Bá Tân
10-12-2018
Tại các điểm di tích và khu du lịch quốc gia, chỉ nhìn thoáng qua, dễ dàng bắt gặp những hàng cây gắn tên người trồng. Mỗi cây treo một cái biển, dân chúng mỉa mai gọi đó là cái gông, ghi rõ họ tên, chức tước người trồng.
Đối tượng trồng cây và được gắn biển là cán bộ cỡ bự. Chẳng biết người trồng suy nghĩ thế nào, còn số đông dân chúng tỉnh bơ, chẳng ai đoái hoài, thậm chí còn gây ra phản cảm trong dư luận xã hộị, đây là hành vi phô trương, háo danh, lạm dụng chức quyền.
Đền-chùa là chốn thinh liêng, tối kỵ những thứ dối trá, tô vẽ khoe khoang, kể cả trồng cây gắn tên phơi bày lên đó chức nọ, danh kia. Nơi đất thiêng đâu phải sân khấu tự phát cho những anh hề quèn nhố nhăng vô tội vạ.
Khu du lịch Tràng An (tỉnh Ninh Bình) không là ngoại lệ. Tại đây, tính riêng khu vực trở thành phim trường KONG SKULL ISLAND, nhan nhãn những cây gắn biển người trồng. Khác nhiều nơi khác, biển gắn tên ở đây làm bằng đá khai thác tại chỗ. Họ, tên, chức danh người trồng được khắc trên một tảng đá tự nhiên, có dáng điệu như là một sản phẩm nghệ thuật. Cây trồng gồm những loại quý hiếm, chủ yếu là Bồ Đề.
Cùng loại cây, cùng khu vực thổ nhưỡng Tràng An, cây trồng gắn biển đề tên quan chức khác biệt cây tự nó mọc lên. Cây tự nó mọc lên từ núi, kể cả những nơi chỉ có đá, rắn chắc hiên ngang, sừng sững giữa đất trời. Cây gắn biển người trồng èo uột bơ phờ, xa lạ với xung quanh… Quan tham có thừa mưu ma chước quỷ biến người tốt thành kẻ xấu, người giỏi thành kẻ ngu, nhưng đừng hòng ép buộc cây trồng chuyển hóa theo ý muốn ngông cuồng.
Tại đây, khu du lịch Tràng An, có chuyện lạ lần đầu xuất hiện ở Việt Nam. Trong những cây có gắn biển người trồng, lác đác một số cây đã bị xóa tên người trồng. Để chứng minh chuyện lạ có thật này, tôi nhờ người thân chụp ảnh để “nói có sách, mách có chứng”. Không phải một cây, mà có mấy cây cùng cảnh ngộ “tang tóc” như vậy. Ảnh người viết đứng bên cạnh một cây còn bia đá nhưng đã xóa tên người trồng:
Người ta đồn đoán người bị xóa tên là ông nọ, là vị kia. Họ là ai và vì sao bị xóa tên, dù không có văn bản lý giải chính thống, dân chúng “khoanh vùng” khá chuẩn xác, đáng tin cậy. Những “quý danh” đã bị xóa chắc chắn nằm trong danh mục “vào lò” của bác Trọng.
Bị xóa tên trên tấm biển trồng cây tại vùng đất thiêng, chừng đó đủ biết “tiến chủ” đã gây ra trọng tội. Bác Trọng nên giao cho ngành du lịch điều tra và công bố danh sách những quan chức “lạm phát” gắn biển-treo gông ở những cây trồng tại các điểm di tích, khu lưu niệm. Cần loại bỏ phong trào này, vừa hao tốn tiền thuế của dân, vừa suy giảm văn hóa tâm linh.
Ngày trồng cây và gắn biển tiến chủ rầm rộ lắm, tiền hô hậu ủng ngất trời, quay phim chụp ảnh lia lịa, đám tùy tùng hầu hạ vỗ tay như pháo nổ. Khi xóa tên hoàn toàn ngược lại, ê chề vắng lặng, những người thợ đục bỏ bia đá dửng dưng làm việc như là công nhân vệ sinh đào hố chôn lấp thùng rác hôi thối xuống bùn đen.
