Tác giả: Mike Ives
Dịch giả: Trúc Lam
13-8-2018
Bùi Tín, một đại tá Bắc Việt, là người đóng vai trò nổi bật trong những giờ phút cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam, nhưng sau đó bỏ chạy khỏi đất nước và trở thành một nhà phê bình không ai nghĩ đến về Đảng Cộng sản cầm quyền, đã qua đời hôm thứ Bảy tại Pháp. Ông ấy hưởng thọ 90 tuổi.
Cái chết của ông ở Montreuil, ngoại ô Paris, đã không được các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin, nhưng đã được xác nhận hôm thứ Hai bởi người bạn lâu năm của ông là Nguyễn Văn Huy, một người bất đồng chính kiến Việt Nam sống ở Pháp.
Ông Huy cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng, không rõ nguyên nhân chính xác của cái chết, nhưng Đại tá Tín đã bị hôn mê và đã được lọc máu thận.
Đại tá Tín đã đích thân chấp nhận sự đầu hàng của miền Nam Việt Nam vào năm 1975. Ông cũng có mặt tại trận Điện Biên Phủ năm 1954, khi những nhà cách mạng Việt Nam đánh bại quân Pháp để bảo đảm nền độc lập của đất nước họ.
Mặc dù Đại tá Tín là một sĩ quan quân đội cấp cao và từng là đệ tử của ông Hồ Chí Minh, chủ tịch sáng lập [Việt Nam Dân chủ Cộng hòa] của đất nước, đã sống lưu vong ở Pháp vào năm 1990. Nhiều năm sau đó, ông kêu gọi đồng đội cũ của mình nắm lấy nền dân chủ và từ bỏ những điều ông thấy như hệ tư tưởng kinh tế và chính trị suy tàn của họ.
Ông Tường Vũ, tác giả của cuốn sách “Cuộc cách mạng Cộng sản Việt Nam: Quyền lực và giới hạn của tư tưởng”, nói: “Sự lưu vong của ông thể hiện bi kịch của Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức Việt Nam, khi họ thấy mình đang bóp nghẹt chế độ tham nhũng và bạo lực, tại một thời điểm cho thấy đại diện cho nguyện vọng của họ”.
Khi Đại Tá Tín tỉnh ngộ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, có lẽ ông không mong đợi đóng một vai trò trực tiếp ở một thời điểm then chốt trong lịch sử Việt Nam.
Buổi sáng hôm đó, ông đã có mặt trên một chiếc xe tăng Bắc Việt đến dinh tổng thống ở Sài Gòn. Ở đó, ông đi vào bên trong để tìm Tướng Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của miền Nam Việt Nam, đang ngồi trong một phòng họp.
Đại tá Tín không phải là một tư lệnh mà là Phó Tổng Biên tập báo quân đội, Quân Đội Nhân Dân. Bởi vì ông là sĩ quan Bắc Việt cao nhất trong phòng, tuy nhiên, nó có ý nghĩa đối với ông khi chính thức đại diện cho phe chiến thắng.
“Tôi đã chờ đợi từ sáng sớm để bàn giao quyền lực cho các ông“, Tướng Minh nói với Đại Tá Tín, theo như mô tả cảnh này trong cuốn sách năm 2002 “Việt Nam: Chiến tranh 1954-1975” của A. J. Langguth.
“Các ông chẳng còn gì để bàn giao. Quyền lực của các ông đã sụp đổ rồi. Các ông không thể từ bỏ những thứ mà các ông không có”, là câu trả lời của đại tá.
Đại tá Tín sau đó trấn an Tướng Minh rằng ông không có gì phải lo sợ; chỉ có những người Mỹ bị đánh đập, ông nói.
“Nếu ông là một người yêu nước, hãy xem đây là giây phút để vui mừng“, ông nói trước khi nói chuyện nhỏ về trò chơi quần vợt và thú sưu tập phong lan của ông tướng. “Cuộc chiến tranh trên đất nước chúng ta đã kết thúc“, ông nói thêm.
Ngày 30 tháng 4 bây giờ được kỷ niệm là ngày thống nhất ở Việt Nam. Ngày kỷ niệm kết thúc chiến tranh cũng như sự đổi tên của Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều quan chức Nam Việt Nam bị cầm tù trong nhiều năm sau chiến tranh, mà Đảng Cộng sản gọi là “trại cải tạo”. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận trong đảng gây phẫn nộ trong nhiều thập niên qua về vai trò giáo điều Mác-Lênin đối với sự phát triển của đất nước thời hậu chiến.
