LTS: Văn bản này đã được sự đồng ký tên bởi 85 công dân và cử tri trên khắp 3 miền đất nước và đã được gửi Chuyển phát nhanh EMS đến Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân ngày 19/10/2018.
Hôm qua, văn bản này cũng đã được gửi vào địa chỉ email của Văn phòng Quốc Hội và của ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm VPQH và cũng là Người phát ngôn của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam với đề nghị giúp chuyển tới 486 ĐBQH đang có mặt tại Thủ đô Hà Nội để chuẩn bị tham dự Kỳ họp thứ 6 Quốc Hội Khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày mai, 22/10/2018.
***
Ngày 18/10/2018
Kính gửi: Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
Kính thưa bà Chủ tịch và toàn thể các vị Đại biểu Quốc Hội,
Chúng tôi được biết trong Kỳ họp thứ 6 khai mạc vào ngày 22/10/2018 tới, Quốc Hội sẽ tổ chức bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thay cho ông Trần Đại Quang vừa qua đời.
Chúng tôi cũng được tin Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 8 vừa qua cũng đã nhất trí 100% đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc Hội bầu giữ chức vụ này.
Cũng như quý vị Đại biểu Quốc Hội, chúng tôi – những công dân và cử tri ký tên dưới đây – ý thức được tầm quan trọng của chức danh Chủ tịch Nước và mong muốn ứng viên được chọn cho vị trí này phải trình bày và cam kết thực thi “chương trình hành động” trước khi được bầu chọn làm Chủ tịch Nước, đồng thời ứng viên đó phải “nêu gương” công khai, minh bạch và trong sạch từ chính bản thân mình.
Bởi vậy chúng tôi đề nghị Quốc Hội và toàn thể các vị ĐBQH, với quyền hiến định của mình, yêu cầu ứng viên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phải có chương trình hành động và công khai bản kê khai tài sản để các ĐBQH và cử tri cả nước có đủ thông tin trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra.
Yêu cầu công khai bản kê khai tài sản là rất dễ thực hiện, vì theo Điều 35 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc Hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015, bản kê khai của ứng viên Nguyễn Phú Trọng đã được nộp cho các cơ quan tổ chức bầu cử, nghĩa là đã có sẵn. Hơn nữa, đây hoàn toàn không phải là một yêu cầu gây khó cho ứng viên Chủ tịch Nước vì chính Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mới đây cũng đã ban hành Quyết định 99/QĐ-TƯ yêu cầu đảng viên là cán bộ lãnh đạo phải công khai bản kê khai tài sản trên Internet và các phương tiện thông tin đại chúng để báo chí, nhân dân giám sát.
Đặc biệt, vấn đề “NÊU GƯƠNG” của cán bộ lãnh đạo, trước hết là Ủy viên BCT, Ủy viên BBT, Ủy viên BCHTW đã được HNTW 8 mới đây xác định là một chủ trương và đường lối lớn của Đảng nhằm lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng vốn đã bị xói mòn trầm trọng trong thời gian qua!
Cách đây 5 tháng, ngày 6/5/2018, 70 công dân chúng tôi đã có thư gửi TBT Nguyễn Phú Trọng yêu cầu ông phải công khai Bản kê khai tài sản cá nhân như quy định của Ban Bí thư Trung ương ĐCSVN đối với các cán bộ lãnh đạo (như đòi hỏi của BBT trong Quyết định số 99/QĐ-TƯ ngày 3/10/2017). Nhưng rất tiếc, đến nay chúng tôi chưa nhận được hồi âm từ TBT Nguyễn Phú Trọng!
Chúng tôi cho rằng Kỳ họp 6 Quốc hội Khóa XIV lần này nhóm họp để bầu người nắm giữ trọng trách Nguyên thủ Quốc gia là một sự kiện trọng đại, và đây cũng là thời điểm rất thích hợp và thuận lợi để QH và tất cả các ĐBQH hiện thực hóa 2 yêu cầu trên, góp phần xây dựng nhà nước ta thực sự là nhà nước pháp quyền và có một nền quản trị quốc gia thật sự minh bạch. Đòi hỏi trên của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, đồng thời cũng thể hiện nguyện vọng chính đáng và mong muốn mạnh mẽ của cử tri toàn quốc nói chung và của 85 cử tri chúng tôi nói riêng ký tên dưới đây gửi đến quý vị.
Chúng tôi xin kính chúc quý vị Đại biểu sức khỏe.
Trân trọng,
Những người ký tên:
1/. Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên UVTƯ Đảng, nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, cử tri Hà Nội.
2/. Trần Đức Nguyên, cán bộ hưu trí, cử tri Hà Nội.
3/. Trần Văn Luyến, Tiến sỹ Hạt nhân, cử tri Tp. HCM.
4/. Phan Trọng Khang, CCB-Thương binh 2/4, cử tri Hà Nội.
5/. Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo tự do, cử tri Sài Gòn.
6/. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sỹ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, cử tri Sài Gòn.
