21-7-2018
Nền giáo dục được sinh ra là để tạo tri thức và nhân cách cho con người. Mục đích của việc cho điểm các bài kiểm tra và điểm số thi cử là để test chất lượng giáo dục một giai đoạn. Sản phẩm công nghệ, khi xuất xưởng người ta cũng test kiểm tra chất lượng. Thế nhưng với con người và máy móc có điểm khác biệt cơ bản, đó là con người biết đối phó còn máy móc thì không. Như vậy nếu máy lỗi, test sẽ loại ra được. Còn con người? Một tên dốt khi tới kì thi hắn có thể giở trò xem tài liệu, hoặc chạy chọt nâng điểm vv… Mục đích là để hợp thức hoá sự công nhận của xã hội với một sản phẩm tồi.
Tại Úc, con gái tôi học nhẹ nhàng và kết thúc năm học không phải thi cử nặng nề để rồi quên hết sau đó như ở Việt Nam. Giáo dục của các nước tiến bộ họ chú trọng đến cái thực chất, còn giáo dục Việt Nam chú trọng đến danh hiệu. Mà giáo dục là cội nguồn tạo ra xã hội, chính vì thế nó tạo ra một xã hội đang chạy theo giá trị ảo để che đậy sự thật bên trong. Đó là bản chất của dối trá thành căn bệnh mãn tính của xã hội.
Vì sao nói kiểu giao dục này là giáo dục XHCN? Để nói đến giáo dục XHCN thì ta phải nói đến bản chất XHCN là gì đã. Nói đến XHCN là nói đến khẩu hiệu để che đậy một thực tại ê chề. Ví dụ “Nhà nước XHCN là nhà nước của dân do dân và vì dân”, nhưng thực tế đó là nhà nước của đảng, do đảng và vì đảng. Hoặc họ cố nặn ra những con số đẹp để lừa mị nhân dân nhằm biến yếu kém thành công lao trời bể của ĐCS.
Những con số tăng trưởng GDP từ 6-7% mỗi năm nghe rất cao, và họ đánh đồng tăng trưởng với phát triển để lừa mị dân. Ở Việt Nam, tăng trưởng không đi kèm với phát triển. Đó là tăng trưởng bẩn, nó đi kèm với sự trả giá về môi trường và nợ công tăng cao nhưng chất lượng sản phẩm và hàng hoá cực thấp.
Như vậy nét đặc trưng của XHCN là gì? Đó là đối trá, che đậy để biến xấu thành tốt, biến tội đồ thành công lao, biến yếu kém thành tài giỏi, biến thất bại ê chê bằng thành công vĩ đại v.v… Thì giáo dục XHCN nó như thế, nó tạo cho xã hội những con người dốt nhưng đỗ đạt cao. Những kẻ đó đã leo vào bộ máy nhà nước để tiếp tục công cuộc tiến lên XHCN bằng dối trá, tô vẽ nhằm ru ngủ xã hội cho thượng tầng dốt nát bất tài dễ bề vơ vét.
Như vậy giáo dục XHCN là kiểu giáo dục tạo ra người có bằng cấp không có chữ, biết gian lận, khéo che đậy. Những người này, lớp tạo ra một xã hội xuống cấp mọi mặt, lớp vào đảng để lãnh đạo xã hội. Cứ thế đất nước cứ luẩn quẩn vấn đề này mãi mà không thoát ra được. Muốn thoát, chỉ có con đường giải thể ĐCS để vứt cái gọi là XHCN đầy nguy hiểm cho đất này.
Tiên Sinh, Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
Nói ngắn gọn mà dễ hiểu sự khác nhau giữa 2 nền giáo dục XHCN.và TBCN:
-giáo dục XHCN.tạo ra những con người – máy (robot),làm tay sai và nô lệ.
-giáo dục TBCN.tạo nên con người tự do có tư cách làm người (nhân cách).
Giáo dục tư bẩn tạo ra những con người tư bẩn, giáo dục xã hội chủ nghĩa do các trí thức lớn như Gs Hoàng Tụy đặt nền móng là để đào tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa . Tớ không nghĩ con người xã hội chủ nghĩa là robot vì robot có thể lập trình lại được . Con người xã hội chủ nghĩa rất kiên định những gì mình tin . Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nghe nói ổng 102 tuổi gòi, và bác Mạc Văn Trang mới chúc mừng ổng “thoái hóa” lý tưởng Cộng Sản của mình . Nhưng MVT lại xem ổng vô Đảng sớm & giữ nhiều trọng trách trong Đảng là những điều đáng hãnh diện . Robot này chắc thuộc loại bị chập mạch .
Như vậy ta có thể nói rằng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa đào tạo ra toàn loại robot bị chập mạch được chứ ? Whoa, Gs Hoàng Tụy đặt cục gạch xây cái gì vậy cà ?
Về bản chất giáo dục xã hội chủ nghĩa, ta nên so sánh nó với giáo dục tư bẩn; giáo dục tư bẩn làm sao, giáo dục xã hội chủ nghĩa ngược lại . Nhiều người ngoài này cũng chỉ ra một nền phản-giáo dục không nhất thiết tạo ra một phản-người . Sản phẩm của nền phản-giáo dục là bất cứ cái gì khác ngoài “người tư bẩn” chính cống . Đúng, sẽ có 1 số trở thành “phản-tư bẩn”, nhưng phần lớn là loại nhờ nhờ, dở dở ương ương .
Vả lại, từ thời Bác Hồ tới giờ, Đảng chỉ chăm chú phát triển “hạt giống đỏ”. Nâng điểm cho 5C vừa rồi rất khớp với chủ trương phát triển “hạt giống đỏ”. Có nghĩa VN chỉ cần “hạt giống đỏ”, chứ đâu cần chất xám . Không cần chất xám thì không có chủ trương phát triển, ứng dụng & đãi ngộ, chất xám “lỡ” lòi ra thì chỉ còn cách chuồn .
Phát triển đồng nghĩa với tăng trưởng, nhưng ở VN, ta phải tính đến GDP đi đâu . Báo chí nước ngoài cũng đã chỉ ra nếu không có Samsung & Nike, GDP thật của VN rất ẹ . Có nghĩa (phần lớn) GDP không nằm ở VN, mà quay ngược ra nước ngoài . Chủ nghĩa xã hội quả có khác, tất cả những gì đúng ở tư bẩn hoàn toàn sai ở Việt Nam, và ngược lại .