Đỗ Thành Nhân
2-9-2018
Tôi không thuộc đối tượng phải “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhưng như mọi người dân Việt khác đều cần phải biết đến “Bác Hồ, Hồ Chí Minh”; ít ra là sinh hoạt hàng ngày phải sử dụng tiền mặt, hay đập vào mắt những câu khẩu hiệu khi đi ra ngoài đường.
Quan điểm người viết là tìm hiểu về “Chủ tịch Hồ Chí Minh” – một nhân vật lịch sử, cũng như những nhân vật lịch sử khác của dân tộc. Chỉ phân tích, đưa ra những phát hiện mới theo nhận thức của bản thân khi thấy khác với những nhận định đã có trước đó. Với quan điểm là sự kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như Tổng thống Ngô Đình Diệm và hoàn toàn không phân biệt kiểu như Quang Trung Nguyễn Huệ hay Gia Long Nguyễn Ánh.
Bài viết nhân ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh – ngày 2 tháng 9, với hai nội dung: (1) Tìm hiểu về danh xưng “Bác Hồ” và (2) Tại sao ông Hồ Chí Minh muốn hỏa thiêu. Nếu ai có sự phản biện, góp ý nào cũng nên tôn trọng sự thật và con người của lịch sử.
I.- Nguồn gốc danh xưng “Bác Hồ”
Lần đầu tiên, đầu tháng 5 năm 1975 những đứa trẻ chúng tôi nghe từ “Bác Hồ” trong bài hát tập thể của những người lính mới lạ. Các anh đều nói tiếng Bắc, đầu đội nón cối, khoác chéo súng AK sau lưng, cùng hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng …”. Bài hát ngắn gọn, giai điệu đơn giản nên những đứa con nít chúng tôi hát theo rất nhanh.
Nói thêm, cũng như những người lính Việt Nam Cộng hòa trước đó, các anh bộ đội vui tính, thích chơi, chọc trẻ nít; thấy chúng tôi thích là các anh nhường phần lương khô của mình. Những lúc rảnh các anh tắm rửa, chỉ chúng tôi những bài toán khó. Có nhiều anh bộ đội kể, họ cũng đang học đại học, nhưng phải nghỉ học để vào giải phóng miền Nam.
Để hát cho đúng lời các anh bộ đội đọc từng chữ cho chúng tôi viết ra giấy bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Từ lời bài hát này, chúng tôi – những đứa con nít bậc tiểu học đã hỏi những anh bộ đội sinh viên nhiều câu hỏi “ngây ngô” được các anh trả lời vui vẻ, chân tình; chẳng hạn như:
– Hỏi: Bác Hồ là ai?
Trả lời: Bác Hồ là ông Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước ở miền Bắc, cũng như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam. Bác Hồ được toàn dân kính trọng.
– Hỏi: Nếu kính trọng sao không gọi “ông” mà gọi “bác”, nhỏ hơn “ông”?
Trả lời: từ trước giờ quen gọi như vậy.
– Hỏi: Sao không gọi “bác Minh” mà gọi là “bác Hồ”; cũng như miền Nam gọi ông Diệm, ông Thiệu chứ không ai gọi ông Ngô, ông Nguyễn?
Trả lời: từ nhỏ được thầy cô dạy như vậy và mọi người ai cũng gọi như vậy.
– …
Chia tay với các anh bộ đội, những câu hỏi “ngây ngô” là kỷ niệm tuổi thơ lần đầu tiên tiếp xúc công khai với những người cộng sản chế độ mới.
Chúng tôi trở về quê hương, tiếp tục học hành; đặc biệt là tham gia sinh hoạt đội thiếu nhi và thường được khen là “cháu ngoan Bác Hồ”; khi nào có điều kiện hoặc phong trào là vẫn tìm hiểu về “Bác Hồ, Hồ Chí Minh”.
Sau này mới biết nguồn gốc danh xưng “Bác Hồ”; Trích nguyên văn:
[Vậy “Bác Hồ” bắt đầu được gọi như vậy từ bao giờ, từ đâu ra?
