Mạc Văn Trang
10-12-2018
1. Hè 2017, tôi sang TP Wien, nước Áo, anh bạn dẫn đi chơi. Vào gần trung tâm TP anh chỉ vào công trình kiến trúc độc đáo, màu sắc hấp dẫn, bảo: Đố anh biết công trình gì đây?
– Cung Văn hóa… Hay Bảo tàng Nghệ thuật?
– Nhà máy xử lý rác đấy! (Xem ảnh)
– Ô!… Sao nhà máy xử lý rác lại đặt giữa trung tâm TP, còn Đài Truyền hình lại đặt mãi bên kia bờ sông Dunai, xa vời vợi?
– Xử lý rác phải ở trung tâm, nơi thuận tiện nhất cho cả TP chuyển rác tới; đồng thời biến rác thành năng lượng đun nước nóng cung cấp cho TP, nên nó phải ở trung tâm chứ. Còn Đài Truyền hình phát sóng cho cả nước, xa TP càng tốt, có ảnh hưởng gì đâu…
Thế là tôi đòi anh bạn dẫn đến xem Nhà máy xử lý rác trước, rồi vào thăm trung tâm TP sau. Nhà máy xây trên một khu đất vuông vắn; chúng tôi chỉ đi xem được một phía, một cạnh nhà máy, dài chừng 300 – 400m. Những tòa nhà sơn nhiều màu với những bức tranh tường sặc sỡ, thấp thoáng nhiều cây xanh, sau hàng rào trang trí, và một cột tháp cao với bể chứa nước dát kim loại vàng óng ánh, vô cùng ấn tượng…
Không hiểu hệ thống nhận rác, xử lý ra sao, nhưng không hề nghe thấy tiếng ồn, không thấy khói hay mùi gì lạ từ nhà máy tỏa ra… Tôi cứ ao ước, các nhà lãnh đạo của ta sang đây tham quan học hỏi, rồi xây cho Hà Nội, Sài Gòn, rồi mỗi TP lớn một cái nhà máy rác như thế này thì dân có đóng thuế nặng một tí, cũng hả lòng hả dạ…
2. Tình cờ tôi thấy trên mạng có một nhà máy xử lý rác ở TP Osaka của Nhật trông hao hao giống như Nhà máy xử lý rác ở Wien, liền tò mò tìm hiểu. Té ra người Nhật tài giỏi như vậy, mà lại đi tìm “thầy” hiện đại nhất để giúp họ. Họ biết “chọn mặt gửi vàng”, nên mời “Nghệ sĩ người Áo, Friedensreich Hundertwasser, sáng tạo. Ông cũng nổi tiếng với những công trình kỳ dị có đủ màu sắc rực rỡ”…
Và thế là “Tòa nhà xử lý rác ở Nhật đẹp như công viên giải trí. Mỗi ngày xử lý 900 tấn rác, nhà máy Maishima cũng là điểm thu hút đông người tới tham quan”…
Đúng là tiền thuế của dân vào tay người đầy tớ, người lãnh đạo có Tâm, có Tài thì làm gì cũng xứng đáng “đồng tiền bát gạo”. Nhà máy xử lý rác thành công trình văn hóa để người dân đến chiêm ngưỡng!
3. Cần Thơ: Khánh thành nhà máy đốt rác công nghệ Trung Quốc. Nhà máy rác trị giá hàng ngàn tỉ đồng đưa vào hoạt động với công suất 400 tấn/ngày sẽ giải quyết đáng kể lượng rác của cả toàn thành phố là 600-650 tấn/ngày. Theo giới thiệu, nhà máy xử lý rác sẽ sử dụng công nghệ đốt rác để phát điện khoảng 60 triệu Kwh/năm. Nhưng tro xỉ, tro bay tạo ra trong quá trình vận hành, có thể gây nguy hại môi trường nếu xử lý không tốt.
Ôi! Chả còn gì để nói!
Đến Rác cũng phải cho giặc Tàu xử lý thì điều đó có nghĩa là
đất nước ta đang lệ thuộc vào chúng như một thuộc điạ kiểu
mới của bọn thực dân mới nổi Tàu cộng.
Đặc khu vẫn được tiến hành trước mắt người dân mà bỏ qua
giai đoạn “hình thức” giả vờ cho Hội đảng thông qua để lừa
dân và việc cho phép nhân dân tệ lưu hành các tỉnh sát biên
giới là đúng theo quy trình Bắc thuộc !
Giặc Tàu đang thắt sợi giây thòng lọng vào cổ mỗi ngày thêm
chặt mà có người như Cù Vũ vẫn tin tổng lú thì nước mất hẳn
chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi ! (Câu cuối này tôi copy lại
lời ông tướng CA.Trương Giang Long).