, Cadogan đã đối mặt với sự phẫn nộ của dân. Vườn nai đã bị tấn công bất ngờ bởi những Kẻ Mặt Ðen (Black). Bất động sản của nhiều địa chủ có tiếng và các chính trị gia cũng đã bị các Black tấn công.
Chính phủ không để cho việc này yên. Tháng Năm 1723, Quốc hội đã thông qua Ðạo luật Ðen (Black Act), tạo ra năm mươi tội mới bị trừng phạt bằng treo cổ. Sự hận thù của các Black địa phương mau chóng được châm ngòi.
1724, John Huntridge, đã bị buộc tội giúp đỡ những kẻ đánh cắp nai và xúi bẩy các Black quen biết, cả hai tội có thể bị trừng phạt bằng treo cổ. Việc khởi tố Huntridge đã đến từ trên đỉnh, Sự kết tội đã là một kết luận bỏ túi được định trước, nhưng đã không thế. Sau một phiên xử kéo dài bồi thẩm đoàn đã xác minh và tuyên bố Huntridge vô tội, một phần vì lý do thủ tục, vì đã có những sự không theo quy tắc với cách chứng cứ được thu thập.
Các sự kiện bao quanh Bộ Luật Ðen cho thấy rằng Cách mạng Vinh quang đã tạo ra pháp trị,
Và chúng ta sẽ thấy rằng một khi chủ nghĩa đa nguyên và pháp trị đã được xác lập, sẽ có đòi hỏi cho chủ nghĩa đa nguyên lớn hơn và sự tham gia lớn hơn vào quá trình chính trị.
Vòng thiện nảy sinh không chỉ từ logic vốn có của chủ nghĩa đa nguyên và pháp trị, mà cũng bởi vì các thể chế chính trị dung họp có xu hướng ủng hộ các thể chế kinh tế dung hợp. Trong khi vòng thiện tạo ra một xu hướng cho các thể chế dung hợp tồn tại bền bỉ, nó chẳng là không thể tránh khỏi cũng không phải không thể bị đảo ngược. Cả ở vương quốc Anh và ở Hoa Kỳ, các thể chế kinh tế và chính trị dung hợp đã phải chịu nhiều thách thức. Và tất nhiên đã không phải được quyết định trước rằng các thách thức này phải bị thất bại. Nó là nhờ không chỉ vòng thiện mà cũng nhờ sự nhận ra con đường tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử mà các thể chế dung hợp Anh và Hoa Kỳ đã sống sót và trở nên mạnh hơn theo thời gian.
SỰ TIẾN TRIỂN CHẬM CHẠP CỦA DÂN CHỦ
Sự phản ứng với Bộ Luật Ðen đã cho người dân Anh bình thường thấy rằng họ đã có nhiều quyền hơn họ đã nhận ra trước kia.
Ba thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ mười chín đã chứng kiến sự náo động xã hội gia tăng ở Anh, hầu hết đáp lại những bất bình đẳng kinh tế gia tăng và những đòi hỏi từ quần chúng bị tước quyền bầu cử đòi sự đại diện chính trị lớn hơn. Trong lúc đó, ở Paris, Cách mạng tháng Bảy 1830 đã nổ ra. Sự đồng thuận giữa các elite đã bắt đầu được hình thành rằng sự bất mãn đang lên đến điểm sôi, và cách duy nhất để tháo ngòi nổ náo loạn xã hội, và đẩy lui một cuộc cách mạng, đã là bằng cách thỏa mãn các đòi hỏi của quần chúng và tiến hành cải cách quốc hội.
Nhân dân đã không chỉ muốn bỏ phiếu vì bản thân sự bỏ phiếu mà đã muốn có một chỗ ngồi quanh chiếc bàn để có thể bảo vệ các lợi ích của họ. Ðiều này đã được hiểu kỹ bởi phong trào Chartist, đòi quyền bầu cử phổ quát sau 1838,
Stephens đã hiểu kỹ rằng quyền bầu cử phổ quát đã là cách lâu bền nhất để trao quyền cho nhân dân Anh thêm nữa. Cuối cùng, Earl Grey đã thành công cả trong bảo đảm việc thông qua Bộ Luật Cải cách Thứ Nhất và tháo ngòi nổ của các trào lưu cách mạng. Những cải cách 1832 đã khiêm tốn, chỉ tăng gấp đôi quyền bỏ phiếu từ 8 phần trăm lên khoảng 16 phần trăm của số dân đàn ông (từ khoảng 2 đến 4 phần trăm của toàn bộ dân số).
