Ngày 3 tháng 9 năm 2018
THƯ NGỎ
Kính gửi:
– Tất cả những người đang quan tâm và ủng hộ Trần Huỳnh Duy Thức
– Các linh mục, tăng sĩ, tín đồ của Công giáo, Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành…
– Các tổ chức xã hội dân sự, trong và ngoài nước
– Các cơ quan truyền thông tự do, trong và ngoài nước
Tuyệt thực là hình thức lên tiếng cuối cùng của một người chịu tù đày, để đòi hỏi cho thứ họ tiếp tục bị cướp đoạt, sau khi tự do và cuộc đời đã chính thức bị giam hãm.
Hiện tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức vẫn đang kiên cường tuyệt thực để đòi trại giam và những quản giáo đảng viên Cộng sản Việt Nam phải hành động theo pháp luật, phải biết thượng tôn pháp luật như danh dự của một thế chế cần phải được níu giữ.
Sau khi bị cáo buộc vô lý và áp đặt 16 năm tù dài bất công vào năm 2009, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức bị cắt đứt khỏi ước mơ xây dựng và phát triển Việt Nam. Anh bị tuyên án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế vì những góp ý thẳng thắn về việc cải cách chính sách kinh tế quốc gia nói riêng và chuyển đổi căn bản các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội nói chung. Khi thụ án và thụ hình bất công và phi lý, anh vẫn tiếp tục tranh đấu cho công lý của toàn xã hội và chính mình.
Với việc áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi), chiếu theo Khoản 3, Điều 109 và Điều 14, việc giam giữ Trần Huỳnh Duy Thức đã không còn giá trị, thậm chí chiếu theo đó, Trần Huỳnh Duy Thức đã phải chịu án nhiều hơn quy định, cho đến năm 2018, là đã quá hạn giam giữ 4 năm.
Khi thư ngỏ này đến tay mọi người, Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực hơn 20 ngày tại Trại giam số 6, Nghệ An để chống lại các quy định bất thường, hà khắc, vốn vẫn được các quản giáo trại giam tự đặt ra để ngược đãi, tra tấn tinh thần của các tù nhân muốn được sống đúng với luật quy định dành cho trại giam, và luật pháp của Nhà nước Việt Nam.
Đây là lần tuyệt thực thứ hai trong vòng 2 năm của Trần Huỳnh Duy Thức, chỉ để chống lại những sự sai trái, tấn công vào con người trong trại giam, vốn được nêu trong điều số 6 của Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị và Công ước chống Tra tấn của Liên hiệp quốc, mà Việt Nam là một thành viên từ năm 2013.
Trần Huỳnh Duy Thức không từ bỏ việc tuyệt thực để đấu tranh cho lẽ phải, bởi anh muốn mình là một án lệ, lên tiếng chung về tình trạng tàn bạo trong nhà tù, vốn bị che giấu lâu nay và đã hành hạ rất nhiều con người Việt Nam vướng vào vòng lao lý.
Trần Huỳnh Duy Thức tin rằng thượng tôn pháp luật là điều cuối cùng có thể giữ cho đất nước không rơi vào hỗn loạn, con người không chà đạp lẫn nhau, và quan trọng nhất là một nhà nước biết thượng tôn pháp luật là còn có cơ hội để tồn tại với tương lai.
Vì vậy, với thư ngỏ này, nhóm thân hữu của Trần Huỳnh Duy Thức kêu gọi sự quan tâm của công luận và con người đến sinh mệnh của một người tù lương tâm đang hành động vì công lý chung.
Hãy gọi tên Trần Huỳnh Duy Thức, như một cách gọi tên công lý phải được thực thi, trên mọi trang mạng xã hội, mọi phương tiện giao tiếp của thế giới phẳng.
Hãy nhắc tên Trần Huỳnh Duy Thức ở mọi cơ hội trò chuyện trực tiếp và giải thích về quyền con người và đạo đức của một nhà cầm quyền.
Xin mọi thánh lễ Công giáo, nhật tụng Phật giáo hay các buổi cầu nguyện của Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành… hãy dành chút thời gian đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức trong việc đòi công lý, bày tỏ một chính kiến ôn hoà trước một hiện thực bị che giấu.
Lên tiếng cho Trần Huỳnh Duy Thức hôm nay, là lên tiếng cho chúng ta và quê hương ngày mai, với niềm tin mãnh liệt rằng con người Việt Nam không bao giờ từ chối lẽ phải, không bao giờ né tránh sự thật.
Xin hãy cùng đồng hành với Trần Huỳnh Duy Thức, và đồng hành cùng nhau.
