12-11-2018
Tôi viết khá nhiều bài về phương pháp giải quyết tro xỉ kiểu san lấp của các bộ ngành sẽ gây hại cho môi trường. Về mặt nguyên tắc, tất cả các văn bản cho phép san lấp đều là văn bản dưới luật nên việc san lấp được tiến hành bất kỳ đâu tại Việt Nam đều có thể lập biên bản hành chính. Nếu sau vài năm mà lấy mẫu phát hiện gây nguy hại hoàn toàn có thể khởi tố.
Tuy nhiên, vẫn có giải pháp cho việc này!
Việc san lấp bằng tro xỉ sẽ rất rẻ nhưng phương thức chở tro xỉ (kể cả bằng xe bồn) vẫn có thể gây ô nhiễm thứ cấp khi đổ ra trộn liệu. Nhìn bức ảnh về thí điểm san lấp đường bằng tro xỉ ở Hà Tĩnh có thể thấy điều đó. (Ảnh 1). Nó khác hẳn phương thức “của Tây. (Ảnh 2)
Việc beton hóa rắn tro xỉ thành các vật liệu xây dựng như gạch không nung, ngói không nung hay tetrapod đã có. Nếu thu gọn hình dáng còn bằng… đầu đũa thì vẫn làm được. (Ảnh 3) Phương thức này có thể lập tức xử lý tro xỉ phát sinh tại nguồn (nhiệt điện) để giảm bụi mịn phát tán. Xử lý được toàn bộ thì không phải chôn lấp nữa.
Việc đem đi san lấp như vậy trước mắt có thể giảm tải tro xỉ phát sinh, không phải cấp thêm đất chôn lấp tro xỉ gây áp lực cho quỹ đất quốc gia. Nhưng như tôi nhiều lần phân tích, tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) lỗi thời mới chính là cái gốc vấn đề của các ô nhiễm phát sinh. Và phương thức san lấp tôi vẫn phản đối quyết liệt bởi nguyên tắc CÁI GÌ CÓ HẠI CHO CON NGƯỜI THÌ KHÔNG LÀM!
Đây cũng là sản phẩm do một nhà khoa học Việt Nam sáng chế và được đăng ký tại Đức. Anh Trần Trung Nghĩa, công ty khoa học công nghệ Trung Hậu là chủ công nghệ này. Tuy nhiên, cũng như các với sản phẩm gạch không nung, ngói không nung hay tetrapod có chứa tro xỉ đều phải làm rõ thành phần có hại sẽ là ở mức bao nhiêu % tro xỉ trong sản phẩm. Thậm chí làm rõ mức tro bao nhiêu, mức xỉ bao nhiêu mới đảm bảo an toàn. Tuy nhiên giá xử lý vẫn còn tương đối cao.
Có một doanh nghiệp khác, cũng của Việt Nam, là công ty gạch ngói không nung Thanh Tuyền. Thật thú vị và đáng hoan hô khi ngói không nung từ tro xỉ của họ có thể xuất khẩu (Ảnh 4). Xin nhấn mạnh là xuất khẩu! Nhưng số lượng sản phẩm của Thanh Tuyền vẫn còn ít nên dĩ nhiên giải quyết tro xỉ cũng ít. Những doanh nghiệp có công nghệ tốt như vậy, đem lại thặng dư cho quốc gia như vậy cần được hỗ trợ lớn, khuyến khích mạnh để phát triển.
Nhìn từ Thanh Tuyền với ngói tro xỉ xuất khẩu mới thấy sự vô trách nhiệm của Bộ Xây dựng. Các loại gạch ngói tuynel vẫn không được chấm dứt sản xuất hoặc bị đánh thuế cao vì gây hại môi trường; để hỗ trợ thị trường cho gạch ngói không nung từ tro xỉ. Từ 6 năm nay, gạch ngói hoffmann vẫn “hoành hành” trên thị trường bất chấp các Quyết định, chỉ thị của Chính phủ. Các sản phẩm gạch ngói tuynel, hoffmann hay ceramic đều ngốn một lượng đất sét lớn, tạo “đất chết” vì không có đất sét giữ nước. Mỗi năm, Việt Nam mất 2.500ha đất nông nghiệp (khoảng 50 triệu m3 đất sét) vì những thứ công nghệ lỗi thời, gây hại môi trường này.
Trung ương cứ về địa phương, bí mật “vi hành” các lò hoffmann, lò tuynel sẽ rõ có “sân sau” của ai hay không. Cứ lột lớp ximang trát tường của nhiều công trình xây dựng lớn tại những thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM xem họ có tuân thủ sử dụng gạch không nung theo chỉ đạo của Chính phủ hay không. Ra hết!
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nêu một chủ trương mà tôi đánh giá là xuất sắc: “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế!”. Nói là làm, quyết định đóng cửa rừng và cấm khai thác cát lập tức được ban hành. Chỉ là “trên bảo” nhưng một số nơi “dưới không nghe” nên khai thác cát lậu, phá rừng vẫn diễn ra. Nhưng dù sao, trên bình diện chính sách, đó là một hướng đi đúng đắn. Sing (phía sau là Tàu, ở Trường Sa) vẫn mua cát để bồi đắp đảo, nay thì hạn chế rất rất nhiều rồi.
Thủ tướng cứ cho Thanh tra Chính phủ rà soát hết các văn bản dưới luật sẽ thấy việc đem tro xỉ đi san lấp cũng tương tự như việc khai thác cát, về bản chất vẫn là dòng tiền thôi. Giá cát lên cao hẳn sau khi cấm khai thâc thì có cát nhân tạo ra đời. Thị trường tự điều chỉnh được hết! Nhưng dòng tiền xử lý ô nhiễm các loại chất thải bị các sân sau “cắn” quá sâu rồi. Chỉ có ban hành bằng chính sách mới điều chỉnh được chất lượng tro xỉ tại nguồn lẫn việc đem chất thải rắn nói chung và tro xỉ nhiệt điện nói riêng đi chôn lấp, san lấp kiểu vô tội vạ.
Nếu gặp ông Nguyễn Xuân Phúc, tôi sẽ nói thẳng: “Thưa Thủ tướng, các cán bộ báo cáo láo xưa nay là có nhiều và trong lĩnh vực môi trường tôi sẵn sàng chỉ ra các điểm bậy bạ (bậy bạ, chứ không phải bất cập) mà họ đệ trình lên Thủ tướng!”
Quốc gia đã vượt ngưỡng ô nhiễm. Hoàn toàn đủ cơ sở để khẳng định điều đó! Nếu không siết lại cách làm việc của hệ thống công quyền bằng thay đổi thể chế để hạn chế ô nhiễm; thì chính họ sẽ chấm dứt chế độ bằng mâu thuẫn phát sinh do ô nhiễm. Cảnh báo này không phải là việc tôi bảo vệ chế độ vì tôi không có Đảng phái.
Mà vì người dân sẽ là nạn nhân đầu tiên. Và cũng vì các tật bệnh từ ô nhiễm tính bằng vài thế hệ sẽ làm thoái hóa giống nòi.
Có lẽ thủ tướng suốt ngày trẹo mồm luyện C, L, V, N… nên đéo biết tro xỉ nó là cái gì!