Đỗ Thành Nhân
16-6-2018
Lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội. Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ nhậm chức.
Tôi rất ấn tượng với lời tuyên thệ dõng dạc của bà Nguyễn Thị Kim Ngân: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, tôi Chủ tịch Quốc hội xin tuyên thệ, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”. Mặc dù là Đảng viên, Ủy viên Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam; nhưng bà vẫn đặt “tổ quốc”, “nhân dân” (1) lên trước trong lời tuyên thệ.
Ngày 11/6/2018, khi xã hội nóng lên vì hai dự luật “Luật Đặt khu” và “Luật An ninh mạng”, bà Chủ tịch Quốc hội lại một lần nữa tuyên bố “…đặc biệt các dự án luật mà QH đang thảo luận là luôn luôn lắng nghe ý kiến của người dân và tất cả những ý kiến đóng góp.” (2)
Tuy nhiên, đến sáng ngày 12/6/2018 Quốc hội vẫn thông qua Luật An ninh mạng mà không thể hiện sự “luôn luôn lắng nghe ý kiến của người dân và tất cả những ý kiến đóng góp”.
Tôi khẳng định điều trên là hoàn toàn có cơ sở với những luận điểm sau:
Thứ nhất: Ông Võ Trọng Việt không đại diện tất cả những ý kiến đóng góp
Theo báo Nhân dân điện tử (3), thì “Trước đó, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật An ninh mạng.”
Nghe bài phát biểu của ông Võ Trọng Việt (4) chứng tỏ Ông không phải là người am hiểu về khoa học công nghệ, không tiếp cận xu thế phát triển công nghệ trong tương lai gần:
1. Quản lý thông tin theo tư duy “quản lý hộ khẩu”
Nội dung Điều 26, khoản d) “Lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;” là không khả thi.
Không riêng gì Google, Facebook mà rất nhiều website yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân. Thông tin trong thế giới phẳng liên kết dưới dạng hyperlink đến hàng triệu website khác nhau, hàng trăm nghìn server trên khắp thế giới, không thể máy chủ nào cũng đặt ở Việt Nam.
Theo website của Akamai giới thiệu họ đang vận hành 240 nghìn máy chủ, đặt ở 130 quốc gia và tải dòng dữ liệu 95EB / năm. Xin hỏi ông Việt, liệu Việt Nam có đủ khả năng kéo “đám mây điện toán, đám mây ảo về Việt Nam” để bảo đảm lưu trữ toàn bộ thông tin người Việt Nam có được không?
2. Thiếu nhận thức dự báo về công nghệ trong tương lai gần
Hiện nay, ngoài công nghệ thông tin, thì công nghệ điện năng lượng mặt trời, công nghệ vật liệu, công nghệ laser, … các lĩnh vực công nghệ này sẽ được tích hợp ứng dụng vào từng lĩnh vực cụ thể.
Trong tương lai gần, những thiết bị thu phát wifi với băng thông vô cùng rộng và tốc độ cực cao, bay ở ngoài không gian như một vệ tinh địa tĩnh, liệu yêu cầu kéo “đám mây điện toán, đám mây ảo về Việt Nam” có còn ý nghĩa nữa không? (5)
3. Hạn chế quyền tiếp nhận trí tuệ nhân loại
Các trung tâm nghiên cứu dữ liệu, viện nghiên cứu, trường đại học tiên tiến ở nước ngoài đều yêu cầu người dùng phải đăng ký thông tin (tài khoản) cá nhân để trao đổi và tiếp nhận thông tin; trong đó có nhiều thông tin khoa học, công nghệ, tài chính, thị trường, … hỗ trợ doanh nghiệp những cơ hội kinh doanh nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Liệu các Trung tâm, Viện, Trường, … ở nước ngoài có chấp nhận đặt máy chủ, trụ sở hay văn phòng đại diện tại Việt Nam để quản lý “thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam”?; Nếu các tổ chức đó không thực hiện Luật này thì người Việt Nam có được sử dụng các dịch vụ đó không.
– Nếu không, thì đồng nghĩa với việc Nhà nước đã hạn chế quyền tiếp nhận trí tuệ nhân loại của người dân, làm chậm tiến trình phát triển của dân tộc.
– Còn nếu có, thì tạo sự bất bình đẳng giữa những công ty cung cấp dịch vụ.
4. Giảm năng lực canh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều bài viết của những nhà khoa học, những học giả có tâm huyết đã phân tích thiệt hại khi Luật An ninh mạng được thông qua; nhưng tôi vẫn xin nói thêm: là một người làm IT trong lĩnh vực phân tích và đánh giá rủi ro của dự án đầu tư (6), tôi có thể đưa ra những con số chứng minh làm mất đi lợi thế cạnh tranh khi quyết tâm kéo “đám mây điện toán” về Việt Nam bằng mọi giá, đặc biệt là với các doanh nghiệp lĩnh vực startup công nghệ.
Điều này không phù hợp với tinh thần một quốc gia khởi nghiệp, tư duy điều hành nền công nghiệp 4.0.
Kết luận phần thứ nhất
Xuất phát từ tuyên bố của Chủ tịch Quốc hội “luôn luôn lắng nghe ý kiến của người dân” thì Báo cáo giải trình của ông Võ Trọng Việt không bao quát hết ý nghĩa của việc kéo “đám mây điện toán, đám mây ảo về Việt Nam”; và đồng thời trong ý kiến của ông Võ Trọng Việt cũng không bao gồm “tất cả những ý kiến đóng góp” của người dân, như trình bày ở phần thứ hai tiếp theo.
***
Thứ hai: Ý kiến đóng góp của người dân
Mở đầu
Vì đây là luật nói về an ninh mạng, nên loại trừ những trang mạng khác có thể thông tin giả mạo, không khách quan trung thực. Toàn bộ nội dung của phần này tôi phân tích từ chính trang mạng của Quốc hội với domain (tên miền) là “quochoi.vn” và Subdomain (tên miền phụ) là “duthaoonline.quochoi.vn”; các dẫn chứng ở đây hoàn toàn có cơ sở pháp lý và khoa học, phù hợp với “Điều 1. Phạm vi điều chỉnh” của Luật An ninh mạng.