Thư tịch và tài liệu lưu trữ cho hay, tháng 9/1947, lần đầu tiên Người xưng bác và gọi cháu là trong “Trả lời thư chúc mừng của Hội Nhi đồng Công giáo khu Thượng Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Đông” ngày 10/5/1947: “Bác cảm ơn các cháu. Bác khuyên các cháu: Biết giữ kỷ luật, siêng học siêng làm, yêu Chúa yêu nước. Bác hôn các cháu”. Và Người vẫn ký Hồ Chí Minh, chứ không ký Bác Hồ. Ba tháng sau, trong “Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám” năm 1947, danh xưng Bác Hồ xuất hiện và từ đó được sử dụng.]
(Nguồn: Vì sao gọi Người là Bác Hồ? https://petrotimes.vn/vi-sao-goi-nguoi-la-bac-ho-86938.html)
Chúng tôi mặc nhiên thừa nhận như nhiều người khác; nhưng vẫn chưa thỏa đáng với những câu hỏi “ngây ngô” của những thằng con nít ngày nào.
Internet phát triển, tìm hiểu về Hồ Chí Minh không còn khó khăn như trước nữa; nhiều nghiên cứu viết thành sách nghiêm túc của những nhà nghiên cứu có tên tuổi trên thế giới. Tuy nhiên các công trình này vẫn chưa được nhà nước thừa nhận nên chỉ ở mức độ tham khảo.
Năm 2014, Báo Lâm Đồng online đăng bài “Những năm tháng Bác Hồ ở Quế Lâm”, trong đó có các đoạn:
[Vào mùa hoa quế năm 1938, Bác Hồ từ căn cứ Diên An – “Thánh địa của cách mạng Trung Quốc” đến Quế Lâm.]
[Tuy làm việc ở Trung Sơn Bắc, nhưng thiếu tá Hồ Quang lại ăn nghỉ ở thôn Lộ Mạc ngoại thành Quế Lâm, nơi mà Bát lộ quân và bà con địa phương đã trở nên “như cá với nước”. Đoàn chúng tôi còn được gặp nhiều cụ già ở thôn Lộ Mạc mà ngày ấy ở tuổi thiếu niên, nay các cụ vẫn nhớ: Năm ấy thiếu tá Hồ Quang khoảng 50 tuổi, người cao cao, gầy gầy nhưng đôi mắt thì rất sáng và có giọng nói ấm áp, mọi người cứ nghĩ ông là người Hoa Bắc và thường gọi thiếu tá Hồ Quang là Bác Hồ. Sau này người dân Lộ Mạc rất vui mừng và hãnh diện được biết Hồ Quang chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh… Nhà Bác ở có tường bằng gạch mộc, tất cả cột kèo bằng gỗ, có cửa mở ra ba phía, khiến nội thất rất thoáng… Nhân việc quy hoạch xây dựng lại Lộ Mạc, Quốc vụ viện Trung Quốc đã quyết định bảo quản ngôi nhà này cùng Văn phòng Hải ngoại để tiếp nhận tiền hàng của Hoa kiều ở nước ngoài ủng hộ cách mạng, ở gần nhà Bác. Đến 18/2/1941, Người cùng một nhóm thanh niên yêu nước lên đường trở về Tổ quốc, sau gần 30 năm xa cách…]
(Nguồn http://baolamdong.vn/hosotulieu/201404/nhung-nam-thang-bac-ho-o-que-lam-2323703/)
Bài báo Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng có danh xưng “Bác Hồ” từ khá sớm. “Bác Hồ” theo cách xưng hô của những người dân thôn Lộ Mạc ngoại thành Quế Lâm vì họ cứ nghĩ thiếu tá Hồ Quang là người Hoa Bắc. Danh xưng “Bác Hồ” được Thiếu tá Hồ Quang (sau này là Hồ Chí Minh) chấp nhận và sử dụng.
Công bố này phù hợp với các tư liệu nghiên cứu của một số học giả nước ngoài và dữ liệu có tính logic.
1. Giai đoạn 1938, Thiếu tá Hồ Quang gần 50 tuổi, tuổi này ngang với cha mẹ, nên thường được những người trẻ gọi là chú, bác; cho nên gọi bằng “Bác” thể hiện sự kính trọng là phù hợp.
