17-8-2018
Đi một vòng quanh khu vực các quốc gia ở châu Á, những vùng đất nằm trong tầm với của những cái vòi từ con bạch tuộc khổng lồ hung hãn Trung Quốc, ta mới thấy được cái ách nặng nề chèn ép đến ngạt thở mà nhà cầm quyền Bắc Kinh và những nhóm tài phiệt Trung Quốc áp đặt trên chính quyền cũng như người dân của các quốc gia đó. Những cái thòng lọng tuy chậm chạp nhưng rất chắc chắn xiết dần, không ngưng nghỉ, một cách dã man khiến con mồi không thể cục cựa được chứ đừng nói là vùng thoát ra được.
Đi đến đâu cũng thấy dấu chân và vó ngựa của đoàn quân, được trang bị chỉ có một thứ vũ khí duy nhất dưới tay Thành Cát Tư Hãn Tập Cận Bình của thế kỷ thứ 21, đó là vũ khí $$$.
Bên cạnh nguồn hàng hóa to lớn đến khủng khiếp lan tràn bất cứ đâu có bóng dáng con người, cho đến những máy móc, những công nghệ liên quan đến gần như mọi khía cạnh, mọi sinh hoạt, mọi môi trường trong xã hội, đều có dấu vết của người Trung Quốc.
Một điều nữa, không biết bắt đầu từ khi nào, sự xuất hiện của những công trình kiến trúc, những xây dựng của Trung Quốc đã và đang có mặt ở rất nhiều nơi trên các quốc gia Đông Nam Á, mà ngày nay, nếu nhìn lại ta sẽ thấy nó bao trùm hết cả khu vực gần như phủ lên 2/3 diện tích còn lại của Á châu, bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ.
Trung Quốc sử dụng chiến dịch “vết dầu loang”, chậm chạp nhưng chắc chắn để đạt được cái thành quả đó sau hơn 20 năm vừa qua.
1- Tống qua các quốc gia lân cận những mặt hàng gia dụng hàng ngày với giá rất rẻ, trước là để tiêu diệt các xí nghiệp ở các quốc gia đó, sau là để dân chúng ở các quốc gia đó phải lệ thuộc vào những thứ hàng rẻ tiền này.
2- Tạo ra những công trình xây cất bằng cách cho vay vốn nặng lãi.
3- Hợp tác kinh tế qua việc ký kết làm ăn chung. Sau đó từ từ lấn chiếm địa bàn làm chủ.
4- Mua bất động sản, mua công ty xí nghiệp qua sự trung gian của dân địa phương bằng cách luồn lách luật lệ.
5- Cho vay nợ với hạn trả lâu dài, và nhất là
6- Mua chuộc chính quyền bản xứ để ký kết các Đặc Khu Kinh Tế dài hạn.
Tuy nhiên, Trung Quốc còn xử dụng một chiến dịch hết sức tinh vi và tàn độc khác, đó là việc khuyến khích người dân Trung Quốc có tiền, đổ sang những quốc gia quanh vùng theo dạng du khách và xài tiền. Những đồng tiền đổ vào những quốc gia đó, luôn đi song song với những tánh hư tật xấu, bản chất keo kiệt, cư xử bần tiện, bên cạnh đó, nó còn được đi kèm theo cái tánh khí hung hăng, lỗ mãng, đe nẹt, bắt nạt dân bản xứ. Và lẽ đương nhiên, những điều đó xảy ra và được chấp nhận, khi dân bản xứ PHẢI CÚI ĐẦU KHÔNG PHẢN KHÁNG, CHỈ VÌ ĐỒNG TIỀN.
Trên thực tế, nhiều người dân địa phương ở những quốc gia này, vì cuộc sống và mưu sinh nên đành phải chấp nhận những lối hống hách của du khách TQ trong khó chịu và không có phản ứng đối lại. Thế là dần dà, ngày một ngày hai, những thứ nhố nhăng đó “được” người dân bản xứ chấp nhận. Sự khó chịu đó được quen dần rồi trở thành bình thường đến độ chỉ sau một hai năm, tôi thấy HỌ ĐÃ QUÁ QUEN VỚI NHỮNG LỐI HÀNH XỬ NÀY CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC.