Theo giới thiệu thì website “quochoi.vn” là CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUỐC HỘI VIỆT NAM, Cơ quan chủ quản: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Còn trên “duthaoonline.quochoi.vn” thì giới thiệu mục đích là: “DỰ THẢO ONLINE – NƠI CỬ TRI CÙNG CÁC ĐẠI BIỂU XÂY DỰNG LUẬT”. Phần liên quan đến “Luật An ninh mạng” theo đường link: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1382
1. Quốc hội không có kênh tiếp nhận và phản hồi thông tin đối với Dự án Luật
Kể từ khi dự thảo Luật An ninh mạng được công bố, rất nhiều bài viết của các chuyên gia, những nhà khoa học trong và ngoài nước công bố trên báo chí và mạng xã hội đã phân tích nhiều mặt bị tác động bởi Luật; Tuy nhiên tất cả các bài viết, ý kiến này đều không được Quốc hội tiếp nhận và công bố (hình 1 – tab “Ý kiến chuyên gia”); còn đại biểu quốc hội cũng không có bất kỳ ý kiến nào về Luật này (hình 2 – tab “Ý kiến ĐBQH”).
Trong khi ĐBQH không có ý kiến gì, nhưng ở tab “Tóm tắt” (hình 3) có tỷ lệ kết quả biểu quyết tán thành 86,68%; người đọc có cảm giác ĐBQH là một khối người được chỉ huy thống nhất hơn là tập hợp những con người có tư duy độc lập đại diện cho nhiều thành phần trong xã hội.
- Kênh thông tin với người dân
Theo số liệu trên tab “Ý kiến người dân” đến 15/06/2018-12:27:00 PM có 74 ý kiến đóng góp chính (không tính những comment trên các ý kiến chính). Phân tích nội dung các ý kiến và tổng hợp kết quả:
– Có 5 ý kiến “Đồng ý”, chiếm tỷ lệ 6,8%
– Có 39 ý kiến “Không đồng ý”, chiếm tỷ lệ 52,7%
– Có 30 ý kiến đề nghị “Xem xét”, chiếm tỷ lệ 40,5%
(Danh sách “Ý kiến người dân” chi tiết kèm theo cuối bài viết này)
Kết luận phần thứ hai
Trên website chính thức xây dựng luật của Quốc hội, với mục đích “nơi cử tri cùng các đại biểu xây dựng luật”. Trong phần “Ý kiến chuyên gia” thì không được xác nhận ý kiến nào; còn phần “Ý kiến người dân” chỉ có 6,8% đồng ý thông qua là vô cùng bé; nhưng Quốc hội vẫn biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng, điều đó chứng tỏ bà Chủ tịch Quốc hội không phải “tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân” như trong lời tuyên thệ nhậm chức và cũng không thực sự “luôn luôn lắng nghe ý kiến của người dân và tất cả những ý kiến đóng góp” như đã tuyên bố ngày 11/6/2018.
***
Tóm lại
Bài viết này chưa đi sâu vào phân tích Luật An ninh mạng, mà chỉ phân tích quy trình lập pháp, ý nghĩa lời tuyên thệ và tuyên bố của Chủ tịch Quốc hội.
Ở Việt Nam không có Tòa án Hiến pháp,
Hy vọng bà Chủ tịch Quốc hội xem xét lại những lời phát ngôn và hành động thực tế để xã hội, người dân đánh giá phẩm hạnh dưới góc độ một con người.
_____
Các ghi chú:
Thông tin bài viết ở đây: https://drive.google.com/open?id=1D5QwlUyqiIsGIRcCe2WzRvhbk3x3JVMt
(1) https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ba-kim-ngan-lan-thu-hai-tuyen-the-nham-chuc-3440335.html (ghi chú: văn nói nên không biết bà Chủ tịch có ý định viết hoa 2 từ “Tổ quốc”, “Nhân dân” hay không, nhưng bài báo viết chữ thường là không tương xứng với “Đảng”, “Nhà nước”)
(3) http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/36677802-quoc-hoi-thong-qua-luat-an-ninh-mang.html
(4) Phát biểu của ông Võ Trọng Việt từ video có đoạn: “Hiện nay, Google và Facebook đang lưu giữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt tại Hồng Kông và Singapore. Nếu quy định của Luật này có hiệu lực thì doanh nghiệp này phải dịch chuyển đám mây điện toán, đám mây ảo về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi.”
(5) Tham khảo: https://www.wired.com/2016/07/facebooks-giant-internet-beaming-drone-finally-takes-flight/
https://news.zing.vn/facebook-ra-mat-may-bay-khong-nguoi-lai-phu-wi-fi-mien-phi-post564588.html
(6) Tác giả, chủ sở hữu Chương trình Phân tích độ nhạy và đánh giá rủi ro dự án Lynxdo SARAP đăng ký bản quyền số 3468/2017/QTG.
Xử lý các rủi ro bao gồm: sự ổn định chính sách, chi phí đầu tư hạ tầng công nghệ, đối tượng khách hàng, thuật toán xử lý cơ sở dữ liệu (khi dữ liệu người VN đặt máy chủ ở VN), … Có thể sẽ phân tích bằng một bài viết khác.