2. Người Trung Quốc nói chuyện với nhau theo họ, không phải theo tên như Việt Nam (ví dụ: ông Tập – Tập Cận Bình, ông Trọng – Nguyễn Phú Trọng); Nên họ gọi “Bác Hồ” là đúng.
Vì vậy, có thể khẳng định:
Danh xưng “Bác Hồ” có đầu tiên từ năm 1938 ở thôn Lộ Mạc ngoại thành Quế Lâm, Trung Quốc. Chứ không phải có từ năm 1947 trong “Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám” như đã công bố.
Đến đây, câu trả lời cho một đứa con nít từ năm 1975 xem như thỏa đáng.
II.- Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn hỏa táng?
Theo bài báo: “Tuyệt đối bí mật” – Di chúc Bác sửa chữa năm 1968.
Đoạn “Về việc riêng”:
[Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn l quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.]
Hình, trang 1, 2 bản viết tay:
(Nguồn: http://tuoitre.uit.edu.vn/tac-pham/ban-tuyet-doi-bi-mat-di-chuc-bac-sua-chua-nam-1968.html)
Theo bản viết tay, qua các giai đoạn có nhiều sửa đổi, nhưng đoạn có “Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi” hoàn toàn không có sửa chữa; có nghĩa đây là quyết định xuyên suốt giai đoạn lập di chúc, một mệnh lệnh dứt khoát phải thực hiện (trong văn phong Bác Hồ ít gặp từ “yêu cầu”).
Câu hỏi đặt ra là tại sao Bác Hồ yêu cầu “đốt thi hài”?
Có hai việc mà người sống phải làm cho người chết để báo hiếu là: tổ chức tang lễ và xây dựng mồ mã.
(1) Về tổ chức tang lễ, Bác ghi “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.”
(2) Về chuyện xây dựng mồ mã thì Bác ghi: “Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn 1 quả đồi mà chôn hộp tro đó.”; trên mỗi nơi như vậy “nên xây 1 ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.”.
Phân tích ý (1) “tang lễ” thì thấy Bác lo cho nhân dân tránh “lãng phí thì giờ và tiền bạc”; nhưng ý (2) “mồ mã” thì không phải như vậy.
Trong di chúc Bác yêu cầu “hỏa táng”, nhưng thông thường là “địa táng”; so sánh 2 phương thức “táng” vào thời điểm năm 1969:
– “địa táng”: cho người chết vào hòm, đem đi chôn một chỗ, một lần;
– “hỏa táng”: cho người chết vào hòm, đem đốt cháy hết, sau đó mới mang đi chôn 3 miền Bắc Trung Nam; nhưng miền Nam thì chưa biết khi nào chôn được.
Do đó,
Kinh phí: “hỏa táng” tốn kém hơn “địa táng” vì thêm chi phí đốt, nghi lễ, nhiều lần táng. Không biết lúc đó Hà Nội đã có lò thiêu chưa; nếu chưa, thì phải xây dựng lò thiêu sẽ càng tốn kém hơn.
Thời gian: “hỏa táng” lâu hơn “địa táng”, vì thêm thời gian đốt xác, đợi thống nhất đất nước mới “táng” được ở miền Nam.
Đất đai: theo di chúc thì “không tốn đất ruộng”, nhưng lại chôn trên 3 quả đối, mỗi quả đồi xây dựng một ngôn nhà và phải có đường lên nữa thì “hỏa táng” tốn đất “địa táng” nhiều lần.
Vệ sinh: năm 1969 ở miền Bắc kéo theo cả nước năm từ 1975 đến 1990, người dân còn cảnh ỉa ra khuấy vào nước để tưới rau xanh rồi ăn. Trong di chúc Bác muốn “hỏa táng” để “tốt về mặt vệ sinh” là tầm nhìn quá xa!
Nhận xét:
Phân tích trên nhiều yếu tố, ngoài vấn đề “tốt về mặt vệ sinh” thì phương thức “hỏa táng” hoàn toàn không tốt hơn “địa táng”; chắc chắn Bác cũng biết điều đó.