Việt Nam, Lào, Miến Điện và Cam Bốt là 4 quốc gia trong vùng bị những ảnh hưởng này, tuy nhiên, không có gì ngạc nhiên, khi tôi thấy bằng chính mắt mình là Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên mọi phương diện tôi nêu trên, và Thái Lan là quốc gia chịu ảnh hưởng ít nhất, vì với chính sách ngoại giao kiểu cây bông lau, gió chiều nào ngả chiều đó, nhưng không lệ thuộc, đã khiến họ bước đi trên sợi dây treo tuy nguy hiểm nhưng khá an toàn trong thời gian hơn 100 năm qua.
Những năm gần đây, sau khi phải đối mặt với chính sách ngoại giao kiểu lơ lửng của Hoa Kỳ và Tây phương, đã khiến họ “thay bè đổi bạn”, thế là họ xoay qua, bắt tay Tập Cận Bình và nhà cầm quyền Bắc Kinh, để ký kết mua bán một số vũ khí và thương mại, nhưng TUYỆT NHIÊN KHÔNG CÓ SỰ DÍNH DÁNG CỦA NGƯỜI TQ VÀO XÃ HỘI CŨNG NHƯ ĐỜI SỐNG CỦA DÂN THÁI.
Điều này có thể thấy rất rõ ràng vì tôi đi từ vùng thượng du Bắc Phần Chiang Rai của Thái, xuống tới Phuket, qua Ao Nang và đến miền cực Nam sát với Mã Lai của họ. Cuộc sống, phong tục, và phong cách sống không có một tí gì liên quan đến TQ cả, ngoại trừ du lịch.
Ở Thái, du khách TQ được coi ngang hàng như mọi du khách khác đến từ khắp nơi trên thế giới, không có một tí gì khác biệt. Cũng như du khách bèo đến từ Nga, du khách TQ nếu có lối hành xử gì không hay ho là sẽ được “quan tâm” đến ngay trong bất cứ lãnh vực nào.
Tôi đã chứng kiến sự thẳng thừng của dân Thái trong việc mua bán với du khách TQ. Họ không để người TQ giỡn mặt, và du khách TQ cũng không dám giỡn mặt với bất cứ lối hành xử lỗ mãng nào. Mua thì họ bán, chứ nhất định không chịu quỵ lụy, năm nỉ, ỉ ôi. Hình như việc được “quan tâm” này, đã được du khách TQ rỉ tai nhau hay gì đó, mà lối cư xử của du khách TQ ở Thái hoàn toàn khác so với du khách TQ ở những quốc gia còn lại như Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Miến Điện. Họ mặc áo cà sa vì đi với bụt là thế. Lối cư xử của du khách TQ trên đất Thái được kể ra là khá lịch sự.
Phải công nhận là du khách TQ có tiền và chịu xài tiền. Họ chiếm đến 80% trên tổng số các thực khách dám ăn xài ở những hàng quán hải sản đắt tiền. Và cũng như du khách Việt Nam, họ chiếm đến 80% du khách đến Thái với mục đích mua sắm. Vào những gian hàng và cửa hiệu lớn ở Thái, ta thấy được ngay, du khách TQ là những người khuân về nước họ những kiện hàng rất lớn của Thái Lan. Cũng như du khách Việt Nam, du khách TQ đến Thái để mua, ăn những thứ thực phẩm mà họ cho là kém chất lượng và rất độc hại, sản xuất ngay trên quê hương họ.
AI NÓI KINH TẾ CỦA TQ ĐANG GIÃY CHẾT, THÌ THẬT LÀ CHỈ NGỒI MỘT CHỖ … RỜ MU ĐOÁN MÒ.
Thái Lan là một quốc gia duy nhất có thể nói là trên cả thế giới chứ không chỉ riêng ở khu vực ĐNA, là có một đội ngũ “CẢNH SÁT DU LỊCH – POLICE TOURIST”. Nghe cái tên, khỏi cần diễn tả, đủ hiểu công việc của họ làm là gì rồi. Họ có mặt ở đây, kia trong những khu du lịch lớn 24/24 … Suốt hơn tháng trời ở đây, tôi chưa từng thấy có bất kỳ một vụ lộn xộn nào cả. Nếu ta so với số lượng du khách đến từ thập phương vào Thái, thì phải nói đây là một sự kiểm soát thật chặt chẽ và có hiệu quả.
NẾU ĐÃ ĐỂ CÁI VÒI BẠCH TUỘC BÁM ĐƯỢC RỒI, THÌ CÁI CHẾT CHỈ CÒN LÀ THỜI GIAN.