7/. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, cử tri Sài Gòn.
8/. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, cử tri Hà Nội.
9/. Lê Công Giàu, cựu tù chính trị Côn Đảo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, cử tri Sài Gòn.
10/. Thái Kế Toại, nhà văn, cử tri Hà Nội.
11/. Hoàng Thị Hà, giáo viên hưu trí, cử tri Hà Nội.
12/. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, cử tri Hà Nội.
13/. Hà Văn Thùy, nhà văn, cử tri Sài Gòn.
14/. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt, cử tri tỉnh Lâm Đồng.
15/. Tô Lê Sơn, Kỹ sư hưu trí, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, cử tri Sài Gòn.
16/. Tương Lai, Giáo sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, cử tri Sài Gòn.
17/. Nguyễn Thị Kim Chi, NSƯT, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, cử tri Sài Gòn.
18/. Vũ Trọng Khải, PGS-TS, chuyên gia độc lập về lĩnh vực nông nghiệp, cử tri Sài Gòn.
19/. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, cử tri Phú Yên.
20/. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, cử tri Hà Nội.
21/. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, cử tri Hà Nội.
22/. Nguyễn Đình Cống, Giáo sư, nguyên Giảng viên trường ĐHXD, cử tri Hà Nội.
23/. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo độc lập Đà Lạt, cử tri Lâm Đồng.
24/. Phạm Duy Hiển (Phạm Nguyên Trường), dịch giả, cử tri Vũng Tầu.
25/. Nguyễn Đông Yên, GS-TS Toán học, cử tri Hà Nội.
26/. Bùi Trọng Kiên, Tiến sỹ Toán học, cử tri Hà Nội.
27/. Nguyễn Đăng Quang, cựu Đại tá CAND, cử tri Hà Nội.
28/. André Menras (Hồ Cương Quyết), nhà giáo Pháp-Việt.
29/. Nguyễn Thế Hùng, Tiến sỹ Vật lý, cử tri Hà Nội.
30/. Nguyễn Văn Tuyến, Đại tá QĐND, cán bộ tiền khởi nghĩa, cử tri Hà Nội.
31/. Ngọc Thế Phương, CCB Sư đoàn F.324, cử tri Hà Nội.
32/. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, cử tri Sài Gòn.
33/. Nguyễn Quang A, Tiến sỹ khoa học, nguyên Viện trưởng IDS, cử tri Hà Nội.
34/. Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Cộng hòa Pháp.
35/. Trần Thị Thanh Vân, Kỹ sư cảnh quan, cử tri Hà Nội.
36/. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự Đại học Liège, Vương quốc Bỉ.
37/. Hoàng Dũng, PGS-TS Ngôn ngữ học, ĐHSP Tp. HCM, cử tri Sài Gòn.
38/. Phan Thị Hoàng Oanh, Tiến sỹ Hóa học, cử tri Sài Gòn.
39/. Tống Văn Công, nguyên TBT báo Lao Động, cử tri Sài Gòn.
40/. Nguyễn Tiến Dân, Giáo viên hưu trí, cử tri Hà Nội.
41/. Nguyên Ngọc, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa-giáo dục Việt Nam, cử tri Quảng Nam.
42/. Võ Văn Tạo, nhà báo, cử tri Nha Trang, Khánh Hòa.
43/. Phạm Đình Trọng, Nhà văn CCB, cử tri Sài Gòn.
44/. Lê Phú Khải, nhà báo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, cử tri Sài Gòn.
45/. Bùi Trân Phương, nhà giáo, cử tri Sài Gòn.
46/. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng ĐHKT Tp.HCM, cử tri Sài Gòn.
47/. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Tp.HCM, cử tri Sài Gòn.
48/. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp Tp.HCM, cử tri Sài Gòn.
49/. Nguyễn Sỹ Kiệt, Tiến sỹ KH-KT, nguyên cán bộ Tổng cục Dầu khí, cử tri Sài Gòn.
50/. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Thư ký Bí thư Thành ủy Sài Gòn, cử tri Tp.HCM.
51/. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Giải phóng, cử tri Sài Gòn.
52/. Phạm Toàn, Nhà nghiên cứu giáo dục, cử tri Hà Nội.
53/. Mạc Văn Trang, PGS-TS Tâm lý học, cử tri Hà Nội.
54/. Đặng Thị Bích Phượng, cán bộ hưu trí, cử tri Hà Nội.
55/. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sỹ Hán Nôm, cử tri Hà Nội.
56/. Nguyễn Thanh Tịnh, Linh mục, giáo xứ Cồn Sẻ, giáo phận Vinh, cử tri Nghệ An.
57/. Mai Hiền, Nhà báo, cử tri Tp. Hồ Chí Minh.
58/. Uông Đình Đức, 168 Nguyễn Cư Trinh, Q1, Tp.HCM, cử tri Sài Gòn.
59/. Nguyễn Thị Khánh Trâm, cán bộ hưu trí, cư tri Sài Gòn.
