Bản tin ngày 27-11-2018

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Bộ tam chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Các chiến lược đó là: “Quân sự hóa bằng nhiều chiêu trò” – Bắc Kinh tiếp tục củng cố các căn cứ quân sự sẵn có, đồng thời triển khai khí tài mới ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; “Tuyên truyền ngụy biện, đổ lỗi” – Bắc Kinh một mực cho rằng họ chỉ “tự vệ” và đổ trách nhiệm cho Hoa Kỳ và các đồng minh; “‘Bẻ đũa’ ASEAN” – Bắc Kinh liên tục tìm cách chia rẽ cộng đồng ASEAN.

Trung Quốc tính lập căn cứ trí tuệ nhân tạo cho tàu ngầm dưới Biển Đông, theo báo Dân Trí. Tin từ SCMP cho biết, “dự án trên được khởi động tại Viện Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh trong tháng này sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới một viện nghiên cứu biển tại Tam Á, tỉnh Hải Nam hồi tháng 4”.

Ông Tập nói với các kỹ sư ở viện nghiên cứu biển tại Tam Á: “Chưa có con đường nào mở ra dưới biển sâu. Chúng ta không cần chạy theo (các nước khác). Chúng ta chính là con đường đó”. Vùng Hadal, nơi dự kiến đặt căn cứ dưới biển của Trung Quốc, “sẽ nằm ở phần sâu nhất của đại dương ở độ sâu từ 6.000 – 11.000m”.

RFA đặt câu hỏi: Phải chăng Việt Nam có thái độ nước đôi về Bộ tứ Ấn Úc Mỹ Nhật? Báo The Times of India cho rằng, phát biểu của ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, phản đối các liên minh quân sự trong khu vực, “cần được lưu ý khi trong lúc Bộ Tứ đang gặp nhau ở Singapore, và Tổng thống Ấn Độ đang trên đường đến thăm Việt Nam”. Lãnh đạo Việt Nam vẫn bất nhất, không muốn quay lưng với Hoa Kỳ và các đồng minh nhưng cũng không dám làm mất lòng “bạn vàng”.

Bản đồ báo bão gọi quần đảo Hoàng Sa là Tam Sa khiến dư luận phẫn nộ, theo Zing. Bài báo cho biết: Ứng dụng miêu tả thời tiết theo thời gian thực Windy “được người Việt sử dụng để theo dõi diễn biến bão số 9. Tuy nhiên, bản đồ được ứng dụng này sử dụng đã ghi chữ Tam Sa lên khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là cách gọi ngang ngược của Trung Quốc với quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam”. Vấn đề là lãnh đạo CSVN cũng chẳng quan tâm tới chủ quyền của quần đảo này, mà chỉ phản đối chiếu lệ vì sợ bị dân chúng gọi họ là những kẻ bán nước.

Mời đọc thêm: Tham vọng căn cứ trí tuệ nhân tạo dưới đáy Biển Đông (ĐV). – Trung Quốc định xây căn cứ trí tuệ nhân tạo dưới đáy Biển Đông (VNE). – Quyền chánh án Philippines: phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông vẫn có hiệu lực (TN). – Biển Đông: Tổng thống Philippines Duterte sập bẫy Trung Quốc? (RFI). – Chuyên gia Trung Quốc thừa nhận “góc khuất” của Sáng kiến Vành đai Con đường (DT). Đài Loan ‘không tập trận thêm’ ở Trường Sa (VOA). – Canada thách thức Trung Quốc ở Biển Đông (Sputnik).

Tin nhân quyền

Nhạc sĩ Tuấn Khanh mô tả nhà tù CS như: Vương quốc bóng đêm. Theo lời kể của gia đình TNLT Trần Huỳnh Duy Thức, cho biết, anh bị đầu độc trong tù, qua các triệu chứng như, “huyết áp rất cao: 150/110, mồ hôi ra rất nhiều, uống nước thì bị ộc ra, ộc ra có lẫn một vài sợi máu tươi. Nằm một lát thì ộc ra rất nhiều mật vàng, mật xanh, chao đảo, nghiêng ngã, quay cuồng. Y tế trại giam cho uống 2 viên thuốc thì ộc ra hết. Họ nói bị tuần hoàn não”.