Trong chuyến đi Pháp hồi năm 1990 – khi người bảo trợ chính của Việt Nam là Liên Xô sụp đổ – Đại tá Tín tuyên bố mình là một nhà bất đồng chính kiến và phàn nàn rằng đất nước ông gặp rắc rối bởi “sự quan liêu, vô trách nhiệm, chủ nghĩa bản ngã, tham nhũng và gian lận”.
Nhưng ông Vũ, nhà sử học, nói rằng, nếu Đại tá Tín hy vọng sự đào tẩu của ông sẽ mang lại sự thay đổi chính trị rộng rãi ở Việt Nam, ông đã tính toán sai lầm.
“Ông đánh giá thấp khả năng phục hồi của chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam và sự kiểm soát chặt chẽ của chế độ đối với các quan chức của mình thông qua sự kết hợp giữa sợ hãi và phần thưởng cho sự tuân thủ“, ông Vũ nói.
Bùi Tín sinh ngày 29 tháng 12 năm 1927, tại Nam Định, một thành phố ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 50 dặm về phía nam.
Đại tá Tín, có cha từng là một quan chức trong triều đình cuối cùng của Việt Nam, trở thành một trong số ít người Việt Nam có học thức, đã ủng hộ mục tiêu cách mạng của ông Hồ Chí Minh, ông Vũ nói.
Nhiều người trong số những người trí thức này sau đó đã chống lại Đảng Cộng sản, đã đưa một Việt Nam thống nhất qua các thí nghiệm hậu chiến thảm khốc, làm chủ tập thể trong nông nghiệp.
Đại tá Tín đã chứng kiến sự tan rã của khối Liên Xô như là thời điểm thích hợp cho khuôn mặt chính trị của chính ông. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản “đã thất bại trong việc mang lại tự do và thịnh vượng cho Việt Nam”, ông viết trên báo Washington Post hồi tháng 10 năm 1991.
“Thay vì cải thiện tình trạng bất ổn của dân chúng, họ đã theo đuổi một cách mù quáng các chính sách bè phái được thiết kế để duy trì quyền lực của họ“, ông nói thêm.
Ngay cả trước khi đào tẩu, Đại tá Tín được biết đến như một người không theo khuôn khổ. Đáng chú ý, ông đã phát hiện và cho đăng tải di chúc cuối cùng của ông Hồ Chí Minh, chứng tỏ rằng ông Hồ muốn tro cốt của ông ta được rải rác khắp Việt Nam. Phát hiện này đã phơi bày điều mà Đại tá Tín nói là sự gian lận đằng sau quyết định của đảng để xây dựng lăng mộ ở Hà Nội cho người thành lập nước.
Đại tá Tín có thể đã trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản một ngày nào đó “nếu ông ta chỉ nghĩ về chính mình. Nhưng ông là một nhà tư tưởng độc lập với một viễn cảnh dân chủ, là người bất đồng mạnh mẽ với chế độ”, Võ Văn Tạo, một nhà hoạt động chính trị ở TP Nha Trang, Việt Nam, nói.
Ông Huy, bạn của đại tá nói rằng, Đại tá Tín còn có những người trong gia đình sống sót gồm vợ ông Lê Thị Kim Chung; con gái Bùi Bạch Liên; con trai Bùi Xuân Vinh; bốn anh chị em và năm đứa cháu nội ngoại.
Ngày nay, Việt Nam là thiên đường cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm một nơi có lao động rẻ và môi trường chính trị tương đối ổn định. Và bất chấp những làn sóng bất đồng chính kiến trên mạng từ công chúng Việt Nam, đảng vẫn đang nắm quyền.
Có vẻ như đảng không bao giờ tha thứ cho Đại tá Tín, là người đã có một mối quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ ngay sau khi sống lưu vong.
Năm 1991, Đại tá Tín đã đến Washington và điều trần trước Ủy ban Thượng viện, về các tù nhân chiến tranh Mỹ. Ông cũng đã gặp Thượng nghị sĩ John McCain ở Arizona, là cựu tù nhân chiến tranh ở Hà Nội, để thảo luận về điều mà thượng nghị sĩ sau này mô tả là “mối quan tâm chung của họ trong việc thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam”.
Sau khi Đại tá Tín nói chuyện với ủy ban, ông McCain tiến lại gần và chìa tay ra bắt. Thay vào đó, ông ấy đã nhận được cái ôm.
Châu Đoàn đóng góp cho bài báo từ Hà Nội, Việt Nam và Elian Peltier từ Paris.
© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt
Bùi Tín có mặt ở Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 là một sự thục lịch sử
nhưng ông đã bị nhà nước CsVN.bứng ra khỏi vị trí lịch sử này, chỉ vì
ông dám chống lại chế độ toàn trị để không phải ăn gian nói dối !
Trả thù ông kiểu này xem ra không được quân tử mà là qúa tiểu nhân !