Vậy thì, Tại sao Bác Hồ “yêu cầu thi hài tôi được đốt đi”?
Trong khi phong tục người Việt vẫn muốn mồ yên mả đẹp; chết đi vẫn còn muốn lưu danh nơi dương thế, nên trong di chúc Bác muốn trên mả có ngôi nhà “để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.”.
Hy vọng những nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh sớm trả lời thỏa đáng câu hỏi: Tại sao Bác Hồ yêu cầu hỏa táng!
***
Ý tưởng để ngỏ, cùng thảo luận:
1.- Nhà chính trị đương nhiên nắm rõ lịch sử đất nước, nhất là giai đoạn hiện đại, cận đại. Lịch sử Việt Nam, triều đại mới trả thù, tàn sát triều đại cũ. Gần nhất là sự trả thù của Quang Trung đối với Chúa Nguyễn, sau đó là Gia Long trả thù anh em nhà Nguyễn Tây Sơn; dã man đến mức cho voi giày, phanh thây, đào mộ lấy xương trộn thuốc súng bắn. Đến giai đoạn Việt Minh vẫn còn những cảnh trả thù chặt đầu, đào mộ.
2.- Những người lãnh đạo đảng cộng sản vào thập niên 1960, đều biết được sự trả thù của những lãnh tụ cộng sản kế thừa ngay chính thành trì xã hội chủ nghĩa. Liên Xô: Lenin chết, Stalin thay thế đã thảm sát hàng ngàn người từ thời kỳ Lenin nắm quyền; Stalin chết, Khrushchyov thay thế hạ bệ Stalin với “Báo cáo về sự sùng bái cá nhân của I.V. Stalin” năm 1956 chấn động cả thế giới.
3.- Thập niên 1960, hình thành cách mạng công nghiệp lần thứ 3; khoa học phát triển trên nhiều lĩnh vực như chất bán dẫn và các siêu máy tính; vật lý nguyên tử; vũ trụ. Về sinh học thì công nghệ Gene, Di truyền học phân tử, ra đời mô hình cấu trúc DNA, … cho phép giải mã những bí ẩn sinh học, nguồn gốc huyết thống của con người. Ví dụ xác định nguyên nhân cái chết của Napoleon Bonaparte từ sợi tóc.
Lãnh đạo nước nào cũng có thông tin thành tựu trí tuệ của nhân loại và hiểu sẽ đến lúc lịch sử công bố trên chứng cứ khoa học chứ không phải bằng sự tuyên truyền, trấn áp nữa. Khoa học xác định quan hệ huyết thống, chủng tộc từ tế bào cơ thể người; muốn dấu đi thì không nên để bất kỳ tế bào nào tồn tại.
Do đó đốt xác thành tro bụi, cho tan vào hư không là khả dĩ nhất.
– “Hy vọng những nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh sớm trả lời thỏa đáng câu hỏi: Tại sao Bác Hồ yêu cầu hỏa táng!”
Theo tôi, lập luận rằng người chết vì sợ trả thù, nên muốn hỏa táng là ấu trĩ, ngớ ngẩn.
Cho nên đó là câu hỏi vô nghĩa.
(Cái mà Đỗ Thành Nhân cần hỏi các nhà ngâm cứu tư tưởng HCM là: Tại sao lại ngâm xác ông HCM?
– Trả lời câu hỏi đó, trước tiên phải trả lời câu hỏi, HCM đẻ ra ĐCSVN, hay ĐCSVN đẻ ra HCM?
HCM là lãnh tụ của Đảng, nhưng sự “vĩ đại” của người là nhờ “công lao của Bác và các cháu” tạo nên.
Bác chết mà hỏa táng, hay địa táng, nhanh chóng biến thành tro bụi là… rất lãng phí. Hà Nội, Ba Đình là cái gì, nếu không có cái xác ướp của Bác?
Cái Xác của Bác vẫn còn có nhiệm vụ: giúp các cháu lừa bịp Nhân dân VN!)