_____
Danh sách “Ý kiến người dân” (http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1382&TabIndex=6)
TT | Nội dung | Thời điểm | Kết quả |
1 | Góp ý Tôi nhiệt liệt tán thành luật an ninh mạng! Cho cái đám phản động nó không có chỗ để xúi giục làm loạn nữa! Tôi căm thù cái bọn phản động làm con tốt thí cờ cho người ta để giết hại đồng bào dân tộc của mình! Võ Thanh Sang – góp ý cho: kết quả biểu quyết |
15/06/2018 12:27 | Đồng ý |
2 | Tôi không đồng ý luật an ninh mạng Tôi không đồng ý luật an ninh mạng. Với những điều luật được thông qua, tôi thấy quyền tự do cá nhân và thông tin riêng tư bị xâm phạm. Ngoài ra, những điều này sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế, khi các mạng xã hội Facebook, Google rút khỏi Việt Nam, những người đang làm việc dựa trên nền tảng những ứng dụng này sẽ ra sao? ảnh hưởng đến hàng trăm hàng triệu người. Nguyễn Thị Kim Tuyến |
14/06/2018 11:47 | Không đồng ý |
3 | Phản đối luật an ninh mạng Phản đối Luật An ninh mạng Nguyễn Thị Thu Hường |
14/06/2018 9:07 | Không đồng ý |
4 | An ninh mạng Khoản a Điều 26 vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự do thông tin cá nhân theo Điều 21 – Hiến pháp Việt Nam “Điều 21 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.” Phản đối Luật An Ninh Mạng Sơn – góp ý cho: điều 26 |
14/06/2018 6:35 | Không đồng ý |
5 | Không đồng ý Không đồng ý luật an ninh mạng Nguyễn Thị Bích Nga |
14/06/2018 6:11 | Không đồng ý |
6 | Phủ Quyết Tôi phủ quyết thông qua Luật An ninh mạng Trần Huy |
14/06/2018 2:03 | Không đồng ý |
7 | Kiến nghị không thông qua Dự thảo Luật an ninh mạng An ninh mạng là đảm bảo an toàn thông tin của các cá nhân, tổ chức trên môi trường mạng. Do đó, theo Dự thảo thì sự can thiệp của Nhà nước vào dữ liệu thông tin của các cá nhân, tổ chức trên môi trường mạng là quá lớn. Do đó, nguyên tắc an toàn thông tin và bảo mật thông tin của người dùng không được đảm bảo. Vì thế, tôi không đồng ý thông qua dự thảo Luật An ninh mạng Lê Ngọc Quân |
13/06/2018 11:20 | Không đồng ý |
8 | Ủng hộ Luật an ninh mạng Tôi hoàn toàn tán thành việc ban hành Luật An ninh mạng. Đây là điều mà đáng ra chúng ta phải làm từ rất lâu rồi chứ không phải bây giờ mới thực hiện. Mong Quốc hội cũng như Chủ tịch nước sớm ban hành để đưa vào thực tiễn. Võ Trọng Nghĩa |
13/06/2018 10:58 | Đồng ý |
9 | Hủy luật an ninh mạng Phản đối Trần Thị Đức |
13/06/2018 1:52 | Không đồng ý |
10 | LUẬT NÀY VI PHẠM QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN Luật này được viết ra bởi những người không hiểu gì về mạng internet phải không? Quá vi phạm quyền tự do, quyền bảo mật riêng tư cá nhân !!! hoan teppi |
13/06/2018 1:10 | Không đồng ý |
11 | Phản đối luật an ninh mạng Phản đối hoàn toàn luật An ninh mạng Phương |
13/06/2018 8:15 | Không đồng ý |
12 | An ninh mạng Không đồng ý Phan Thị Kim Phượng |
13/06/2018 6:50 | Không đồng ý |
13 | Phản đối an ninh mạng Luật an ninh mạng nó đang xâm phạm đến quyền riêng tư của mỗi cá nhân. Đi ngược với sự phát triển của đất nước. Như tôi đã được học là đất nước là của nhân dân và vì dân nên nếu như nhân dân không đồng tình thì quốc hội không được thông qua. Tôi phản đối luật an ninh mạng Hang |
13/06/2018 5:30 | Không đồng ý |
14 | Không đồng tình Tôi không đồng tình với dự luật trên, có rất nhiều điểm vô lý. Dự luật không nhằm tăng cường bảo mật thông tin cho công dân mà còn phải khai báo. Vi phạm quyền con người và vi hiến. Mai Xuan An |
13/06/2018 3:14 | Không đồng ý |
15 | Trung lập Luật có rất nhiều kẻ hở có thể thấy. Lạm quyền sẽ ảnh hưởng tới lòng tin của người dân rất nhiều, cung cấp thông tin cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng có thể tốt, nhưng không thể nào tốt trong tất cả các trường hợp, ảnh hưởng khá nhiều đến quyền riêng tư của người dân, mất niềm tin, cảm thấy không an toàn. Về việc đặt máy chủ ở trong nước, không nên bắt buộc, chỉ nên thu hút và khuyến khích, không để ảnh hưởng đến người dân nếu các dịch vụ lớn bị cấm/chặn. Không để chuyện nhỏ xé ra to, để các thế lực thù địch xuyên tạc làm nao núng lòng dân Huan Le |
13/06/2018 3:09 | Không đồng ý |
16 | Kiến nghị không thông qua dự thảo luạt an ninh mạng Luật An ninh mạng là xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của công dân. Tôi phản đối Hoàng |
13/06/2018 2:55 | Không đồng ý |
17 | Không tán thành luật an ninh mạng Không tán thành luật an ninh mạng Nguyễn Thị Thảnh |
13/06/2018 2:46 | Không đồng ý |
18 | Không đồng ý luật an ninh mạng Không đồng ý luật an ninh mạng Ngô Lê Bảo Trinh |
13/06/2018 2:34 | Không đồng ý |
19 | Cần nêu rõ khái niệm “thông tin cá nhân” hay “thông tin người dùng”! Các điểm trong Khoản 2 – Điều 26 quy định cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hoặc sở hữu hệ thống thông tin tại Việt Nam phải: a) […]; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản; […] d) Lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam; Vậy “thông tin cá nhân” hay “thông tin người dùng” bao gồm những gì? Khoản 3 của Điều 26 cũng nêu rõ “Chính phủ quy định cụ thể các loại thông tin phải lưu trữ tại Việt Nam”. Vậy Chính phủ cần gấp rút đưa ra các định nghĩa và quy định này để thảo luận, qua đó sẽ làm rõ các tranh cãi liên quan đến điều này! Trần Minh Chánh – góp ý cho: điều 26 |