Cây vẫn còn nhưng tên người trồng đã bị xóa. Tên của quan tham không chỉ bị xóa trên bia đá, cay đắng nhục nhã hơn là danh tước của chúng đã vĩnh viễn bị xóa trong lòng dân chúng. Đã có tiền lệ tại khu du lịch Tràng An, những nơi khác cũng nên “ra đòn” như vậy. Hãy xóa tên quan tham treo biển khắc tên bên những cây trồng tại các điểm di tích, khu du lịch. Đề phòng bị xóa tên một cách nhục nhã, sau khi ngông cuồng háo danh trồng cây nơi đất thiêng, quan tham chưa bị lộ nên chủ động vứt bỏ cái biển bêu danh người trồng.
Nếu có tâm tính, tôi tin là có, nhất là những nơi đất thiêng, những cây trồng bị treo biển ghi danh quan tham đau đớn và căm giận vì bị lợi dụng, thậm chí làm hoen ố đền-chùa. Quan tham có thể mua được cấp trên, diệt trừ cấp dưới, nhưng chúng nó không thể lừa được thánh-thần, càng không thể lọt qua con mắt tinh tường của dân chúng.
Xóa tên quan tham trồng cây chỉ là chuyện nhỏ,còn những kẻ bán nước hại dân rành rành ra đó mà còn đặt tên đường để lưu danh thiên cổ thì đã sao?
Bạn ơi, chưa tới lúc thôi.
Ở Đông Đức, sau khi thống nhất, những biển đường phố mang tên các lãnh đạo CS, Lenin-Str., Ho-Chi-Minh-Str…. bị gỡ ra quăng vào kho, sau đó vì mục đính giáo dục, họ lại nhặt ra, gắn tất cả vào một bức tường trong Viên bảo tàng Lịch sử của thành phố.
Ở khu vườn Đền thờ Thánh Gióng rừng Sóc Sơn đã từng xẩy a một chuyện vui thế này: Khu vườn rộng 4ha, gồm ĐỀN TRÌNH gần cổng vào, Chùa Đại bi ( một cái am thờ Phật nho nhỏ ) Đền Thượng Thờ Đức Thánh Gióng và Đền thờ Mẫu ở nơi góc vườn, cũng nho nhỏ. Cây cối ở đó có đến hàng vạn cây, trong đó có đến 3000 cây mới trồng.
Thế rồi có một tai họa không rõ là lệnh từ ai, tất cả cây mới trồng có hàng loạt bia kỷ niệm têm người trồng với đủ TÊN TUỔI CHỨC CỤ của người đó, từ quan to nhất phẩm triều đình, đến tên anh Đội trưởng Đội Kiểm lâm chuyên việc trông nom bảo vệ rừng , thật phản cảm, mọi người nhìn thấy khó chịu vô cùng.
Rồi một ngày đầu thu nắng đẹp, có một vị quan đàu Triều đến thăm Đền Sóc, cùng đi với ngài còn có rất nhiều đệ tử dưới quyền và Quý Phu Nhân tháp tùng.
Bỗng nhiên ở một góc vườn no, có khói nhang nghi ngút và một tờ sớ KÍNH VIẾNG HƯƠNG HỒN đc…. đặt cạnh chân hương. Và một anh đệ tử dưới quyền vị nọ, hớt hải chạy đến tâu với Quy Phu nhân: “Chị ơi, anh còn khỏe mạnh thế kia mà sao có đứa đốt nhang cầu xin anh cái gì…. Bậy quá, nguy hiểm quá….
Bà Phu nhân chạy đến nhìn thấy cảnh thê thảm qua hét lên : “Đập bỏ hết cho tao”
Thế là một phong trào phá biển lưu niệm vội ban ra.
Ba ba ngày sau, tất cả sạch banh.
Thật thú vị