7-6-2018
Hôm qua, khi Bộ trưởng Nhạ ngồi ghế nóng đến nghẽn mạng thì 95.000 gia đình ở Paris cũng tướt bơ làm thủ tục dự thi vào lớp 10. Và hôm nay, 95.000 thí sinh thi THPT, trong đó, ngót 40.000 sẽ bay khỏi hệ thống công lập.
Ở Sing, 90.000 thí sinh cũng phải “chiến đấu” để có một chỗ trong 76-77% trúng tuyển.
Nỗi hoang và sự căng thẳng mang bao trùm xã hội, khi sẽ có những học sinh không còn trường để học, kể cả tư thục, bán công.
Thầy Nhạ từng phát ngôn ngon tai: Giáo dục không phải là một trận đánh. Đúng vậy, nó là cả một chiến trường ngổn ngang, tan nát cơ.
Nào là “bệnh thành tích” mặc dù ngành Giáo dục luôn cố gắng nói không. Rồi lương giáo viên. Rồi ăn bạo hành, uống nước giẻ lau bảng. Rồi chăm bẵm không ngừng thay đổi SKG. Rồi chương trình học đã nặng nề, và cải cách, “đổi mới càng khó, càng nặng hơn”. Rồi “Chuột chạy cùng sào…” – lời Bộ trưởng – “9 điểm vào sư phạm nhưng 30 điểm vẫn trượt ĐH”. Ngay cả đến các chuẩn cũng là “chuẩn giả”.
Xem thầy ngồi ghế nóng, toàn thấy nói ở thì tương lai: Tới đây sẽ, tới đây sẽ, tới đây sẽ…
Chỉ có một điều mà dân nhận ra, “học giá” sẽ là điều không hề thay đổi dù với tên gọi nào.
Thầy Nhạ bảo 20% ngân sách đầu tư cho giáo dục là “chưa được nhiều”, và “cần thêm nguồn đầu tư xã hội”. Còn chất lượng giáo dục ĐH hạn chế là do mức học phí thấp trong khi “đồng tiền đi liền chất lượng”.
Nhưng thực tế là một câu chuyện khác: Chi tiêu cho giáo dục từ dân có thời điểm tương đương 3% GDP, hay giáo dục mầm non, trong khi chi phí Nhà nước chỉ 39% thì chi phí các gia đình lên tới 61%, biến cấp học mầm non đáng lẽ miễn phí lại là cấp mà các gia đình phải móc túi nhiều nhất, sâu nhất.
Hôm qua ĐBQH Nguyễn Thị Thu Dung, một bác sĩ đã chất vấn về “chuẩn phát âm” ngành sư phạm như sau: “Bộ trưởng có quan điểm gì về ý kiến của cử tri cho rằng cần quy định các điều kiện xét tuyển vào ngành sư phạm như hình thức, chuẩn phát âm?”. Và thầy: Xin tiếp thu ý kiến.
Người ta hỏi thế mà thầy “xin tiếp thu” thì lạc đề 1 điểm về chỗ, chứ còn có cách tiếp thu nào cho một vị tướng thất trận đây?