“Công nghệ Giáo dục”, nên hay không, làm sao xử lý? (Phần II)

GS Nguyễn Đăng Hưng

11-8-2018

Tiếp theo phần I: Vài phản biện cụ thể

Phần II: Vài đề nghị xây dựng cụ thể

NÊN THẨM ĐỊNH, SỬA CHỮA VÀ LOẠI BỎ NHỮNG SƠ SÓT SAI LẦM.

Cộng đồng mạng đã chỉ rõ những sơ sót, sai lầm của sách “tiếng Việt lớp 1 tiểu học, CNGD” khó tránh né mà tôi chưa thấy một bản đính chính, chuẩn bị cho đợt xuất bản sắp ra. Sao đã hơn 40 năm mà chưa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo, hay chính nhóm chủ trương đứng ra tổ chức thẩm định một cách khoa học, khách quan vô tư?

Thời gian 40 năm đủ để có một mẫu thử với mục đích hoặc xác định giá trị của phương pháp, hoặc so sánh với phương pháp truyền thống. Sau 40 năm, số lượng mẫu thử 1000 học sinh là điều khả thi! Dĩ nhiên là khi so sánh phải xác định điều kiện tương đương: hoàn cảnh gia đình, trình độ các cô giáo, điều kiện vật chất các trường… Đọc trên mạng những ý kiến ủng hộ, cổ vũ cho CNGD một cách rời rạc, ví dụ như con tôi đã học có kết quả tốt, học sinh cũ lẻ tẻ đã rất thành đạt…, tôi thấy chưa đủ thuyết phục về tính ưu việt của CNGD.

Tôi nghĩ GS Đại sẽ khó chấp nhận cách bênh vực mình dùng trường hợp GS Ngô Bảo Châu. Thành tựu toán học của ông ấy có liên quan trực tiếp gì đến cách đánh vần của thầy Đại? Thành tựu đó xuất phát từ năng khiếu bẩm sinh, nhất là trường phái toán học Pháp, đặc biệt là giáo sư hướng dẫn luận án tiến sỹ (Gérard Laumon tại ĐH Paris XI) của GS Ngô Bảo Châu.

Tôi đề nghị trước khi mở rộng thử nghiệm, Bộ nên thành lập một ban thẩm định độc lập rà soát lại toàn bộ nội dung sách, nếu cần biên tập lại, loại bỏ các sơ sót.

KHÔNG ÁP ĐẶT CÁCH PHÁT ÂM MỘT VÙNG CHO CẢ NƯỚC

Bộ cũng nên lập một ban tu thư gạn lọc cách đọc chuẩn đến từ nhiều địa phương đất Việt, chọn các phát âm đúng. Dứt khoát không dựa vào cách phát âm tiếng Việt một vùng làm chuẩn rồi áp đặt cho cả nước.

BỘ NÊN TỪ BỎ ĐỘC QUYỀN XUẤT BẢN SÁCH GIÁO KHOA

Thực tế hơn, Bộ nên cho phép các nhà xuất bản thẩm định và sửa chữa rồi xuất bản thoải mái. Các sách chọn phương pháp CNGD hay phương pháp truyền thống sẽ được sử dụng song song. Các vùng miền, tỉnh thành, các trường lớp, các thầy cô có quyền chọn lựa sách mà dùng cho việc giảng dạy.

Bộ không áp đặt lựa chọn, bộ không độc quyền xuất bản sách…

Sau 10 năm thị trường sẽ đào thải những phương pháp không hiệu quả gây rối rắm, những sách có nhiều sơ sót mà không kịp thời điều chỉnh.

Gần đây, thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ đã xác định sẽ “Không mở rộng (thử nghiệm CNGD) để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình giáo dục phổ thông có chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định.

Như vậy nguyên tắc tự nguyện chọn lựa được bộ chấp nhận và khuyến khích, nhưng việc chấm dứt độc quyền xuất bản lại được Bộ duy trì.

Ở đây ta thấy đánh giá và bình luận của của GS Hồ Ngọc Đại gần đây về chương trình sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền” là cơ sở.

Mong thay Bộ GD&ĐT thoát ra khỏi cơ chế lợi ích nhóm, đặt viên gạch mới minh bạch và thông thoáng cho dân nhờ. Sách cho tiểu học lớp 1 sẽ là viên gạch đầu tiên khẳng định quyết tâm cải cách chân thực, khai màu nền móng cho tương lai.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. GS Nguyễn Đăng Hưng là chuyên gia cơ học tính toán nên rất muốn mọi thứ phải đi từ cụ thể tới tổng quát mà quên mất rằng ở vùng đất Bắc Âu ấy, do ảnh hưởng của cực quang mà người ta lại có trí tưởng tượng (tưởng bở) hơn ở nơi khác: nhà văn viễn tưởng Jules Verne chẳng hạn, phải gần 100 năm sau con người mới có đủ khả năng để hiện thực hóa các tưởng tượng của ông. Cho nên, đi từ cái tổng quát hình thức để rõ hơn cái hiện thực cụ thể thì chưa chắc đã sai đâu, thưa ông!