Vì sao các elite Anh đã chịu nhượng bộ các đòi hỏi? Vì sao Earl Grey đã cảm thấy rằng cải cách một phần đã là cách duy nhất để duy trì hệ thống? Vì sao họ đã phải chịu đựng cái xấu ít hơn trong hai cái xấu, cải cách và cách mạng, hơn là duy trì quyền lực của họ mà không có bất cứ cải cách nào
Khi các cuộc đấu tranh của các năm 1790–1832 đã báo hiệu rằng sự cân bằng này đã thay đổi, các nhà cai trị của nước Anh đã đối mặt với các lựa chọn khả dĩ gây hoảng sợ. Họ đã có thể hoặc bỏ qua pháp trị, phá hủy các kết cấu hợp hiến tinh vi của họ, hủy bỏ rhetoric (từ chương) của chính họ và cai trị bằng vũ lực; hoặc họ chịu phục tùng các quy tắc của chính họ và từ bỏ quyền lãnh đạo của họ … họ đã đi các bước tập tễnh theo hướng thứ nhất. Nhưng cuối cùng, thay cho việc làm tan self-image (hình tượng về, sự tự nhận thức về bản thân mình) của chính họ và từ chối 150 năm của tính hợp hiến, họ đã đầu hàng luật pháp.
Cũng đã có sự phản hồi dương năng động giữa các thể chế kinh tế và chính trị dung hợp làm cho một tiến trình hành động như vậy là hấp dẫn. Các thể chế kinh tế dung hợp đã dẫn đến sự phát triển của các thị trường dung hợp, đem lại một sự phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, sự khuyến khích lớn hơn để có được giáo dục và các kỹ năng, và thúc đẩy những đổi mới về công nghệ. Tất cả các lực này đã hoạt động ở Anh vào năm 1831.
Vòng thiện như thế đã mang lại cho Anh Bộ Luật Cải cách Thứ Nhất năm 1832. Nhưng đấy đã chỉ là bước đầu. Vẫn còn một con đường dài để đi đến dân chủ thực sự, bởi vì trong năm 1832 elite đã chỉ đưa ra cái họ nghĩ là họ phải và không hơn. Vấn đề cải cách quốc hội đã được tiếp tục bởi phong trào Chartist, mà Hiến chương của Nhân dân năm 1838 đã bao gồm các điều
Một lá phiếu cho mỗi người đàn ông có tuổi từ hai mươi mốt, có đầu óc lành mạnh và không đang chịu hình phạt vì phạm tội.
Bằng “phiếu bầu,” họ đã hiểu là bỏ phiếu kín bí mật và chấm dứt bỏ phiếu ngỏ, mà đã tạo thuận lợi cho việc mua chuộc phiếu bầu và sự ép buộc những người bỏ phiếu.
Thực ra, thí dụ Anh, một minh họa về vòng thiện của các thể chế dung hợp, cung cấp một thí dụ về một “vòng thiện từ từ.” Những sự thay đổi chính trị một cách không thể nhầm lẫn đã hướng tới các thể chế chính trị dung hợp hơn và đã là kết quả của những đòi hỏi từ nhân dân được trao quyền. Nhưng chúng đã cũng từ từ từng bước một. Mỗi thập niên một bước nữa, đôi khi nhỏ hơn, đôi khi lớn hơn, đã được tiến hành hướng tới dân chủ. Ðã có xung đột về mỗi bước, và kết quả của mỗi bước đã tùy thuộc ngẫu nhiên. Nhưng vòng thiện đã tạo ra các lực mà đã làm giảm tiền đánh cược dính líu đến việc bám lấy quyền lực. Nó cũng đã thúc đẩy pháp trị, làm cho khó hơn để sử dụng vũ lực chống lại những người đòi hỏi cái mà bản thân các elite đã đòi hỏi từ các vua Stuart.