60/. Đào Tiến Thi, Thạc sỹ Ngôn ngữ học, cử tri Hà Nội.
61/. Lê Mai Đậu, Kỹ sư địa chất, cử tri Hà Nội.
62/. Ngô Xuân Mích, Kỹ sư đường bộ, cử tri Hà Nội.
63/. Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sỹ y khoa, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, cử tri Sài Gòn.
64/. Huỳnh Kim Báu, cựu tù chính trị trước năm 1975, cử tri Sài Gòn,
65/. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Ủy viên Ủy ban MTTQ Tp.HCM, cử tri Sài Gòn.
66/. Hà Sỹ Phu (Nguyễn Xuân Tụ), Tiến sỹ Sinh học, cử tri Đà Lạt, Lâm Đồng.
67/. Nguyễn Đình Ấm, nhà báo CCB, cử tri Hà Nội.
68/. Tạ Cao Sơn, Đại tá, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2, cử tri Hà Nội.
69/. Lê Công Định, Luật sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, cử tri Sài Gòn.
70/. Lê Đình Kình, đảng viên xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
71/. Lê Thanh Doãn, đảng viên xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
72/. Bùi Văn Duệ, đảng viên xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
73/. Nguyễn Quốc Lưỡng, đảng viên xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
74/. Nguyễn Văn Thiệu, đảng viên xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
75/. Bùi Văn Vệ, đảng viên xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
76/. Hoàng Thị Thăng, đảng viên xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
77/. Bùi Văn Nhạc, đảng viên xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
78/. Ngô Quý Hạc, đảng viên xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
79/. Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy xã ĐT bị khai trừ vì chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
80/. Bùi Viết Hiểu, công dân xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
81/. Nguyễn Thị Đề, công dân xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
82/. Nguyễn Thị Hằng, công dân xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
83/. Hoàng Thị Luận, công dân xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
84/. Nguyễn Văn Tuyển, công dân xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
85/. Lê Đình Công, công dân xã Đồng Tâm chống tham nhũng, cử tri Hà Nội.
***
Dưới đây là nguyên văn Email được gửi tới Văn phòng Quốc hội và ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm VPQH đồng thời là Người phát ngôn Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đề nghị giúp chuyển tới 486 ĐBQH đang có mặt tại Thủ đô Hà Nội để chuẩn bị tham dự Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV khai mạc vào sáng ngày 22/10/2018:
“Dang Quang Nguyen <dangquang42@gmail.com>
Tệp đính kèm
10:58 (11 giờ trước)
tới nguyenhanhphuc, hotro
Kính gửi ông Nguyễn Hạnh Phúc,
Ủy viên BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam,
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội CHXHCN Việt Nam.
Số 22 đường Hùng Vương,
Quận Ba Đình, HÀ NỘI.
Thưa ông Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc,
Được biết ngày 22/10/2018 tới, Quốc Hội Khóa XIV sẽ khai mạc Kỳ họp lần thứ 6. Sự kiện quan trọng nhất trong chương trình nghị sự Kỳ họp lần này là Quốc Hội sẽ bầu TBT Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Nước thay thế ông Trần Đại Quang vừa qua đời.
Chúng tôi gồm 85 công dân và cử tri trên khắp 3 miền đất nước bày tỏ 2 nguyện vọng và yêu cầu đối với Quốc Hội trong Kỳ họp này tại Văn bản đính kèm. Văn bản này sáng qua (19/10/2018) chúng tôi đã gửi Chuyển phát nhanh EMS tới Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Hôm nạy chúng tôi chuyển Văn bản này đến địa chỉ Emails của VPQH và của ông, và xin đề nghị ông – với tư cách Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội – chuyển tiếp đến toàn bộ 486 ĐBQH Khóa XIV đang có mặt tại Thủ đô Hà Nội để chuẩn bị tham dự Kỳ họp thứ 6 Quốc Hội Khóa XIV.
Xin chân thành cảm ơn và chúc ông nhiều sức khỏe.
Trân trọng,
Nguyễn Đăng Quang,
Cử tri Quận Cầu Giấy, HÀ NỘI”
Các công chức của chính quyền nhân dân thì không thể là những kẻ chạy chức chạy quyền hoặc phải bỏ tiền ra chạy chọt để có được một suất biên chế nào đó trong hệ thống nhà nước, (đây là những kẻ có tiềm năng ăn cắp, ăn cướp).
* Bởi thế, nếu trong hệ thống nhà nước có quá nhiều bọn này thì coi như nhân dân bị cướp chính quyền vào tay bọn kẻ cướp. Chính quyền lúc ấy không cò là chính quyền nhân dân nữa.
* Bởi thế, khi ứng cử vào một chức danh nào đó trong nhà nước thì ứng cử viên buộc phải công khai tài sản và các khoản thu nhập trước đó. Đây là phẩm chất tối thiểu cần phải có, chưa nói đến các phẩm chất khác như khả năng lãnh đạo, khả năng thống nhất lòng dân….