Phía trại giam còn tìm cách chặn các đường tiếp tế nhu yếu phẩm đến với ông Thức: “Họ hạn chế và không cho anh Thức gửi và nhận thư… sắp tới họ sẽ xem xét không cấp nước sôi, không cho sử dụng đèn pin, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết”.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh viết: Bình Tân bảo kê tội phạm. Theo đó, “hai ngày qua, rộn ràng việc UBND quận Bình Tân dự kiến thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm đối với ông Trần Văn Ân ở phường Bình Hưng Hòa, cùng với 29 người là vợ, con, cháu… đang đòi được cấp sổ cho 29.000m2 đất nông nghiệp”.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh chia sẻ video về chuyện “dân gạt tay trúng má cán bộ. Bà Phạm Thị Nha năm nay 66 tuổi, bà gạt tay trúng má một cán bộ tên Phạm Văn Em vì cán bộ này đòi còng đầu bà”:

Dân gạt tay trúng má cán bộBà Phạm Thị Nha năm nay 66 tuổi, bà gạt tay trứng má một cán bộ tên Phạm Văn Em vì cán bộ này đòi còng đầu bà.Sau 3 lần triệu tập, cán bộ nói bà chống người thi hành công vụ.

Publiée par Trương Châu Hữu Danh sur Lundi 26 novembre 2018

Mời đọc thêm: Gia đình TNLT Trần Huỳnh Duy Thức báo động việc ông “bị đầu độc” (RFA). – ‘Tự diễn biến’ vẫn là ‘mối lo gan ruột’ của Nguyễn Phú Trọng (NV). – Công an cộng sản bó tay với người du khách Mỹ mặc áo cờ vàng đi du lịch Việt Nam (FB Dương Trung).

Diễn biến chiến dịch “đốt lò”

VOV dẫn lời ông Võ Văn Thưởng nói trong buổi tiếp xúc cử tri sáng 26/11: “Xử lý cán bộ sai phạm không có chuyện hạ cánh an toàn”. Ông Thưởng tái khẳng định quan điểm của phe “đốt lò”: “Công tác chống tiêu cực, tham nhũng trong thời gian vừa qua được Đảng và Nhà nước chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ, phát hiện tới đâu xử lý tới đó, không có vùng cấm”.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nói thêm: “Từ đầu nhiệm kỳ tới nay đã xử lý rất nghiêm khắc. Từ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng đến Bí thư Tỉnh ủy, Bộ trưởng, Thứ trưởng… có sai phạm đều bị xử lý hết”. Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hối thúc các cơ quan chức năng sớm xử lý các đại án kinh tế – chính trị trước năm 2019.

Một số báo “lề đảng” tiếp tục đề cập đến sai phạm ở Học viện Cán bộ TP HCM, công trình liên quan đến bà Trương Thị Hiền, vợ ông Lê Thanh Hải. Vụ gói thầu tại Học viện Cán bộ TP.HCM có dấu hiệu thông đồng: Tư vấn mắc nhiều sai sót, theo báo Đấu Thầu. Thanh tra TP HCM “kiến nghị hủy Gói thầu Xây lắp, cung cấp và lắp đặt thiết bị ký túc xá”.

Thanh tra TP HCM lưu ý thêm, “Đảng ủy Học viện Cán bộ đã thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng và quy định của Luật Đấu thầu”. Còn Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã lệnh cho Giám đốc Học viện Cán bộ “khẩn trương hủy bỏ quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu nêu trên”.

Trong phiên họp bất thường chiều 26/11, HĐND TP.HCM miễn nhiệm, bầu nhiều chức danh, theo Zing. Đáng lưu ý, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang có tham dự kỳ họp này, như vậy, thông tin xuất hiện trên mạng xã hội tối 23/11 cho rằng ông Cang đã bị bắt là không đúng sự thật. HĐND TP HCM tiến hành “miễn nhiệm và bầu một số chức danh, trong đó có Tư lệnh Bộ tư lệnh TP”.