Sự thay đổi từ từ cũng đã chặn việc liều mạng lao vào các vùng lãnh thổ chưa được khám phá. Một sự lật đổ dữ dội hệ thống có nghĩa là cái gì đó hoàn toàn mới phải được xây dựng để thế chỗ cho cái bị thủ tiêu. Ðấy đã là trường hợp của Cách mạng Pháp, khi thử nghiệm đầu tiên với dân chủ đã dẫn đến Khủng bố và sau đó quay lại nền quân chủ hai lần trước khi cuối cùng dẫn đến nền Cộng hòa Pháp Thứ Ba vào năm 1870. Nó đã là trường hợp của Cách mạng Nga, nơi các mong mỏi của nhiều người cho một hệ thống công bằng hơn hệ thống của Ðế chế Nga, đã dẫn đến một chế độ độc tài độc đảng mà đã hung bạo, khát máu, và đồi bại hơn chế độ nó đã thay thế rất nhiều. Cải cách từ từ đã là khó trong các xã hội này chính xác bởi vì chúng thiếu chủ nghĩa đa nguyên và đã hết sức chiếm đoạt. Chính chủ nghĩa đa nguyên nổi lên từ Cách mạng Vinh quang, và pháp trị mà nó đưa vào, đã là cái làm cho sự thay đổi từ từ là khả thi, và đáng mong muốn, ở Anh.
Nhà bình luận Anh bảo thủ Edmund Burke, người kiên định chống Cách mạng Pháp, đã viết trong năm 1790, “Với sự thận trọng vô hạn rằng bất cứ ai nên liều mạng phá đổ một tòa lâu đài, mà đã đáp ứng cho các mục đích chung của xã hội theo bất cứ mức độ có thể chịu được nào từ bao đời nay, hay dựng lại nó lên mà không có các mô hình và các hình mẫu về tính hữu dụng đã được chứng minh trước mắt mình.” Burke đã sai về bức tranh lớn. Cách mạng Pháp đã thay thế tòa lâu đài thối nát và đã mở đường cho các thể chế bao gồm không chỉ ở Pháp, mà khắp phần lớn Tây Âu. Nhưng sự thận trọng của Burke đã không phải hoàn toàn không chính xác. Quá trình từ từ của cải cách chính trị Anh, mà đã bắt đầu trong năm 1688 và đã lấy được nhịp ba thập niên sau cái chết của Burke, đã có hiệu quả hơn bởi vì bản chất từ từ của nó đã làm cho nó hùng mạnh hơn, khó hơn để kháng cự, và cuối cùng lâu bền hơn.
LÀM VỠ TAN CÁC TRUST
Vào giữa thế kỷ thứ mười chín, tất cả các đàn ông da trắng đã có thể bầu cử ở Hoa Kỳ, mặc dù các phụ nữ và những người da đen đã không. Sự kết thúc của Nội Chiến Hoa Kỳ đã khởi xướng một đợt tăng tốc tăng trưởng kinh tế ở miền Bắc. Một vài người đã kiếm được số tiền lớn kếch xù. Họ và các công ty của họ đã trở nên ngày càng vô lương tâm. Họ đã được gọi là các Robber Baron (Trùm Kẻ Cướp). Một trong những kẻ khét tiếng nhất của những người này đã là Cornelius Vanderbilt, người đã nhận xét một cách nổi tiếng, “Tôi quan tâm gì đến Luật pháp? Tôi không có quyền lực ư?”
Một người khác đã là John D. Rockefeller, người đã khởi xướng Công ty Standard Oil năm 1870. Các tranh biếm họa đương thời vẽ Standard Oil như một con bạch tuộc quấn các vòi không chỉ quanh công nghiệp dầu mà cả Capitol Hill, tòa nhà Quốc hội, nữa.