13/06/2018 2:18 | Xem xét |
20 | Góp ý về Luật An ninh mạng Nội dung Luật An ninh mạng hiện giờ đang khá mơ hồ và gây bất lợi đến nhân dân trong nhiều mặt, gần như trao toàn bộ thông tin cá nhân người dùng cho bộ Công an. Như vậy là không đúng với quyền bảo mật thông tin cá nhân nói chung và điều này có thể gây cản trở việc hội nhập với các nước trên Thế giới. Tôi đồng ý thông qua luật An ninh mạng nhằm mục đích quản lý những thông tin nặc danh, bạo động gây hoang mang cho nhân dân, nhưng không được phép sở hữu toàn bộ thông tin cá nhân của nhân dân. Trần Thanh Vân |
13/06/2018 12:40 | Xem xét |
21 | Đôi điều về Luật An ninh mạng Phòng chống tội phạm công nghệ thông tin, thất thu thuế, trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh, hàng lậu, hàng giả, chống phá chính quyền, biểu tình, bạo loạn, sản xuất buôn bán hàng cấm… Và một thế hệ thanh niên lười lao động, sống ảo và Vô cảm. Một triệu like cho dự thảo luật An ninh mạng được thông qua và sớm được áp dụng. Dương Đức Việt |
12/06/2018 11:33 | Đồng ý |
22 | Kiến nghị không thông qua dự thảo luật an ninh mạng Dự luật này ảnh hưởng quá nhiều đến quyền cá nhân của từng người. Tôi phản đối Trần Hoàng An |
12/06/2018 11:06 | Không đồng ý |
23 | Không đồng ý thông qua Luật An ninh mạng Thông qua Luật An ninh mạng là đi ngược lại với sự phát triển của thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng về nhân quyền. Mong Nhà nước và Quốc hội không đồng ý thông qua. Hoa Nguyen |
12/06/2018 8:48 | Không đồng ý |
24 | Đề nghị hoãn thông qua luật an ninh mạng vì các nguy cơ lạm quyền và vi phạm hiến pháp Điều 26a: “cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản” trao cho Bộ Công An quyền lực quá lớn, vi phạm quyền bảo mật về thông tin của công dân khi bắt buộc doanh nghiệp phải cung cấp thông tin công dân khi chưa có bất kỳ kết luận nào từ phía tòa án. Điều luật tạo ra nguy cơ rất cao về lạm quyền, tham nhũng cũng như đe dọa đời sống riêng tư của cá nhân. Đề nghị Công An chỉ được phép truy xuất thông tin cá nhân khi có kết luận của tòa án. Nguyễn Thành Long – góp ý cho: điều 26 |
12/06/2018 1:34 | Không đồng ý |
25 | Góp ý khoản 2 điều 26 a) “… cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản”. Đề nghị làm rõ khi nào Bộ Công an được quyền yêu cầu các Cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hoặc sở hữu hệ thống thông tin tại Việt Nam cung cấp thông tin người dùng (Ví dụ: Trong trường hợp có yêu cầu của Tòa án thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình điều tra và có quyết định truy tố bị can/khởi tố vụ án mà người dùng là đối tượng bị truy tố/điều tra). Nếu Bộ Công an chỉ cần có yêu cầu bằng văn bản mà đã có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người dùng thì Bộ Công an đã vi phạm Điều 21 Hiến Pháp và Điều 38 Bộ Luật Dân Sự về quyền bất khả xâm phạm về bí mật cá nhân của công dân. d) “Lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam…”. Liệu có cần thiết phải lưu trữ thông tin người dùng dịch vụ tại Việt Nam khi xu hướng công nghệ hiện tại là lưu trữ thông tin trên nền tảng điện toán đám mây và có thể lưu trữ ở bất kỳ đâu? Việc lưu trữ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam có thể gia tăng chi phí, giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Mai Ngoc Anh – góp ý cho: điều 26 |
12/06/2018 12:13 | Không đồng ý |
26 | Góp ý Tôi không thấy phần quy định khung xử phạt, hay mức xử phạt cụ thể trong Luật quy định nhỉ? Giải sử như vi phạm 1 điều trong này thì sẽ bị xử phạt như thế nào, ngoài ra, phần lợi ích của công dân chưa nhiều trong các điều khoản quy định Tiamo Tong |
12/06/2018 11:53 | Xem xét |
27 | Góp ý Dự thảo Luật An ninh mạng Kiến nghị không thông qua Dự thảo Luật An ninh mạng. Nguyễn Đoàn Ngọc Anh |
12/06/2018 11:29 | Không đồng ý |
28 | Kiến nghị không thông qua Luật An ninh mạng Tôi tên là Bùi Thị Ngọc Diệp, hiện đang sống ở Hà Nội, Việt Nam. Tôi kiến nghị không thông qua Dự thảo Luật An ninh mạng lần này, vì nó có khả năng vi phạm nghiêm trọng các quyền căn bản của công dân. Bui Diep – góp ý cho: chương i |
12/06/2018 8:49 | Không đồng ý |
29 | Dong y thong qua Tôi hoàn toàn đồng ý việc thông qua dự thảo luật An ninh mạng, một nước trên đường phát triển thì cần có qui định rõ ràng về mọi vấn đề xã hội, đặc biệt là trên môi trường internet, mọi chủ thể cần phải chịu trách nhiệm với hành động của mình trên môi trường ảo này, tránh kẻ xấu lợi dụng mục đích lừa gạt chiếm đoạt mục tiêu kinh tế, tấn công cơ sở hạ tầng, sai lệch thông tin… Đó là xu hướng tất yếu giống như các nước trên thế giới (ví dụ như Đức,..). Vì thế, kính mong các đồng chí cần xem xét các các nội dung luật thật xác đáng, tránh trùng lặp, rõ ràng, đầy luật cần thể hiện được quyền quản lí, kiểm soát của nhà nước. Chúc các đồng chí làm việc thật tốt và hiệu quả. Nguyen Phuoc Du – góp ý cho: chương i |
