Thủ tướng Pháp khẳng định đã nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam khi đàm phán thỏa thuận thương mại trị giá 12 tỷ USD

SCMP

Dịch giả: Châu Minh Dũng

4-11-2018

  • Hơn 50 nhà hoạt động, nhà vận động nhân quyền và các blogger đã bị bắt giam sau song sắt nhà tù chỉ trong năm 2018, một trong những vụ đàn áp nhân quyền khốc liệt nhất trong những năm gần đây.
  • Các nhà phê bình luật an ninh nạng mới nói rằng, nó sẽ đóng vai trò như là một sự kìm hãm về sự bất đồng ở một nhà nước độc đảng, nơi tất cả các phương tiện truyền thông độc lập đều bị cấm.

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe (phải) và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: AP

Nước Pháp không có ý “che giấu chuyện xấu” khi bàn về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, Thủ tướng Pháp Édouard Philippe khẳng định như vậy vào Chủ Nhật vừa qua, sau khi lảng tránh các câu hỏi về hồ sơ nhân quyền ảm đạm của đất nước châu Á đã quen đàn áp người bất đồng chính kiến.

Ông Philippe đưa ra nhận định trên vào ngày cuối cùng của chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, chuyến thăm chủ yếu nhắm đến các thỏa thuận thương mại với một trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, cả hai đã ký thỏa thuận hợp tác trị giá gần 12 tỷ Mỹ kim. Tuy nhiên, thủ tướng Pháp sẽ không để mình bị lôi kéo vào chuyện chế độ cộng sản Việt Nam đàn áp người bất đồng chính kiến, gồm cả việc họ tống giam những người bày tỏ quan điểm về các vấn đề nhức nhối trên mạng xã hội Facebook.

Hơn 50 nhà hoạt động, nhà vận động nhân quyền và các blogger đã bị bắt giam sau song sắt nhà tù chỉ trong năm 2018, một trong những vụ đàn áp nhân quyền khốc liệt nhất trong những năm gần đây.

Khi một số phóng viên ở TP HCM hỏi về vấn đề này, ông Philippe nhấn mạnh, “chúng tôi không có ý che giấu chuyện xấu xa tệ hại, chẳng qua cuộc thảo luận của chúng tôi với các nhà chức trách Việt Nam về vấn đề này đã không được tường thuật trên báo chí”.

“Chúng tôi đã bàn đến vấn đề đó trong các cuộc họp đã diễn ra suôn sẻ, như cách chúng tôi thường làm”, ông Philippe nói thêm trong lúc khánh thành một trung tâm y tế của Pháp ở thành phố này.

Tin từ một nguồn tiếp cận được các cuộc họp giữa chính phủ hai nước xác nhận rằng, vấn đề nhân quyền đã được trình bày trong cuộc đàm phán hôm thứ Sáu, ngày ông Philippe xuất hiện.

“Vấn đề nhân quyền đã được đặt ra trong cuộc đàm phán. Các nhà chức trách Việt Nam đã chú ý đến một danh sách các trường hợp đặc biệt”, nguồn tin trên cho biết thêm.

Thủ tướng Pháp đến thăm Việt Nam đúng lúc dự thảo Luật an ninh mạng vừa được công bố gần đây, trong đó nói rõ dự luật với những quy chế kiểm soát nghiêm ngặt này sẽ được thực thi như thế nào.

Dự kiến ​​luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng Giêng năm sau, các nhà quan sát nói rằng nó bắt chước các công cụ kiểm soát không gian mạng bên Trung Quốc. Luật này sẽ buộc các công ty cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin phải lưu trữ dữ liệu ngay trong nước Việt Nam, đồng thời phải xóa các “nội dung độc hại” khỏi các trang web của họ và cung cấp thông tin người dùng nếu chính phủ nước này yêu cầu.

Những người phê bình dự thảo luật an ninh mạng nói rằng, luật này sẽ trở thành một công cụ kìm hãm tiếng nói bất đồng chính kiến ở quốc gia này, nơi tất cả các hoạt động truyền thông độc lập đều bị cấm.

Ông Philippe sẽ tổ chức một diễn đàn kinh doanh với các doanh nhân thuộc lĩnh vực công nghệ cao ở Pháp trước khi khởi hành đến New Caledonia.

Trong lịch trình của chuyến thăm kéo dài ba ngày với nhiều thành quả, có một điểm dừng chân tại Điện Biên Phủ vào thứ Bảy vừa qua, nơi này đã diễn ra một trận chiến khốc liệt giữa Pháp và Việt Nam trong năm 1954, sự kiện đánh dấu hồi kết chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. NÊU với chúng nó như thế thì vất đi,thưa tt.Pháp ! Chúng còn
    cười ông ngây thơ với chính trị CS.nữa đó !
    Bởi vì chúng OUI ngay để có được thoả thuận trước đã,rồi sau
    đó lợi ích thì đảng giữ cho đáng,chứ dân chẳng được lợi gì bao
    nhiêu.Đó là chưa nói đến việc xây tượng đài để tiếp tục tuyên
    truyền lừa gạt dân chúng !

  2. – Ông TT Pháp phải trình bày rõ: Phía VN đã hứa những gì, để không làm những chuyện xấu xa nữa?!

Comments are closed.