Trước đó, ông Tất Thành Cang đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật thích đáng, nhưng giờ lại có mặt trong phiên họp bất thường thay đổi một loạt nhân sự ở TP HCM, trong đó có các Tư lệnh Bộ tư lệnh TP, một trong những vị trí quan trọng và nhạy cảm nhất, từ lâu đã bị thao túng bởi “vua không ngai” Lê Thanh Hải. Phải chăng phe cánh miền Nam không coi chuyện “lửa”, “củi” của Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng ra gì?

Mời đọc thêm: ‘Xử lý cán bộ, đau nhưng phải làm tới nơi tới chốn’ (PLTP). – HĐND TP HCM công bố hàng loạt nhân sự mới (NLĐ). – Kỷ luật nhiều cán bộ trong vụ xác nhận hồ sơ cấp đất cho trẻ chưa sinh (TP). – Trưởng ban Tuyên giáo TƯ: Chống tham nhũng không có chuyện nặng ở dưới, nhẹ ở trên!Lương thoả đáng cho cán bộ cấp cao để chống lợi ích nhóm (DT). – Kỷ luật hàng loạt cán bộ cấp xã vi phạm quản lý đất đai tại địa phương (GD&TĐ).

Rừng luật và… luật rừng

Báo Tiền Phong đưa tin: Tán gia bại sản vì bị chứng thực gian dối. Ông Nguyễn Thanh Hưng, khi còn làm cán bộ tư pháp thị trấn Ea K’Nốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, đã chứng thực hợp đồng vay nợ khi không có bên vay, là ông Nguyễn Ngọc Ninh, hiện diện.

Ông Ninh đang ở Hà Nội để tiếp tục khiếu kiện Ảnh: VL/ TP

Hành động xem thường luật của cán bộ ngành luật này khiến ông Ninh đột nhiên mang nợ 1,7 tỷ đồng. Ông Ninh bị cưỡng chế nhà cửa, đất đai và tài sản của ông bị mang ra đấu giá với giá rẻ mạt; khiến gia đình ông tan nhà nát cửa. Cán bộ tư pháp sau đó thừa nhận vi phạm, nhưng vẫn tiếp tục được lên chức. Ông Ninh thì tay trắng, gia đình ly tán.

Kết quả vụ làm CMND siêu tốc ở Gia Lai: Kỷ luật… nhẹ các cán bộ vi phạm, theo báo Người Lao Động. Công an tỉnh Gia Lai tiến hành kỷ luật 3 công an thuộc Đội Giải quyết các thủ tục hành chính về CMND, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, liên quan đến vụ bà giữ xe… nhận làm CMND siêu tốc, chỉ trong vòng 24 giờ, so với quy định từ 10-15 ngày.

Phóng viên báo Người Lao Động cho biết: “Chúng tôi đã gặp cán bộ thực hiện nhiệm vụ đặt vấn đề muốn làm gấp CMND nhưng họ trả lời không thể làm nhanh được. Nhưng chúng tôi ghi nhận bà Ngọc có thể làm CMND lấy ngay cho nhiều người”.

Báo Sài Gòn Giải Phóng có bài: Gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, hai bị cáo chỉ nhận án treo! Đó là kết quả phiên sơ thẩm vụ án chìm tàu ngày 2/8/2013, tại vùng biển thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP HCM, khiến 9 người thiệt mạng. Mặc dù HĐXX thừa nhận hành vi của 2 bị cáo Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết gây ra tai nạn với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhưng vẫn có “tình tiết giảm nhẹ”. Dư luận cho rằng, mức án này là quá nhẹ so với cách làm ẩu, xem thường tính mạng người dân của các ông Đảo và Quyết.

Mời đọc thêm: Vụ lật tàu ở Cần Giờ: Hai giám đốc hưởng án treo vẫn không thừa nhận hành vi phạm tội (DNVN). – Xét xử chìm tàu 9 người chết, nhiều người tham dự vỗ tay phản cảm (NLĐ). – Vụ chìm tàu Cần Giờ: Liên tục vỗ tay nên bị mời ra khỏi phòng — Làm rõ sự tiếp tay của công an trong vụ siêu lừa ở Đà Nẵng (PLTP).

