Trương Minh Ẩn
15-9-2018
Tôi vừa vào đến sân trường học để đón đứa cháu, thì thấy quang cảnh khác lạ chứ không giống như bình thường mọi ngày, phụ huynh khá nhốn nháo, lao xao, một số người xầm xì to nhỏ, nhiều gương mặt biểu hiện lo lắng, sốt ruột…
Dò hỏi một hồi sau thì biết được xảy ra một chuyện hy hữu. Một sản phụ cũng đã cận kể ngày khai nhụy đến đón con bị ngất xỉu bởi… giật mình từ tiếng trống trường mà bà vừa bước đến ngay gần bên. May thay, có người thấy kịp thời nên đỡ được, rồi đưa xuống phòng y tế cứu cấp. Không lâu sau bà tỉnh táo trở lại và được đưa tới bệnh viện, được khám và chuẩn đoán, không ảnh hưởng gì sức khỏe và thai nhi.
Sự vụ gây bàn tán xầm xì trong phụ huynh ngay lúc đó, chẳng hạn như nói ông bảo vệ đánh trống mạnh tay quá, gây tiếng lớn quá, nhưng đánh trống thì phải lớn chứ, để cả trường cùng nghe hoặc đổ lỗi cho sản phụ, đã bầu bì lớn rồi lại cố… Rồi mạnh ai đưa con về nhà nấy. Một số người nán lại nghe ngóng, nhưng khi hay tin sản phụ an toàn thì cũng ra về.
Không thấy bà hiệu trưởng nói gì cả. Bà ta cũng không theo đến bệnh viện, chỉ để bảo vệ và cô giáo chủ nhiệm con của sản phụ cùng nhân viên y tế đưa đi. Rồi bà ta cũng ra về khi được tin báo về.
Riêng tôi, tôi có nói lên ý mình, một số ý không theo số đông phụ huynh, nhưng ai cũng phớt lờ, không ai muốn nghe. Tôi gặp bà hiệu trưởng xin nêu ý thì gặp cái phẩy tay, bà ta gấp gáp rời đi, nói rằng mọi chuyện đã giải quyết êm đẹp, đâu có hậu quả gì ghê gớm. Vài người tỏ ra thông cảm với tôi, nhưng tựu trung mọi người xem đây là chuyện nhỏ, một sự cố nhỏ. Sự vụ mau chóng trôi qua, được quên nhanh, coi như chẳng có chuyện gì.
Thực sự ban đầu tôi cũng đưa mấy góp ý nhỏ, cũng coi là chuyện nhỏ. Bởi tôi thấy, hầu hết những người đánh trống trường bây giờ, cứ cấm dùi lên là phang đùng đùng thôi. Lý ra phải là đánh trống hồi. Tùng tùng từng hồi nhỏ rồi đánh ba tiếng lớn, đánh mấy hồi thì tùy quy định. Như vậy trước hết là gây sự chú ý, tạo sự tập tập trung lắng nghe, sau đó không gây giật mình. Tiếng trống gây giật mình cho trẻ nhỏ cũng có thể gây ám ảnh. Và những hồi trống trường cũng để lại kỷ niệm trường lớp rất hay, rất sâu đậm!
Nhưng đến đây thì thấy chuyện không hề nhỏ chút nào nữa. Đầu tiên là chuyện tinh tướng. Chỉ cần có chút quyền uy là sinh ra tinh tướng, tự coi như được nghiễm nhiên tinh tướng. Tôi đã thấy rất nhiều cảnh, rất nhiều những ông bảo vệ sắc mặt khó đăm đăm, quơ tay hất đầu chỉ chỏ phụ huynh phải thế này, thế kia, trong khi chỉ là người hướng dẫn đường đi nước bước cho họ. Cũng như việc đánh trống, đánh thật mạnh, tỏ ra thật oai phong để tỏ rõ uy quyền. Rồi tới bà hiệu trưởng, tính cách như tôi đã nói ở trên.
Tinh tướng là một dạng độc tài thể hiện ra bên ngoài. Độc tài nhưng quyết sách, không cần nghe góp ý. Dĩ nhiên, nhiều quyết sách có lợi cho họ trong bối cảnh xã hội tham lam vật chất đang lên ngôi. Và để bảo vệ, để tồn tại điều đó thì họ sẽ lập phe phái, tuyển cùng hội cùng thuyền, đội trên đạp dưới, cùng với các mánh khóe, thủ đoạn…
Bởi nên, dễ dàng nhận thấy những việc như phụ huynh phải mua sách, tập vở, đồng phục… của nhà trường, năm nào phải mua mới năm nấy, yêu cầu các khoản đóng góp, chạy chọt để học trường này trường kia…
Những con người này ở nhà trường muốn tồn tại thì phục tùng cấp trên, cán bộ phòng giáo dục. Cứ như vậy theo một trục dọc, nó thành một hệ thống, từ nhỏ đến lớn là một cái guồng. Nhìn rộng ra xã hội, coi như một trục ngang, tất cả các ngành khác nó cũng như thế. Cho nên, một xã hội đầy rẫy sự cố, nay xảy ra chuyện này, mai phát sinh chuyện khác… Những chuyện được phanh phui chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Đây là hệ quả của một thể chế độc tài, nó sản sinh ra như thế. Hậu quả là dân đen gánh chịu, thế hệ con cháu gánh chịu.
Và đây cũng là ý thứ hai tôi muốn nói tới. Quan đã tham, đã thủ đoạn thì dân sẽ gian, học theo gương xấu xa để tồn tại, an phận tồn tại. Rồi bị ngu dân, bị lừa mị dắt mũi, chia rẽ cộng đồng, a dua đám đông, chửi bới loạn xạ, bạo lực trong cộng đồng nhưng phục tùng chính quyền, sợ bạo lực đàn áp của chính quyền.
Đất nước ngày một phân cấp, kẻ càng tinh tướng càng giàu, dân càng khổ càng nghèo.
Tiếng trống trường, ba tiếng đánh tinh tướng cũng là hồi chuông báo động đỏ!
– “Tinh tướng là một dạng độc tài thể hiện ra bên ngoài. Độc tài nhưng quyết sách, không cần nghe góp ý”.
Theo tôi, câu trên tác gỉả viết thừa một chữ, chữ “nhưng”, vì “Độc tài là quyết sách, không cần nghe góp ý”.
Những con lơn độc tài. Tinh tướng nhất là khi chúng tự nhận mình là “tinh hoa”… của loài lợn!
Đúng là Tòng Thị Phiếm. Nhìn chỉ thấy cái mặt bự
Lại nữa. Báo Thanh niên: “Bí thư Nhân: Người dân TP.HCM phải được hạnh phúc, có nhà ở”
Con ngỗng này cũng lại nổ