12/06/2018 8:13 | Đồng ý |
30 | Góp Ý dự thảo Luật An Ninh Mạng Xin phép được góp ý cho Luật An ninh mạng về việc cấm hoặc kiểm soát thông tin cá nhân. Mạng xã hội là Google là nơi để tiếp nhận thông tin và học hỏi rất nhiều kiến thức bổ ích. Mong các lãnh đạo xem xét kỹ lại. Sẽ ảnh hưởng đến nền kiến thức chung của mọi người. Mặc dù tôi biết nhiều kẻ xấu ngoại bang lợi dụng điểm yếu của mạng xã hội để kích động gây ảnh hưởng đến tình hình trị an của cả nước. Nhưng mong Quốc hội xem xét lại để ko ảnh hưởng đến việc nhìn nhận tri thức, kiến thức của nhân dân với thế giới. Chu Thị Thanh Vân |
12/06/2018 12:13 | Xem xét |
31 | Không đồng tình luật an ninh mạng Không đồng tình Huynh Thi Hoa Thi |
12/06/2018 2:34 | Không đồng ý |
32 | Góp ý Kiến nghị không Thông qua dự thảo luật an ninh mạng. Xin cám ơn Phan Bích Hồng |
12/06/2018 2:28 | Không đồng ý |
33 | Nhất thiết thông qua Với những gì đã diễn ra gần đây, tôi nhận thấy nhất thiết phải thông qua Luật An ninh mạng để ngăn chặn những nội dung xuyên tạc, lôi kéo kích động nhân dân thông qua mạng xã hội. Nguyễn Thanh Nam |
12/06/2018 1:12 | Đồng ý |
34 | Góp ý Mình thấy về phạm vi điều chỉnh còn chung chung chưa được cụ thể và nó cũng không bảo đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam. Huỳnh Trang – góp ý cho: điều 1 |
12/06/2018 6:33 | Không đồng ý |
35 | Đề nghị bãi bỏ dự luật Đề nghị bãi bỏ dự luật, vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư và Hiến pháp Kiên |
12/06/2018 6:09 | Không đồng ý |
36 | Luật an ninh mạng Phản đối luật an ninh mạng Tạ Tiến Sự |
12/06/2018 5:50 | Không đồng ý |
37 | Góp ý Dự thảo Luật an ninh mạng Đề nghị Quốc hội không thông qua Dự thảo Luật an ninh mạng, để nghiên cứu xây dựng Luật rõ ràng hơn sau khi cân nhắc đến những nội dung sau:1. Quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng;2. Quyền riêng tư về dữ liệu cá nhân;3. Quyền tiếp cận, truy cập internet;4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp của Quốc gia theo mục tiêu Quốc gia khởi nghiệp; 5. Quy định về cơ chế giám sát chặt chẽ các cơ quan/ bộ phận chuyên trách về an ninh mạng.Xin cảm ơn. Cao Thị Hồng Vân |
12/06/2018 4:01 | Không đồng ý |
38 | Góp ý cho Điều 39 Điều 39.2 2. “Tạm ngừng hoặc ngừng cung cấp thiết bị số, dịch vụ mạng, ứng dụng mạng đối với tổ chức, cá nhân trong phạm vi không gian, thời gian nhất định khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.” Những trường hợp nào cơ quan quản lý có quyền yêu cầu tạm ngưng cung cấp thiết bị số/ dịch vụ mạng, cần phải thông báo rõ ràng lý do thời hạn cho người bị yêu cầu tạm ngưng, tránh trường hợp lạm dụng luật yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ mà không thể đưa ra lý do hợp lý. Truc Quynh |
12/06/2018 3:58 | Xem xét |
39 | Nội dung trùng lặp Mục d khoản 1 điều 17 bị trùng lặp: “Kinh doanh đa cấp, giao dịch tài sản, huy động vốn, trò chơi cho nhận, quy đổi, đầu tư ủy thác trái phép trên không gian mạng;”. Các hành vi này đã có luật khác điều chỉnh, vì đây đều là những ngành nghề có điều kiện và sử dụng giấy phép riêng, do đó đã là trái phép thì ở đâu cũng là trái phép, đâu chỉ riêng trên không gian mạng. Việc quy định thêm trên luật này có thể sẽ sinh ra giấy phép con dạng: kinh doanh đa cấp truyền thống và kinh doanh đa cấp online. Nguyễn Thế Hùng – góp ý cho: điều 17 |
12/06/2018 3:25 | Xem xét |
40 | Sửa đổi Điều 26.2 (a) Điều 26.2 (a) về yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách khi có yêu cầu bằng văn bản là vi phạm nghiêm trọng Điều 21 Hiến Pháp và Điều 38 Bộ Luật Dân Sự về quyền bất khả xâm phạm về bí mật cá nhân của công dân. “Yêu cầu bằng văn bản” là quá chung chung. Đề nghị sửa đổi thành chỉ được thực hiện trong trường hợp có yêu cầu của Tòa án thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình điều tra và có quyết định truy tố bị can/khởi tố vụ án mà người dùng là đối tượng bị truy tố/điều tra. Ngo Nguyen Phuong Dung – góp ý cho: điều 26 |
12/06/2018 3:01 | Không đồng ý |
41 | Kiến nghị không thông qua dự thảo luật an ninh mạng Kiến nghị không thông qua dự thảo luật an ninh mạng Ngo Ha Thanh Lan |
12/06/2018 2:54 | Không đồng ý |
42 | Cần thận về dự luật này Việt Nam chúng ta luôn cam kết về vấn đề nhân quyền, tuân thủ luật pháp quốc tế, nếu như dự luật này được thông qua mà không chỉnh sửa gì nữa thì chúng ta dễ dàng vi phạm nhưng cam kết về nhân quyền xin đính kèm phản ứng từ phía Mỹ về dự luật này Chúng ta không giao động từ bên ngoài nhưng không thể không nghe ý kiến từ bạn bè quốc tế, họ là bạn và đối tác làm ăn của chúng ta Kính mong quốc hội xem xét sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế, tuân thủ các cam kết quốc tế, tránh làm phức tạp vấn đề. Lâm Hàng Hưng Vượng – góp ý cho: điều 8, luật an ninh mạng |