Hầu như cũng khét tiếng thế đã là John Pierpont Morgan, người sáng lập tổ hợp độc quyền (conglomerate) ngân hàng. Cùng với Andrew Carnegie, Morgan đã thành lập Công ty Thép Hoa Kỳ (U.S. Steel Company) năm 1901. Trong các năm 1890, các trust lớn đã bắt đầu nổi lên gần như ở mọi khu vực của nền kinh tế, và nhiều trong số chúng kiểm soát hơn 70 phần trăm thị trường trong khu vực của chúng. Các trust này gồm tên của nhiều gia đình, như Du Pont, Eastman Kodak, và International Harvester. Về mặt lịch sử, Hoa Kỳ, chí ít miền bắc và trung tây Hoa Kỳ, đã có các thị trường tương đối cạnh tranh và đã quân bình hơn các phần khác của đất nước, đặc biệt là Miền Nam. Nhưng trong thời kỳ này, sự cạnh tranh nhường đường cho độc quyền, và sự bất bình đẳng của cải tăng lên nhanh chóng.
Hệ thống chính trị đa nguyên của Hoa Kỳ đã trao quyền cho một mảng rộng của xã hội, đã có thể đứng lên chống lại những sự xâm phạm như vậy. Các nạn nhân của các tập đoàn Trùm Ăn Cướp, đã bắt đầu tổ chức để chống lại chúng. Họ đã lập ra phong trào Dân túy và rồi sau đó phong trào Tiến bộ.
Các phong trào chính trị chầm chậm đã bắt đầu có một tác động lên thái độ chính trị và rồi lên lập pháp, đặc biệt liên quan đến vai trò của nhà nước trong điều tiết độc quyền. Một lực lượng chính trị chủ chốt đứng đằng sau quy chế chống trust và bước đi để áp đặt quy chế liên bang về công nghiệp đã lại là phiếu bầu của nông dân. Các nỗ lực ban đầu bởi các bang riêng lẻ trong các năm 1870 để điều tiết đường sắt đã đến từ các tổ chức nông dân.
Sau dân túy đến những người Tiến bộ, ban đầu đã quện lại xung quanh nhân vật Teddy Roosevelt, người đã là phó tổng thống của William McKinley và đã đảm đương chức tổng thống từ năm 1901. Roosevelt đã là một thống đốc không nhượng bộ của New York và đã làm việc siêng năng để loại bỏ tham nhũng chính trị và “guồng máy chính trị.” Ông đã cho rằng sự thịnh vượng của Hoa Kỳ dựa trên nền kinh tế thị trường và tài khéo léo của các nhà kinh doanh, nhưng đồng thời có những cái xấu thực và trầm trọng, và một sự tin chắc rộng rãi trong đầu của nhân dân Mỹ rằng các công ty lớn được biết đến như các trust theo một số đặc tính và xu hướng của chúng là có hại cho phúc lợi chung.
Roosevelt đã kiến nghị Quốc hội thiết lập một cơ quan liên bang với quyền lực để điều tra các vụ của các công ty lớn và rằng, nếu cần thiết, một sự tu chính Hiến pháp có thể được sử dụng để tạo ra một cơ quan như vậy. Thời cực thịnh của những cải cách Tiến bộ đến với việc bầu Woodrow Wilson năm 1912. Wilson đã lưu ý trong cuốn sách năm 1913 của ông, cuốn The New Freedom (Quyền tự do mới), “Nếu độc quyền tồn tại dai dẳng, độc quyền sẽ luôn luôn ở cương vị chỉ huy chính phủ. Tôi không kỳ vọng để thấy độc quyền tự kiềm chế. Nếu có những người ở đất nước này đủ lớn để sở hữu chính phủ Hoa Kỳ, họ sẽ sở hữu nó”. Wilson đã làm việc để thông qua Ðạo luật Clayton Chống Trust năm 1914.
