Lối thoát của giáo dục thi cử

FB Luân Lê

18-7-2018

Ông Vũ Trọng Lương, người được cho là đã can thiệp vào kết quả thi tại Hà Giang. Ảnh: Báo VNN

Ở đây có ba kẻ có tội trong vụ Hà Giang nâng điểm khống cho hàng trăm thí sinh: một là phụ huynh học sinh; hai là kẻ quản lý và ba là chính các em có điểm được nâng.

Tôi quan trọng ở chính các bạn trẻ này. Vì các bạn nhớ cho rằng việc nâng điểm là để cho các bạn này có thể có đủ điểm vào những trường đại học nào đó đã định trước. Và chắc chắn giữa những thì sinh này sẽ cũng biết và đồng ý với việc các phụ huynh này tìm cách để có điểm tốt cho con sau kỳ thi. Như ta đã biết là việc trong học tập việc cha mẹ chạy điểm cho con để được đứng đầu lớp hay có bảng điểm để đi du học là chuyện không hề hiếm. Vậy nên việc nâng điểm ở Hà Giang không thể coi các thí sinh là nạn nhân mà là hành động có chủ đích và được đồng thuận, do vậy, chính họ cungz cần phối hợp theo một quá trình để hoàn thành kế hoạch được sắp xếp trước để hưởng lợi từ kết quả của sự gian dối này. Vì nếu một người có ý thức về việc này thì chắc chắn sẽ không đồng ý và từ chối tham gia vào những hành vi gian trá một cách trắng trợn và thô bỉ như thế, nhất là khi các bạn ấy có năng lực thật sự lại càng không chấp nhận cho điều đó tồn tại làm tổn hại đến mọi thứ.

Nên không chỉ kẻ có chức phận trong vai trò quản lý giáo dục sai phạm và cần phải bị xử lý nghiêm minh, mà ngay cả những phụ huynh đã tham gia vào trò gian lận thi cử đặc biệt nghiêm trọng nêu trên cũng đều phải chịu trách nhiệm của mình về tính chất và mức độ thực hiện hành vi có đầy đủ dấu hiệu tội phạm này. Tuy nhiên, phụ huynh nếu là dân thường chắc hẳn sẽ khó lòng có thể liên hệ và bàn bạc được với một vị có chức vụ ở Sở GD và Đào tạo tỉnh như ông Lương kia. Vì vậy, lại phải đặt ra vấn đề những phụ huynh thí sinh nâng điểm là những ai, có đang là cán bộ, công chức của tỉnh này hay không? Những ai tự giác tự thú về hành vi mua chuộc (đưa hối lộ) bằng tiền thì sẽ có thể được miễn trách nhiệm hình sự, vì vậy, những người này cần sớm đến cơ quan Bộ Công an trình báo sự việc để làm rõ tính tổ chức của việc gian lận này.

Đối với những phụ huynh và những kẻ cả gan sửa điểm cho các thí sinh đã bốn lần gây ra tội ác: một là vừa cướp mất cơ hội của những thí sinh có năng lực thật sự; hai là vừa đưa những kẻ sẵn sàng tham gia hành vi gian trá (có dấu hiệu tội phạm) vào những ngôi trường đại học và chúng sẽ trở thành những kẻ thế nào khi ngay từ khi còn vị thành niên đã là một kẻ không biết đến phẩm giá của con người là gì mà bằng mọi thủ đoạt để đạt được mục đích tư lợi của mình; ba là huỷ hoại nghiêm trọng tính trong sáng và lành mạnh của hệ thống giáo dục; bốn là tiếp tay cho tội ác và cái xấu nghiễm nhiên được thừa nhận, dung dưỡng như một thuộc tính để thành công hay có vị thế trong xã hội.

Nên không chỉ giản đơn là câu chuyện của một mình tay Lương kia, mà nó là căn bệnh của toàn xã hội đang lâm vào mà ngày càng trầm trọng hơn.