Vì sao hoãn phiên tòa xử nguyên đại tá công an đánh anh trai cùng chị dâu? (GĐ&XH). – Nguyên Tổng Giám đốc công ty tài chính cao su Việt Nam kêu oan bất thành (NĐT). – Vụ mất tiền tại Eximbank – bài học cho cả hai (ĐTCK). – UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định sai: Ai chịu trách nhiệm? (KT).

Vụ chạy thận làm 9 người chết

Báo Tiền Phong đưa tin: Phó GĐ bệnh viện Hòa Bình cung cấp tài liệu sai sự thật vụ chạy thận. Ông Hoàng Đình Khiếu, Phó GĐ BVĐK tỉnh Hòa Bình đã yêu cầu cấp dưới ghi thêm vào sổ giao ban về việc phân công BS Hoàng Công Lương phụ trách đơn nguyên thận sau khi vụ việc đã xảy ra. Ông này cũng bị phát hiện có dấu hiệu khắc phục một số văn bản giấy tờ sau sự cố.

Sau nhiều lần trì hoãn, đến hôm nay Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Hòa Bình mới đề nghị truy tố cựu GĐ bệnh viện liên quan vụ chạy thận chết 9 người, theo báo Tiền Phong. Bảy người bị truy tố với hai tội danh: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong” và “vô ý làm chết người”, trong đó có bị can Trương Quý Dương, cựu Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Dù có các bằng chứng chứng minh là vô can nhưng bác sĩ Hoàng Công Lương tiếp tục bị đề nghị truy tố, theo báo Tuổi Trẻ. Sau ba lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, bác sĩ Hoàng Công Lương vẫn bị đề nghị truy tố tội “Vô ý làm chết người”. Trước đó, bác sĩ Hoàng Công Lương bị truy tố với tội thiếu trách nhiệm. Công an Hòa Bình cáo buộc: “Với trình độ được đào tạo, kiến thức, vai trò của một bác sĩ điều trị, bác sĩ Lương phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hành vi đủ yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý cẩu thả”.

Mời đọc thêm: Đề nghị truy tố 7 bị can trong vụ làm 9 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình (NĐT). – Vụ chạy thận ở Hòa Bình: Công bố kết luận điều tra đối với Giám đốc BV (Infonet). – Bác sĩ Hoàng Công Lương: ‘Tôi không thể là đồng phạm với Bùi Mạnh Quốc’ (GĐM). – Vụ án chạy thận Hoà Bình: Đã thêm hai bị can trong kết luận điều tra bổ sung lần 3 (VH).

Ám ảnh nợ công

Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp câu hỏi: Giải bài toán nợ công cách nào? Chính quyền CSVN công bố, nợ công năm 2018 ước tính 3.409 ngàn tỷ đồng. Có nghĩa là bình quân mỗi người Việt có thể gánh hơn 34 triệu đồng nợ công, tăng gần 3 triệu đồng mỗi người so với năm 2017.

Tuy nhiên, theo đồng hồ nợ công, tính đến hiện tại, trung bình mỗi người Việt đang cõng hơn 56 triệu đồng nợ công; đó là chưa tính khoản nợ khổng lồ của doanh nghiệp nhà nước. Nguồn thu trong nước giảm, bội chi ngân sách ở mức rất cao, đặt ra nhiều khó khăn cho nhà cầm quyền.

Biếm họa về nợ công của báo Tuổi Trẻ Cười/ LAP.

Nhằm cứu vớt và giải bài toán nợ công: Cần một hệ thống quản lý đồng bộ, theo VOV. Việt Nam đã không còn các nguồn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng như các nguồn vay ODA khác. Tài nguyên cũng đã cạn kiệt, không còn đâu nữa để tiếp tục đào lên bán.