Chân thành cảm ơn.
Nhóm Thân hữu Trần Huỳnh Duy Thức đồng ký.
——–
Tổ chức, cá nhân ủng hộ Thư ngỏ này, xin email về hộp thư: HYPERLINK “mailto:tuyetthucfreethuc@gmail.com” tuyetthucfreethuc@gmail.com
Những người ký tên:
1. Lê Công Định – Luật sư – Sài Gòn
2. Lê Thăng Long – Doanh nhân – Sài Gòn
3. Nguyễn Tiến Trung – Kỹ sư tin học – Sài Gòn
4. Phạm Bá Hải – Nhà báo – Sài Gòn
5. Nguyễn Đình Ngọc (Nguyễn Ngọc Già) – Nhà báo – Sài Gòn
6. Trần Huỳnh Duy Tân – Doanh Nhân – Sài Gòn
7. Võ Văn Tạo – Nhà báo – Nha Trang
8. Vũ Thư Hiên – Nhà văn – Paris
9. Nguyễn Minh Tấn – Kiến trúc sư
10. Nguyễn Thế Hùng – GS.TS Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam – Đà Nẵng
11. André Menras – Hồ Cương Quyết – nhà giáo Pháp Việt
12. Lê Hoài Nguyên – Nhà thơ, Hà Nội
13. Phạm Tất Đồng – Kỹ sư cơ khí – Sài Gòn
14. Võ Hồng Ly – công dân – Q2, Sài Gòn
15. Phan Đắc Lữ – Nhà thơ – Sài Gòn
16. Phạm Khải Hoàn – Mục sư
17. Lê Ngọc Thanh – Linh mục DCCT Lê Ngọc Thanh – Sài Gòn
18. Huỳnh Ngọc Chênh – Nhà báo – Hà Nội
19. Nguyễn Thuý Hanh – Doanh nhân – Hà Nội
20. Đặng Bích Phượng – Công dân – Hà Nội
22. Nguyễn Thị Kim Chi – Nghệ sĩ – Sài Gòn
23. Dương Kim Khải – Mục sư
24. Trần Minh Thảo – Nhà văn – Lâm Đồng
25. Trần Bang – Kỹ sư – Sài Gòn
26. Tuấn Khanh – Nhạc sĩ – Sài Gòn
27. Song Chi (Lê Bá Diễm Chi) – Thạc sĩ Điện ảnh và Truyền hình, nhà báo tự do, Leeds, UK
28. Nguyễn Thị Khánh Trâm – Công dân – Sài Gòn
29. Ngô Kim Hoa – Nhà báo – Sài Gòn
30. Hoàng Hưng – Nhà thơ – Vũng Tàu
31. Đặng Hữu Nam – Linh mục – Nghệ An
32. Nguyễn Đình Thục – Linh mục – Nghệ An
33. Nguyễn Hồng Quang – Mục sư
34. Nguyễn Mạnh Hùng – Mục sư
35. Thích Vĩnh Phước – Tăng sĩ
36. Thích Ngộ Chánh – Tăng sĩ
37. Uyên Vũ – Nhà báo
38. Bùi Quang Vơm – Kĩ sư – Paris
39. Lê Quang Hiển – Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Túy
40. Lê Văn Sóc – Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Túy
41. Hứa Phi – Chánh Trị Sự Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài
42. Nguyễn Kim Lân – Chánh Trị Sự Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài
43. Nguyễn Bạch Phụng – Chánh Trị Sự Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài
44. Thích Không Tánh – Hòa thượng – Sài Gòn
45. Thích Vĩnh Phước – Thượng tọa, Phó Viện trưởng Tăng đoàn GHPGVNTN, đồng chủ tịch HDLT và HDLK/QNHN/VN, đồng chủ tịch HDLT và HDLK/QNHN/VN
46. Trần Quang Thành – Nhà báo, đại diện Báo diện tử Tiếng Dân Việt Media – Slovakia
47. Văn Biển – Nhà văn, Nha Trang
48. Đào Thu Huệ – Giảng viên – Hà Nội
49. Như Quỳnh de Prelle – Vương quốc Bỉ
50. Nguyễn Duy Tân – Linh mục
51. Trần Vũ Anh Bình – Nhạc sĩ – Sài Gòn
52. Nguyễn Nguyên Bình – Nhà văn – Hà Nội
53. Hà Sĩ Phu – TS Sinh học – Đà Lạt
54. Nguyễn Khánh Dương – Kỹ sư cơ khí
55. Ngô Đắc Hòa – USA