12/06/2018 1:30 | Không đồng ý |
43 | ảnh hưởng quá nhiều đến nhân quyền của nhân dân Ví dụ tiêu biểu: khoản 1a hoàn toàn vô dụng cho an ninh quốc gia, ngược lại rất có lợi cho các thành phần tham nhũng, lạm dụng chức quyền Dang Vo – góp ý cho: điều 15 |
12/06/2018 1:18 | Không đồng ý |
44 | Cần đảm bảo tự do của người dân Tôi phản đối luật an ninh mạng này do tôi thấy có khả năng ảnh hưởng tới quyền tự do của người dân, quyền tự do ngôn luật, tự do suy nghĩ bày tỏ quan điểm, cản trở sự phát triển của đất nước.Đề nghị ban soạn thảo luật và đại biểu quốc hội tham khảo luật an ninh mạng theo “thông lệ quốc tế” của những nước tiến bộ. Nguyễn Quốc Đạt |
12/06/2018 1:01 | Không đồng ý |
45 | Tên luật An ninh mạng không phù hợp với nội dung Tên luật là An ninh mạng, có nghĩa là tập trung vào bảo vệ mạng khỏi các cuộc tấn công băng máy tính nhằm ăn trộm thông tin hay chiếm đoạt quyền sử dụng. Nếu phạm vi điều chỉnh như Điều 1 thì phải đổi tên thành Luật bảo vệ lợi ích nhà nước và công dân trên mạng máy tính. Đào Nhật Đình – góp ý cho: điều 1 |
11/06/2018 11:11 | Không đồng ý |
46 | Góp ý dự thảo luật an ninh mạng Cá nhân tôi nhận thấy luật sẽ ảnh hưởng lớn tới quyền được nhận biết thông tin, thông tin về cái hoạt động xấu về các cấp, bộ máy có thể sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Nguyễn Trọng Phú |
11/06/2018 1:44 | Không đồng ý |
47 | Góp ý cho điều 15 Cần quy định rõ thế nào là hành vi phỉ báng chính quyền nhân dân, tránh nhầm lẫn giữa việc nhân dân phản ánh những sai phạm của chính quyền để đảm bảo quyền giám sát của người dân với các cơ quan quản lý nhà nước. Trần Thị Hương – góp ý cho: điều 15 |
11/06/2018 1:17 | Xem xét |
48 | Góp ý Điều 16, điểm d Góp ý Điều 16, điểm d, công dân có quyền nghe và ghi âm quay phim đảm bảo tính minh bạch, tự do ngôn luận. Điều 15 khoản a, công dân có quyền đăng tải những ý kiến về chính quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền được tập hợp biểu tình. Đặng Văn Minh – góp ý cho: điều 16 |
11/06/2018 7:53 | Xem xét |
49 | Góp ý bổ sung quy định của dự thảo Luật Mong Cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành quy định và khung hình phạt đối với trường hợp sử dụng trái phép camera đọc suy nghĩ con người nhằm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống. Ngoài ra, tổn hại nghiêm trọng đến sở hữu trí tuệ và nặng nề hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến bí mật của quốc gia. Trần Thị Ngọc Mai |
11/06/2018 6:17 | Xem xét |
50 | Phản hồi điều 8 Tôi thấy nội dung ở điều này là không phù hợp. Làm thế nào để chứng minh đó là xuyên tạc chống phá. Nếu không cho người dân có quyền lên tiếng đưa ý kiến lập luận của mình thì phải chăng đang biến thành nhà nước độc quyền? Yêu cầu làm rõ và đưa ra những hướng dẫn cụ thể để không gây hiểu nhầm và làm khó dễ quyền của công dân Thi Huyen Le – góp ý cho: điều 8 |
11/06/2018 1:50 | Không đồng ý |
51 | Phản đối luật Luật vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tôi phản đối Phong – góp ý cho: điều 25 |
10/06/2018 3:59 | Không đồng ý |
52 | Khái niệm “thông tin trái pháp luật” Điều 5 khoản 1 mục i) “xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật”. Thông tin sai sự thật thì rõ ràng rồi, còn “thông tin trái pháp luật” đề nghị làm rõ khái niệm thế nào là thông tin trái pháp luật, cơ quan tổ chức nào quyết định việc này. Hoài Anh |
10/06/2018 7:16 | Xem xét |
53 | Đề nghị làm rõ khái niệm “thuần phong mỹ tục”, “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” Đề nghị ban soạn thảo ghi rõ như thế nào là “thuần phong mỹ tục”, “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” Nguyễn Hoàng Anh Khoa – góp ý cho: điều 8 |
09/06/2018 11:58 | Xem xét |
54 | Đề nghị tạm hoãn thông qua Luật an ninh mạng Sau khi đọc dự thảo Luật An ninh mạng, tôi phản đối thông qua dự luật này trong kỳ họp Quốc hội thứ 5 khoá XIV. Dự luật nên nhận thêm góp ý của chuyên gia công nghệ, an ninh. Có nhiều vấn đề trong việc định nghĩa các khái niệm trong Điều 2. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng trong Điều 4 chưa phù hợp. Luật này chỉ mới đề cập chủ yếu đến an ninh mạng của cơ quan nhà nước là chủ yếu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kỹ thuật, công nghệ và quyền tự do, quyền riêng tư của cá nhân, tổ chức. Mai Xuân Phú |
09/06/2018 7:14 | Không đồng ý |
55 | Điều 3 Khoản 5, Điều 3: “Lực lượng chuyên trách” này cụ thể sẽ làm những công việc gì và làm như thế nào? Vũ Hải Anh – góp ý cho: điều 3 |
08/06/2018 12:52 | Xem xét |