Không rõ trong thời gian tới, tiền đâu để chính quyền bù đắp vào thâm hụt ngân sách, đáo hạn nợ và đầu tư. Áp lực thu chi càng ngày càng lớn, khi các khoản vay trong tương lai sẽ theo cơ chế thị trường, sòng phẳng. Không còn tiền trả nợ, cũng như tiếp tục nuôi bộ máy tham nhũng, lãng phí, sử dụng đồng tiền vô tội vạ như thời gian qua, rồi sẽ có lúc bị vỡ nợ, phá sản.

Mời đọc thêm: Người lao động còn lại gì từ Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam? (NV). – Chủ động và chặt chẽ hơn trong đàm phán vay nợ nước ngoài (TBTC). – Bộ GTVT đề nghị xoá nợ mua 3 tàu của Vinawaco từ năm 1995 (VNF). – Bán đấu giá tại Agrexport Hà Nội, nguy cơ gây thất thoát ngân sách Nhà nước (PLVN). – Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Áp chỉ tiêu lợi nhuận để thay đổi quản trị (ĐT).

Nền giáo dục dung túng nạn bạo hành

Trước khi xảy ra tình trạng bạo hành ở trường THCS Duy Ninh, cô giáo bắt học sinh tát bạn 231 cái từng có hành vi bạo hành trẻ ở một trường khác, theo Zing. Giám đốc sở GD&ĐT Quảng Bình cho biết, cô giáo này từng bị kỷ luật vì bạo hành đối với học sinh ở trường cũ. Cô này vừa chuyển về trường Duy Ninh hồi tháng 8/2018.

Nhà chức trách Quảng Bình vừa khởi tố vụ án cô giáo bắt học sinh tát bạn 230 cái, theo VnExpress. Cô giáo Thủy bị khởi tố với hành vi “hành hạ người khác”, mức phạt từ 1 năm đến 3 năm tù. Luật sư Võ Công Hạnh cho biết, nếu giám định thương tật em học sinh cho thấy tổn hại từ 11% trở lên thì cô giáo có thể bị xử lý về tội “cố ý gây thương tích”.

Biếm họa của báo Tuổi Trẻ Cười

Không chỉ một học sinh, trong 3 tháng chủ nhiệm, có đến 10 học sinh bị cô giáo chỉ đạo 900 cái tát và trò chỉ biết…im lặng, theo báo Đất Việt. Lớp trưởng lớp này cho biết, “trước bạn Nhật thì có khoảng 10 bạn cũng đã nhận các hình thức phạt tát tương tự”. Lớp trưởng nói “phải thừa hành lệnh cô ‘tổ chức’ cho các bạn trong lớp tát các bạn bị phạt, nếu không thực hiện, em sẽ bị phạt tương xứng”.

Bài viết nêu hàng loạt câu hỏi: “Không hiểu chuyện gì đang xảy ra với ngành giáo dục? Một ngôi trường tồn tại cô giáo xử phạt học sinh bằng hình thức bạo hành như vậy, mà vẫn được công nhận ‘trường chuẩn Quốc gia’ nếu không bị phát hiện? Một cô hiệu trưởng biết cấp dưới của mình sai mười mươi như vậy, vẫn cố bao che vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến thành tích chung?”.

Dù chuyện bạo hành học sinh diễn ra trong thời gian dài, nhưng trường “ém” thông tin, để mặc học sinh bị tát vì sợ không đạt chuẩn quốc gia, theo báo Người Lao Động. Khi được hỏi về chuyện xử lý trách nhiệm của Ban Giám hiệu Trường THCS Duy Ninh, ông Võ Thái Hòa, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Quảng Ninh “xin được im lặng và cho rằng hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiến hành xác minh, điều tra”.

Vẫn như nhiều vụ bê bối khác của ngành giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vẫn “câm như hến”. Báo Người Đưa Tin dẫn lời Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xin đừng im lặng sau vụ học sinh bị tát 231 cái. GS.TS Phạm Tất Dong cho biết, người đứng đầu ngành giáo dục không thể lờ đi dễ dàng: “Tôi đề nghị Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phải lên tiếng càng sớm càng tốt để lấy lại danh dự cho ngành giáo dục nói chung”.