Để tốt hơn cả, như tôi đã đề xuất từ trước đây:

– Xét tốt nghiệp phổ thông qua học bạ 03 năm là đủ để coi như một sự hoàn thành quá trình học chứ không cần thi cử vất vả, tốn kém và phiền phức như hiện nay;

– Để các trường đại học tự tổ chức thi tuyển, trong đó Bộ GDĐT chỉ đóng vai trò giám sát, kiểm soát việc thi cử này. Các trường tự chịu trách nhiệm về kinh phí, việc ra đề và hội đồng chấm thi nhưng có sự tham gia của đại diện Bộ GDĐT. Bộ GDĐT có thể xây dựng bộ đề thi như một khung chung mà bất cứ trường đại học nào cũng có thể tham khảo và sử dụng. Các trường tự tính toán thời điểm tổ chức kỳ thi và chỉ tiêu, nguyện vọng.

– Bỏ thi trắc nghiệm, nhất là môn Toán, hoặc nếu có trắc nghiệm thì chỉ là tham khảo mà còn phải căn cứ trên nhiều yếu tố xét tuyển khác: phỏng vấn trực tiếp; kiểm tra đầu vào một lần nữa; đưa ra việc nghị luận vấn đề nào đó…việc xét tuyển đầu vào không quan trọng bằng đầu ra của thí sinh, vì vậy, việc xây dựng quy trình và tiêu chuẩn đánh giá xét tốt nghiệp đại học mới là vấn đề quan trọng hơn cả cho các trường đại học. Các sinh viên có thể học hết đời mà không tốt nghiệp miễn có đủ tiền nhưng không đủ điều kiện vượt qua kỳ thi tốt nghiệp để ra trường.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

  2. Bổ sung: Thưa ông Luân Lê và các độc giả ngẫu nhiên đã đọc bài viết này: Có một ông thần giáo dục khi đến xứ Việt ta thì khóc thấy mẹ luôn vì ông ta đã chứng kiến học sinh các nước như Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp, Đức…. chỉ học những gì chúng thích, thời gian còn lại là rèn luyện các kỹ năng hoặc nghiên cứu lịch sử, còn, học trò xứ mình giải toán rất siêu nhưng khi thành người thì không làn nổi các ốc vít. Ông thần này khóc một hồi sau đó định tâm lại thì ngộ ra rằng, dân xứ này quá khổ và mãi mãi không thể ngóc đầu lên được vì cái tư duy Nhà Nước hóa mọi việc, mọi thứ đều phải nằm trong quy hoạch đấy!!!

  3. Ông Luân Lê ạ, cách mà ông nêu lối thoát cho giáo dục, từ lâu nay chúng bản nhân đã cho rằng đó là phương thức tránh vỏ dưa để gặp vỏ dừa mà thôi:
    1. Từ thời “tồng chí” Nguyễn Thiện Nhân làm bộ trưởng thì một loạt các trường Đại Học “nhớn” được thành lập dựa trên sự nâng cấp các trường Cao Đẳng hoặc Trung Cấp nghề nào đó.
    * Vấn đề là, các trường này không thể đào tạo sv đến nơi đến chốn nhưng lại tự sướng khoác cái áo là university nên tuy đào tạo sinh viên không ra gì nhưng lại có quyền đào tạo trên ĐH (thạc sĩ, tiến sĩ) và có cả quyền phong GS cho nhau nữa (theo đúng chuẩn quốc tế nhé!).
    * Vấn đề là các trường này rất hay đòi được tự chủ, đòi phải có quyền tự tuyển sinh với não trạng là có thể mở thêm các lò luyện thi, vậy thôi. (Xin tg Luân Lê bình tâm mà nhớ lại rằng, từ năm 2001 trở về trước, các trường ĐH tự ra đề tuyển sinh. Trong những năm đó, ê hề các thủ khoa này thủ khoa kia xuất hiện ở trường này trường khác, nhưng, từ năm 2002 thi chung đề toàn quốc thì tịt ngóm, thậm chí, lại xuất hiện vô số học trò chạy từ bắc vào nam để kiếm trường phù hợp với điểm thi, vốn đã trượt của mình).
    2. Vậy mấu chốt của vấn đề là dung lượng kiến thức mà học sinh Việt Nam bị đôn lên quá cao, môn học nào cũng như là đào tạo chuyên gia tương lai của môn đó. Học sinh bị bội thực kiến thức dẫn đến học lệch, học giả mà lại không dùng được cho việc tiếp nhận kiến thức khi học đại học.
    Con đường duy nhất đúng là giảm tải kiến thức, bằng như những nước khác, dành những khoảng thời gian mà học sinh không phải đi học thêm để chúng rèn luyện kỹ năng làm người có ích cho xã hội.

Comments are closed.