56 | Điều 2 Khoản 2, Điều 2: Cần quy định rõ ràng, cụ thể và chi tiết “hành vi xâm phạm an ninh mạng” bao gồm những hành vi như thế nào? Bởi vì phạm vi định nghĩa của hành vi xâm phạm an ninh mạng quá rộng, sẽ gây mơ hồ và không rõ ràng cho người dân. – Khoản 4, Điều 2: Nhà nước làm thế nào để xác lập các quyền quản lý và kiểm soát của mình mà không xâm phạm đến quyền riêng tư của người dân? – Khoản 7, Điều 2: Thế nào là “phá hoại, gây gián đoạn hoặc truy cập trái phép”? Cần quy định rõ các hành vi này cụ thể bao gồm những hành vi nào? – Khoản 12, Điều 2: Những hành vi nào được coi là “xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng tới trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” – Khoản 14, Điều 2: “ảnh hưởng nghiêm trọng” là ảnh hưởng như thế nào? Làm sao để xác định được tính chất nghiêm trọng này? Đề nghị xem xét và làm rõ các phần còn chưa rõ ràng trong quy định tại Điều 2 Dự thảo. Vũ Hải Anh – góp ý cho: điều 2 |
08/06/2018 12:50 | Xem xét |
57 | Kiến nghị Điều 2 Kiến nghị xem xét Khoản 1, Điều 2, cần phải giải thích rõ hơn về “các hoạt động gây phương hại đến an ninh quốc gia” cụ thể là những hoạt động nào? Như thế nào? Vũ Hải Anh – góp ý cho: điều 2 |
08/06/2018 12:12 | Xem xét |
58 | Gop y dieu 15 Cần làm rõ hậu quả của các thông tin có nội dung tuyên truyền chống nà nước CHXHCNVN để việc áp dụng trên thực tế được đúng đắn, tránh các cách hiểu khác nhau của người thực thi dẫn tới các oan sai hoặc can thiệp không đúng cách dẫn tới ảnh hưởng quyền cá nhân hoặc hoạt động của tổ chức cũng như làm xấu hình ảnh Nhà nước. Tran Doan Nhat Trung – góp ý cho: điều 15 |
08/06/2018 6:52 | Xem xét |
59 | Gop y dieu 32 Khoản 1, điều này quy định chỉ có công dân Việt nam mới được tham gia bảo vệ an ninh hay đang quy trách nhiệm bảo vệ an ninh cho các công dân Việt Nam có trình độ liên quan, điều này cần làm rõ. Còn về trách nhiệm đảm bảo nguồn nhân lực thì sẽ phải thuộc về Nhà nước chứ không phải cá nhân. Tran Doan Nhat Trung – góp ý cho: điều 32 |
08/06/2018 6:36 | Xem xét |
60 | Gop y dieu 26 Điểm d, khoản 2 điều này quy định việc lưu trữ lại Việt Nam các thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ là một điều khá bất hợp lý, làm tăng chi phí quản lý của doanh nghiệp để phục vụ mục đich khá mơ hồ của cơ quan quản lý. Điều này sẽ dẫn tới thực tế là không khả thi với khá nhiều tổ chức ngoài nước cung cấp các dịch vụ mạng, đẩy một số tổ chức trong nước ra lập công ty ở nước ngoài nếu không muốn thực hiện điều này và như vậy diễn ra tình trạng có luật nhưng thực hiện tùy tiện. Trong khi đó thông tin cá nhân của người dùng đã được cơ quản quản lý nhà nước thu thập bằng nhiều cách khác quy định tại Luật này, ví dụ ở điều 24. Tran Doan Nhat Trung – góp ý cho: điều 26 |
08/06/2018 6:31 | Xem xét |
61 | Góp ý điều 24 Cần làm rõ nội dung “yêu cầu quản lý Nhà nước về an ninh mạng” là nhưng yêu cầu gì trong các trường hợp gì để tránh lạm quyền. Cần có thêm điều khoản về bảo mật đối với cán bộ nhà nước có liên quan tới việc kiểm tra, lưu trữ hoặc tiếp cận các thông tin này và quy định về xử lý nếu xảy ra thất thoát thông tin. Tran Doan Nhat Trung – góp ý cho: điều 24 |
08/06/2018 6:25 | Xem xét |
62 | Gop y luat an ninh mang Cần làm rõ mạng là gì, trong thời đại hiện nay có vô số mạng và không gian mạng có thể tồn tại Tran Doan Nhat Trung – góp ý cho: điều 2 |
08/06/2018 6:19 | Xem xét |
63 | Vị trí của luật an ninh mạng An ninh mạng chỉ là một nhánh của lĩnh vực an ninh nói chung liên quan đến những hành vi phạm tội có sử dụng mạng máy tính, nhưng những người làm dự án luật này đã quá đề cao vai trò của an ninh mạng dẫn đến việc gián tiếp phủ nhận vai trò của những lĩnh vực an ninh khác. Cụ thể như việc đưa quy định về việc “ưu tiên xây dựng lực lượng, ưu tiên đầu tư” vào các điều khoản cụ thể trong luật (khoản 5, 8 điều 3). Việc ưu tiên phát triển, đầu tư bất kỳ lĩnh vực nào đều phụ thuộc vào từng thời kỳ và điều kiện xã hội nên không thể quy định cứng trong luật. Hãy tưởng tượng 30 năm trước có luật về an toàn văn thư với 1 điều khoản tương tự “ưu tiên ngân sách phát triển cơ sở hạ tầng lưu trữ giấy tờ văn bản” thì bây giờ ta vẫn ưu tiên ư? Về cơ bản thì dự thảo luật an ninh mạng còn rất nhiều khiếm khuyết mà việc đề xuất nó đã cho thấy sự yếu kém về nhận thức pháp luật của người xây dựng dự thảo luật. Dân ý – góp ý cho: chương i |
08/06/2018 5:47 | Xem xét |
64 | Thế nào là xúc phạm? Khoản 1 điều 15 có nhiều chỗ không hợp lý và đầy cảm tính, có nguy cơ bị người thi hành công vụ lạm dụng để trục lợi hoặc trấn áp công dân. Đơn cử như điểm c khoản 1 điều 15 đề cập đến “thông tin xúc phạm lãnh tụ, danh nhân” cảm tính ở chỗ: thứ nhất làm sao dân chúng biết ai là lãnh tụ? ai là danh nhân? Văn bản nào thừa nhận họ là lãnh tụ hay danh nhân? Có những người có thể là lãnh tụ hay danh nhân đối với 1 nhóm người nhưng lại là kẻ thù, hạ nhân đối với 1 nhóm khác trong chính đất nước ta thì xác định thế nào? thứ hai nếu tất cả đều thừa nhận 1 người là lãnh tụ/danh nhân rồi thì ai quyết định 1 thông tin là xúc phạm đến họ khi mà họ chắc hẳn là người đã chết? Nếu 1 thông tin chỉ ra những điểm xấu nhưng thật mà họ cố tình che giấu thì có bị coi là xúc phạm không? Tôi đề nghị xem xét lại nội dung của điều 15 để hạn chế việc luật bị lạm dụng để xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt nam Dân ý – góp ý cho: điều 15 |
08/06/2018 5:34 | Xem xét |