Mời đọc thêm: Cô giáo phạt trò 231 cái tát: Cần rà soát đội ngũ (TT). – 231 cái tát – vết nhơ khó xoá của ngành giáo dục (VOV). – Ba tháng làm chủ nhiệm lớp, cô giáo “tặng” học trò hơn 900 bạt tai? (NLĐ). – Cô giáo phạt học sinh 231 cái tát: Trường sư phạm không ai dạy làm thế (TP). – Vụ tát học sinh 231 cái: Vết thương tâm lý khó lành với các em học sinh (PLVN). – Học sinh bị cô giáo và bạn học tát 231 cái: Lời những người trong cuộc (TN). – Cô giáo Quảng Bình phạt học sinh 231 cái tát: Tiết lộ mới gây phẫn nộ (VTC).

Cái ác ươm mầm từ nhà trường (DV). – Nam sinh đâm bạn trọng thương tại trường vì nhiều lần bị bắt nạt? (GT). – Nam sinh THPT đâm bạn cùng lớp trọng thương (Zing). – Về vụ học sinh bị tát hàng trăm cái, nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Lẽ ra hiệu trưởng cũng phải nhận trách nhiệm! (VH). – Từ vụ học sinh bị tát 231 cái: Đã đến lúc dẹp bỏ đội ‘sao đỏ’? (GĐM). – Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em nói gì về vụ học sinh bị tát? (PLTP).

Mưa bão ngập lụt TPHCM

Cơn bão số 9 kéo dài từ cuối tuần qua đến đầu tuần này, với gần 40 điểm ngập ở TPHCM. Mưa to, gió mạnh đã làm cây ngã, đè chết ông Nguyễn Văn Tân, 58 tuổi, quê Đồng Tháp, tạm trú ở phường Tân Phú, quận 7. Nạn nhân kế tiếp là nam thanh niên 18 tuổi, đi xe máy ngang kênh Đen, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, bị nước cuốn trôi xuống cống mất tích.

Mời xem clip ngập lụt ở TPHCM:

RFA bàn về hậu quả bão số 9 – Usagi. Theo đó, “vào ngày 26/11 thành phố Hồ Chí Minh bị ngập nặng sau một cơn mưa rất lớn, làm nhiều trường học phải bị đóng cửa. Tuyến đường sắt Bắc Nam duy nhất của Việt Nam bị hư hỏng tại khu vực tỉnh Ninh Thuận. Nhiều chuyến bay nội địa bị hủy trong hai ngày 24 và 25/11”.

Hậu quả không dừng lại ở đây, “cơ quan khí tượng thủy văn của Việt Nam dự báo rằng sẽ có mưa lớn từ Quảng Trị cho đến Khánh Hòa từ đây cho đến ngày 28/11”. Khả năng sẽ có lũ trên các sông ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Mời đọc thêm:  Sài Gòn vẫn tê liệt sau bão số 9 (NV). – Sáng đầu tuần sau bão số 9, Sài Gòn ngập nước, kẹt xe khắp nơi (Zing). – Sau bão số 9: Người Sài Gòn khổ sở với đường ngập, kẹt xe, xe hư (TN). – Kẹt xe kinh hoàng, hai giờ chưa thoát khỏi cầu Bình Triệu (CATP). – Đám cưới ngày bão: Hội trường thành bể bơi, cô dâu xách váy đến đầu gối còn quan khách vừa ăn cỗ vừa ngâm chân (Kênh 14).

***

Thêm một số tin: Ăn óc khỉ sống, giết chim Hồng Hoàng rồi post lên mạng (RFA). – Vụ án đánh bạc ngàn tỷ: Tướng bảo kê chối tội, đổ lỗi, “có gan ăn cắp không có gan chịu đòn” (TTTĐ). – Dự án cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên hơn 10.000 tỷ đồng bị lún (GĐVN). – Vĩnh Phúc: Cát tặc vẫn ngang nghiên hoạt động bất chấp chỉ đạo của Phó Thủ tướng (Khỏe 365).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây