Tác giả: John Reed
Dịch giả: Lê Quốc Tuấn
12-6-2018
Các công ty công nghệ lớn bao gồm Google, Facebook và Twitter đã bày tỏ mối lo ngại nghiêm trọng sau khi chính phủ Việt Nam thông qua một đạo luật nhắm hạn chế chặt chẽ hơn về tự do ngôn luận trên trực tuyến.
Luật định mới được thông qua trong tuần này củng cố vai trò của chính phủ trong kiểm duyệt internet, khiến Tổ chức Ân xá Quốc tế phải kêu lên rằng luật định này dẫn đến việc “không có nơi an toàn cho dân chúng được tự do ngôn luận” ở Việt Nam. Liên minh Internet châu Á (AIC) – một nhóm đại diện cho Facebook, Google, Twitter, LinkedIn, Line và các tổ chức khác – đã cảnh báo thêm rằng luật định này sẽ gây hại cho sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước.
Trong số các quy định của mình, luật an ninh mạng mới cấm người dùng internet tổ chức hoặc đào tạo, những người khác cho mục đích chống lại nhà nước, cấm truyền bá các thông tin sai lệch và phá hoại những thành tựu hoặc tình đoàn kết của đất nước.
Trong một tuyên bố của mình, tổ chức Amnesty International bổ sung:
“Các hậu quả của quy định này có tiềm năng tàn phá khả năng tự do ngôn luận tại Việt Nam. Trong không khí kìm nén sâu sắc của đất nước, không gian trực tuyến là một nơi trú ẩn tương đối, một nơi mọi người có thể chia sẻ quan điểm, ý kiến và ít lo sợ sự kiểm duyệt của chính quyền.”
Với Việt Nam, việc kiểm Kiểm duyệt Internet không phải là mới, nhưng luật định này sẽ làm tăng tiềm năng hành động của nhà nước. Mối quan tâm đã gia tăng sau một chuỗi các vụ bắt giữ trong năm qua, cho thấy những blogger bị bỏ tù vì thảo luận về các vấn đề môi trường, chính trị và trực tuyến hơn.
Ngoài việc hạn chế tự do ngôn luận, luật không gian mạng cũng tạo áp lực đến các công ty internet nước ngoài, yêu cầu phải đặt một văn phòng ở địa phương và lưu trữ thông tin người dùng trên đất Việt Nam. Hiện tại, trong trường hợp của Google và Facebook, dữ liệu về người dùng tại Việt Nam đang được lưu trữ ở nước ngoài tại các địa điểm như Singapore và Hồng Kông.
Google và Facebook đều từ chối bình luận, nhưng họ là một phần của tổ chức AIC vốn vừa đưa ra tuyên bố lên án luật định mới.
“Các quy định về nội địa hóa dữ liệu, kiểm soát nội dung và yêu cầu mở văn phòng tại địa phương sẽ ảnh hưởng đến tự do ngôn luận chắc chắn sẽ cản trở tham vọng Cách mạng công nghiệp thứ tư của quốc gia để đạt được GDP và tăng trưởng về việc làm”.
“Thật không may, những quy định này sẽ dẫn đến các hạn chế nghiêm trọng đối với nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam, làm giảm bớt không khí đầu tư nước ngoài và tổn thương cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương và các DNVN phát triển.”