65 | Góp ý dự thảo luật an ninh mạng Kiến nghị xem xét lại các điểm ở Khoản 2, Điều 26 : Xâm phạm đến các quyền được thừa nhận trong Hiến Pháp 2013 (Điều 21: Bí mật thư tín , 25 : Tự do ngôn luận , tự do báo chí, tiếp cận thông tin) Nguyễn Tuấn Minh – góp ý cho: điều 26 |
07/06/2018 1:53 | Xem xét |
66 | Góp ý kiến Tôi cho rằng, dự thảo Luật cần làm rõ hai vấn đề: khủng bố mạng và thông qua mạng để hoạt động khủng bố, hành vi cụ thể. Cần chỉnh sửa khoản 10, Điều 3 về giải thích từ ngữ của dự thảo Luật. Nguyễn Văn Trường – góp ý cho: điều 20 |
03/03/2018 1:14 | Xem xét |
67 | Góp ý dự thảo Luật Đề nghị làm rõ hai vấn đề: gián điệp mạng và trộm cắp thông tin mạng phục vụ lợi ích cá nhân. Đề nghị chỉnh sửa khoản 9, Điều 3 của Dự thảo Luật. Nguyễn Văn Trường – góp ý cho: điều 17 |
03/03/2018 1:06 | Xem xét |
68 | Cân nhắc về phạm vi điều chỉnh của dự án Luật! Qua nghiên cứu tôi nhận thấy, dự thảo Luật và luật An toàn thông tin mạng (2015), Luật an ninh quốc gia (2004) có những điểm khá giống nhau. Các điều khoản của Luật an oàn thông tin được ban hành sau đã hoàn thiện được các điểm bất cập của Luật an ninh quốc gia. Vì thế, khi xây dựng dự án Luật an ninh mạng cần phải nghiên cứu kỹ để tránh chồng chéo. Minh Minh – góp ý cho: điều 1 |
31/01/2018 12:08 | Xem xét |
69 | Không đồng ý với việc chặn google ở Việt Nam Việc chặn google ở Việt Nam sẽ khiến cho việc truy cập và tìm kiếm thông tin gặp nhiều khó khăn. Linh Linh |
26/11/2017 5:16 | Không đồng ý |
70 | Góp ý Luật an ninh mạng Dự thảo Luật cần phân định rõ thế nào là dịch vụ trực tuyến như công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội (Facebook, Google) và thế nào là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hay Internet (như VNPT, FPT, Viettel) để tránh những đồn đoán suy diễn như thông tin Google rút khỏi Việt Nam mấy ngày gần đây. Nguyễn Thế Anh – góp ý cho: điều 3 |
07/11/2017 2:17 | Xem xét |
71 | Góp ý dự thảo luật An ninh mạng Nội dung quy định của Luật: “4. Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam … máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…” hiện sẽ không phù hợp với xu hướng điện toán đám mây. Khi dịch vụ hoạt động đa quốc gia và được ảo hóa, sẽ không có chuyện dữ liệu Việt Nam đặt tại Việt Nam. Đây là đặc điểm công nghệ và thực tế khách quan! Nguyễn Thế Hùng |
07/11/2017 8:10 | Xem xét |
72 | Điều 34 Theo tôi hiểu là, Google và Facebook nó chỉ là dịch vụ trực tuyến có ghi rõ ở Điều 3c chứ không phải là dịch vụ viễn thông hay Internet như quy định tại Điều 34 nên được hiểu nghĩa là ISP thôi. Vì thế nên google và facebook không thuộc phạm vi sẽ bị cấm như các báo đang nói gần đây, thiết nghĩ cũng không cần lo lắng quá nhiều. Nguyễn Thế Anh |
06/11/2017 3:48 | Xem xét |
73 | Góp ý Điều 34 Là 1 người thường xuyên sử dụng Facebook. Giờ Facebook và Google không đặt máy chủ ở Việt Nam nữa, hỏi cuộc sống của tôi và bao nhiêu người sẽ bị đảo lộn, còn việc học hành kinh doanh buôn bán khi tất cả đã đi vào ổn định? Đề nghị ban soạn thảo dự án Luật xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Thế Anh |
04/11/2017 11:10 | Xem xét |
74 | Góp ý Luật An ninh mạng Cần làm rõ thêm nội dung: “Xây dựng không gian mạng lành mạnh. Các hành vi trên không gian mạng được ứng xử theo quy tắc” Vì nếu chung chung hoặc không có văn bản quy phạm pháp luật áp dụng thì không xử lý được nếu vi phạm. Đặc biệt là cụm từ “Quy tắc” Phan Vũ Minh Tài – góp ý cho: điều 4 |
02/08/2017 11:57 | Xem xét |
Tổng hợp
TT | Phân loại | Kết quả | Tỷ lệ |
1 | Đồng ý | 5 | 6,8% |
2 | Không đồng ý | 39 | 52,7% |
3 | Xem xét | 30 | 40,5% |
Cộng | 74 | 100% |
Biểu đồ
Chính xác.
Chính “Cuốc hội”, chính những lời phát biểu gian dối, lừa bịp, coi thường nhân dân, với dã tâm bán nước cho Tàu Cộng – của những tên như CT Cuốc hội Nguyễn thị Kim Ngân, như Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Cuốc hội Nguyễn Đức Kiên, … đã bắt buộc người dân VN phải xuống đường biểu tình!
Sẽ có ngày bè lũ bán nước CSVN phải cuốn xéo khỏi VN!
KÍNH GỬI NHỮNG NGƯỜI BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC
Tôi rất tin tưởng và kính phục những tâm tư của anh khi các anh chị đã dũng cảm tham gia đoàn biểu tình không ngoài mục đích nào ngoài tình yêu nước và trách nhiệm của một công dân đối với đất nuóc.
Mấy hôm nay một số tờ báo giải thích lý do mà người dân biểu tình, do kẻ “xấu” xúi dục, do mua chuộc…
Thưa các vị Tổng biên tập các toà báo, trên 700 tờ báo chính thống và hàng nghìn cán bộ tuyên giáo và truyền thông ăn lương của dân mà chịu thua mấy kẻ “xấu” với số lượng nhỏ đó sao.? như vậy các vị là những người ăn hại của dân, cần đuổi cổ các vị.
Kính thưa các nhà lãnh đạo cao siêu
Người dân sẽ không tin các vị và sẽ tiếp tục biểu tình vì cái hình ảnh thực tế mà chính các vị đã nói ra: Con lãnh đạo mới 19 tuổi mà đã có biệt phủ hàng ngàn m2, những núi tài sản của các vị, những chiếc ghế thơm của con cháu các vị…
KHÔNG CẦN AI XÚI ĐÂU, CHÍNH CÁC VỊ ĐANG XÚI DÂN BIẺU TÌNH