Kinh nghiệm Hoa Kỳ trong nửa đầu của thế kỷ 20 cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí tự do trong trao quyền cho các mảng rộng của xã hội và như thế trong vòng thiện. Báo chí muckra kẻ đã đóng một vai trò chủ yếu trong xui khiến các chính trị gia hành động chống lại các trust. Các Trùm Kẻ Cướp đã căm thù các muckraker, nhưng các thể chế chính trị của Hoa Kỳ đã làm cho là không thể đối với họ để tiệt trừ và bịt miệng những người hay bới móc. Các thể chế chính trị dung hợp cho phép một nền báo chí tự do phát đạt, và một nền báo chí tự do, đến lượt, lại làm cho có nhiều khả năng hơn rằng các đe dọa chống lại các thể chế kinh tế và chính trị dung hợp sẽ được biết đến một cách rộng rãi và bị kháng cự. Ngược lại, quyền tự do [báo chí] như vậy là không thể dưới các thể chế chính trị chiếm đoạt, dưới chính thể chuyên chế, hay dưới chế độ độc tài, mà giúp các chế độ chiếm đoạt để ngăn ngừa trước hết sự hình thành của phe đối lập nghiêm túc. Thông tin mà báo chí tự do cung cấp đã rõ ràng là quyết định trong nửa đầu của thế kỷ thứ hai mươi ở Hoa Kỳ. Không có thông tin này, công chúng Hoa Kỳ đã không biết mức độ thật của quyền lực và sự lạm dụng của các Trùm Kẻ Cướp và đã không thể được huy động để chống lại các trust của họ.
CHỌN NGƯỜI VÀO TÒA ÁN
Franklin D. Roosevelt, em con chú của Teddy Roosevelt, đã được bầu làm tổng thống năm 1932 giữa cuộc Ðại Suy thoái. Vào thời điểm lễ nhậm chức của ông đầu năm 1933, một phần tư lực lượng lao động đã thất nhiệp, Các chính sách mà Roosevelt kiến nghị để chống lại tình trạng này đã được biết đến chung như New Deal (Chính sách Kinh tế Mới). Roosevelt đã có một chiến thắng vững chắc, với 57 phần trăm phiếu bầu phổ thông, Ðảng Dân chủ đã có đa số ở cả Hạ viện và Thượng viện, đủ để thông qua luật pháp New Deal. Tuy vậy, một số luật đã nêu ra các vấn đề hiến pháp và đã kết thúc ở Tòa án Tối cao, nơi sự ủy thác cử tri của Roosevelt đã rất ít có tác dụng.
Trước khi quyết định của Tòa được ghi nhận, Roosevelt đã bước một bước tiếp theo của chương trình nghị sự của ông và đã ký Ðạo luật Trợ cấp Xã hội (Social Security Act), Ông cũng đã ký Ðạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia (National Labor Relations Act), đã củng cố thêm các quyền của những người lao động để tổ chức các nghiệp đoàn, Các biện pháp này đã đối mặt với các thách thức ở Tòa án Tối cao. Khi những thứ này đang đi qua ngành tư pháp, Roosevelt đã được bầu lại trong năm 1936 với một sự ủy thác mạnh mẽ, nhận được 61 phần trăm phiếu bầu phổ thông.
Với sự yêu mến của nhân dân lên cao kỷ lục, Roosevelt đã không có ý định để cho Tòa án Tối cao làm trật bánh xe nhiều hơn trong chương trình nghị sự chính sách của ông.
Roosevelt cho rằng ông đã có sự ủy thác cử tri để thay đổi tình trạng này và rằng “sau khi cân nhắc về cải cách gì để kiến nghị, phương pháp duy nhất mà hợp hiến một cách rõ ràng là tiếp máu mới vào tất cả các tòa án.” Ông cũng đã lập luận rằng các thẩm phán Tòa án Tối cao đã phải làm việc quá sức. Rồi ông kiến nghị rằng tất cả các thẩm phán phải đối mặt với sự nghỉ hưu bắt buộc ở tuổi bảy mươi và rằng ông phải được phép chỉ định đến sáu thẩm phán mới. Kế hoạch này, mà Roosevelt đã đệ trình như Dự luật Tổ chức lại ngành Tư pháp, sẽ là đủ để loại bỏ các thẩm phán mà đã được bổ nhiệm trước đây bởi các chính quyền bảo thủ hơn và những người đã phản đối New Deal tích cực nhất.