Ghét cay đắng CS có 2 loại
– Loại 1 coi Nguyễn Tất Thành là cách mạng, nhưng chết năm 1932, bị đánh tráo bằng Hồ Tập Chương, sau đổi tên là Hồ Chí Minh; đang được CS ca ngợi. Ca ngợi tới mức nhân loại chỉ có một người như vậy
– Loại 2, coi Nguyễn Tất Thành từ đầu chí cuối là phản dân, hại nước… cho đến chết vẫn nghĩ đủ mọi cách phản dân mình và hại nước mình. Loại người này thì khắp vũ trụ cũng chỉ có một.
Tớ thì tin Thiếu tá Hồ Quang đúng là Chủ tịch Hồ Chí Minh, aka Bác Hồ kính yêu của chúng ta . Nhưng Thiếu tá Hồ Quang có phải là Nguyễn Tất Thành không thì còn phải coi lại . Như tớ đã nói nhiều lần, nếu đúng là 1 người, Nguyễn Tất Thành dậy thì chậm, tới 40 tuổi mới nhổ giò, lớn phổng lên gần 20 cm. Y học hiện đại mới chỉ làm người cao hơn 5 cm.
Ý tưởng gọi-là “cùng bàn luận”. OK thì tớ bàn luận
1- Đỗ Thành Nhân nghĩ việc cải tạo là hợp lý ? Và miền Nam cũng sẽ làm như vậy nếu chính họ là người thống nhất đất nước ? Đọc 1 câu xứng đáng với danh hiệu “dư luận viên” “Nhà chính trị đương nhiên nắm rõ lịch sử đất nước, nhất là giai đoạn hiện đại, cận đại. Lịch sử Việt Nam, triều đại mới trả thù, tàn sát triều đại cũ”. Hết biết phải nói thế nào! Tức là “cải tạo” aka “trả thù” có nghĩa giới lãnh đạo miền Bắc “đương nhiên nắm rõ lịch sử đất nước, nhất là giai đoạn hiện đại, cận đại” nên mới ra quyết định đó ? Đảng Cộng Sản còn lãnh đạo dân tộc dài dài . Tớ không muốn bàn vì “quá kinh khủng”, không biết phải nói thế nào .
2- Lại biện hộ cho chính sách cải tạo được áp dụng ở miền Nam sau 1975. Kỳ này Đỗ Thành Nhân cụ thể hơn, “Những người lãnh đạo đảng cộng sản“. Chuyện trả thù không xảy ra với “lãnh đạo tư bẩn”. Nuremberg sau WWII là xét xử hành vi diệt chủng, không phải trả thù . Miền Nam theo tư bẩn, cứ thế mà suy ra . Và lịch sử là do con người tạo nên, chứ không phải là quán tính . Tư bẩn đã xóa bỏ nhiều quán tính của lịch sử . Phim Jurassic Park còn cảnh cáo con người không nên cái gì của lịch sử cũng đáng đem lại .
“sẽ đến lúc lịch sử công bố trên chứng cứ khoa học chứ không phải bằng sự tuyên truyền, trấn áp nữa”
In the mean time, trong lúc chờ đợi, lịch sử được xác lập bằng tuyên truyền, trấn áp, & cả bằng biện hộ cho tuyên truyền & trấn áp của những người như Đỗ Thành Nhân .
Đây là điều tớ mong, nếu lỡ dại đảng Cộng Sản băng hà vì lý do gì đó, có ai đó nhào vô lăng Bác lấy chút da thịt Bác bảo tồn trước khi đám trí thức khốn kiếp mó vào. Có thể Đảng Cộng Sản không làm theo yêu cầu thiêu xác của Bác nhưng trí thức nhà mềnh nếu có điều kiện chắc sẽ làm . Mục đích là phi tang, lộn, khép lại quá khứ .
Hoặc nghe nói Bác Hồ có con riêng do Vũ Kỳ nuôi . Vũ Trung aka Nguyễn Tất Trung . Lấy DNA của hắn cũng được . Sau đó so sánh với -nghe Vũ Kỳ kể, 1 người “vợ” của Bác cũng có con- người anh em cùng cha khác mẹ của Vũ Trung . Hoặc với nguyên Tbt Nông Đức Mạnh . Sự thật one baby step at a time.