  2. Cụ Hưng ngây thơ quá. Mong cụ cứ trẻ mãi thế này.
    Năm 2002 Chương trình Công nghệ GD đang song song tồn tại với Chương trình chính thống, “chúng nó” tìm cách để Cuốc Hội thông qua cái luật “VN chỉ thống nhất tồn tại MỘT chương trình phổ thông mà thôi”. Thế là CongngheGD chết yểu.
    May, bộ trưởng đang bí với tình hình GD ở vùng sâu, vùng nghèo, miền núi… mà công nghệ GD lại rất hiệu quả ở đó (tất nhiên càng hệu qur ở vùng suôi, thành phố). Thế là chính Bộ GD cứ cho khai triển. Không ngờ nó lan ra 40 tỉnh, nhưng buộc phải núp dưới cái tên “thí điểm”. Không ngờ, dân nghèo và miền núi chấp nhận tới 30 năm. Đến nay, công nghe GD bị chúng nó kết tội “lách luật”. Lại còn bị soi mói cái chuyện đánh vần (đánh vần chỉ chiếm 3 tháng, trong khi Công Nghệ GD là 12 năm – dài như chương trình chính thống). Đừng nhầm lẫn đánh vần là toàn bộ Cong nghe GD, nghe cụ Hưng!
    Lần này, họ quyết thông qua chương trình mới (của chủ biên Nguyễn Minh Thuyết) và phải công bố ngay trong năm 2018. Cứ đợi đấy mà coi. Nó là chính thống, duy nhất. Thế là chương trình Công Nghệ lần này chết ắng. Đang bị coi là “lách luật” bất hợp pháp kia. Đã có bài, nhanđề: Luật GD để làm gì (nhằm đánh GS Đại, mong cụ Hưng tìm đọc). THực hiện đã 30 năm, chúng nó vẫn lôi chuyện “đánh vần” (thời lượng 3 tháng) ra để loại bỏ chường trình 12 năm của GS Đại đấy.
    Mong cụ già ngây thơ trẻ mãi để thấy khi Chương Trình Nguyễn Minh Thuyết ngồi chồm hổm ngay trong năm 2018 (và nhóm của GS Thuyết xông lên viết sách giáo khoa – do Bộ GD phát hành đứng ra phát hành) đồng thời tuyên bố ầm ỹ 2 câu:
    1) Mời cả nước viết sách cạnh tranh đi. Nhớ là tự bỏ tiền ra, nghe;
    2) Khuyên dân mua sách nào gần gũi nhất với Chương Trình Mới.
    Sách của nhóm Cánh Buồm phù hợp chương trình khác hẳn, bán sao được, một khi Công Nghệ GD chết không kịp ngáp?

  3. “Bộ Giáo dục và Đào tạo, hay chính nhóm chủ trương đứng ra tổ chức thẩm định một cách khoa học, khách quan vô tư?”

    Bác nói giỡn hay nói chơi vậy ? Bộ Giáo dục & Đào tạo đào đâu ra khoa học & khách quan vô tư ? Chính nhóm tổ chức đã nghĩ sách của họ là “khoa học, khách quan vô tư” rồi, không cần sửa .

    Hồ Ngọc Đại nói đúng, sách giáo khoa mới cũng chẳng hơn gì sách của ổng . Mọi thứ đều sêm xít . Kệ xác bọn họ, cứ để họ phá tan hoang mọi thứ . Sau này xây dựng lại từ đống gạch vụ vẫn dễ hơn .

  4. Đọc bài này tôi không thực sự bị thuyết phục
    Cách làm phải dân chủ hơn nữa cơ.
    Nói trước: Tôi không phải người bênh vực cụ Hồ Ngọc Đại. Tôi phản đối cách đối xử với kết quả nghiên cứu của HNĐ.
    Cái “Công nghệ GD” (viết tắt CNGD) là cả một chương trình riêng, cách dạy riêng, không giống chương trình do bộ GD đưa ra. Cái chuyện đánh vần chỉ là một mẩu rất nhỏ của CNGD. Nó là 3 tháng so với 12 năm học.
    Nhưng học sinh trường thực nghiệm ngày xưa (ở Giảng Võ) vẫn thi chung với học sinh toàn quốc và tỏ ra không kém. Phụ huynh vẫn xô đổ cổng trường để xí chỗ cho con em.
    Như vậy, tuy nội dung cơ bản giống nhau, nhưng cách sắp xếp nội dung khiến thật sự ta có hai chương trình. Một bên HS phải học “chết thôi” và vẫn mất tiền học thêm. Một bên ngược lại. Vì cách dạy khác hẳn nhau.
    Điều rất bẩn là năm 2002 người ta thuyết phục được quốc hội (cuốc hội) thông qua nghị quyết “Việt nam chỉ chấp nhận MỘT chương trình. Nhưng CNGD vẫn chưa chịu chết, nó có sức sống riêng của nó. Do kết quả mang lại, nó được triển khai ở 40 tình và kéo dài tới nay đã 30 năm. Nó đành núp dưới cái nhãn thí điểm.
    Để giết hẳn nó, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang thúc bộ GD ban hành nhanh chương trình Nguyễn Minh Thuyết. Các chương trình khác (không “thí điểm” gì hết) phải chết. Đó là đòn ở tầm vĩ mô.
    Về vi mô, bọn “lợi ích nhóm” đang phát động chiến dịch triệt hạ CNGD bằng những đòn rất tiểu nhân. Và có những thành công ban đầu. Chúng xoáy vào cái móng tay (đánh vần) để diệt cả một cơ thể. Chúng kêu rêu “30 năm thí điểm, coi HS là chuột bạch”. Chúng kết tội CNGD phạm luật (lách luật, do chính chúng đặt ra)…

    Ông GS Hưng cẩn thận, đừng non nớt, dại dột mà đồng lõa với bọn khốn kiếp.
    Suy nghĩ một chút, chính chúng nó là tác giả và thủ phạm đưa GD VN tàn tạ, lạc hậu như hiện nay.
    Trận này quyết định lắm.

Comments are closed.