Cho dù quyền lực của Roosevelt vẫn bị ràng buộc, đã có những thỏa hiệp, và các Ðạo luật Trợ cấp Xã hội và Quan hệ Lao động Quốc gia cả hai đã được Tòa tuyên là hợp hiến.
Với chủ nghĩa đa nguyên, không nhóm nào muốn hay dám lật đổ quyền lực của nhóm khác, vì sợ rằng quyền lực riêng của chính nó sau đó sẽ bị thách thức. Ðồng thời, sự phân bổ rộng quyền lực làm cho một sự lật đổ như vậy là khó. Một Tòa án Tối cao có thể có quyền lực nếu nó nhận được sự ủng hộ đáng kể từ các mảng rộng của xã hội sẵn sàng đẩy lui các mưu toan để làm mất hiệu lực của tính độc lập của Tòa án. Ðiều đó đã đúng ở Hoa Kỳ. Các nhà lập pháp ở đó đã vui lòng để làm xói mòn Tòa án cho dù họ đã thấy trước rằng việc này đã có thể gây nguy hiểm cho vị trí của chính họ. Một lý do là, với các thể chế chiếm đoạt có nhiều để kiếm được từ việc lật đổ Tòa án Tối cao, và các lợi ích tiềm năng đó là đáng giá các rủi ro.
PHẢN HỒI DƯƠNG VÀ CÁC VÒNG THIỆN
Các thể chế kinh tế và chính trị dung hợp không tự nổi lên. Chúng thường là kết quả của xung đột đáng kể giữa các elite cưỡng lại sự tăng trưởng kinh tế và thay đổi chính trị và những người muốn hạn chế quyền lực kinh tế và chính trị của các elite hiện tồn. Các thể chế dung hợp nổi lên trong các bước ngoặt, như trong Cách mạng Vinh quang ở Anh hay sự thành lập thuộc địa Jamestown ở Bắc Mỹ, khi một chuỗi nhân tố làm yếu sự nắm giữ quyền lực của các elite, làm cho các đối thủ của họ mạnh hơn, và tạo ra những khuyến khích cho việc hình thành của một xã hội đa nguyên.
Vòng thiện hoạt động thông qua nhiều cơ chế. Ðầu tiên, logic của các thể chế chính trị đa nguyên làm cho việc chiếm đoạt quyền lực bởi một kẻ độc tài, một phe phái bên trong chính phủ, hay thậm chí một Tổng thống có thiện chí là khó hơn nhiều. Chủ nghĩa đa nguyên cũng là nơi lưu giữ linh thiêng quan niệm về pháp trị, Nhưng pháp trị, đến lượt, lại ngụ ý rằng các luật không thể đơn giản được sử dụng bởi một nhóm để xâm phạm các quyền của người khác. Thứ hai, các thể chế chính trị dung hợp ủng hộ và được ủng hộ bởi các thể chế kinh tế dung hợp. Ðiều này tạo ra một cơ chế khác của vòng thiện.
Cuối cùng, các thể chế chính trị dung hợp cho phép một nền báo chí tự do đơm hoa kết trái, và một nền báo chí tự do thường cung cấp thông tin về và động viên sự phản đối các mối đe dọa chống lại các thể chế dung hợp, khi sự thống trị kinh tế ngày càng gia tăng của các Trùm Kẻ Cướp đã đe dọa bản chất của các thể chế kinh tế ở Hoa Kỳ.
Mặc dù kết quả của các xung đột luôn luôn-hiện diện tiếp tục là tùy thuộc ngẫu nhiên, thông qua các cơ chế này vòng thiện tạo ra một xu hướng hùng mạnh cho các thể chế dung hợp để tồn tại lâu dài, để cưỡng lại các thách thức, và để mở rộng như chúng đã làm ở cả Anh và Hoa Kỳ. Ðáng tiếc, như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, các thể chế chiếm doạt tạo ra các lực mạnh ngang thế theo hướng sự tồn tại dai dẳng của chúng – quá trình của vòng luẩn quẩn.
(Còn tiếp)