LTS: Một số nhà phân tích gia đưa ra nhiều nguyên nhân vì sao hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, dự định sẽ diễn ra ngày 12/6 ở Singapore, đã bị hủy bỏ. GS Phạm Quang Tuấn có bài phân tích sau đây, nêu nhiều điểm đáng chú ý, dựa vào những dữ kiện mà báo chí đưa ra, về tuyên bố của Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và Phó Tổng thống Mike Pence… rằng vì sao cuộc gặp này không diễn ra.
Tin giờ chót, Trump vừa thông báo trên Twitter: “Nhận được tin rất tốt từ tuyên bố ấm áp và hiệu quả của Bắc Hàn. Chúng ta sẽ sớm thấy nó sẽ dẫn tới đâu, hy vọng sẽ có được sự thịnh vượng và hòa bình lâu dài. Chỉ có thời gian (và tài năng) mới có thể trả lời!”
_____
25-5-2018
Thượng đỉnh hụt Trump-Ủn dưới mắt tôi
Vào tháng 3/2018, Ủn đánh tiếng đề nghị gặp Trump (qua sứ giả Nam Hàn). Thông thường nếu là tổng thống khác thì sẽ đem đề nghị đó ra bàn bạc với cố vấn. Nếu thấy khả thi, sẽ gửi người thân tín tới thương nghị trong vòng bí mật (như dạo đó Kissinger tuân lệnh Tổng thống Nixon thương nghị với Mao). Tới một lúc nào hai bên đồng ý một số điểm căn bản và có thể tiến tới hiệp ước, thì mới bàn chuyện thượng đỉnh và công bố ý định, chương trình.
Ai ngờ, Trump nhận được thông điệp thì nổi hứng chịu liền và công bố với báo chí trong vòng chừng… nửa tiếng, không bàn bạc với các phụ tá, cố vấn, bộ trưởng v.v… gì cả! Có lẽ cả sứ giả Nam Hàn lẫn Ủn đều ngã ngửa, chứ đừng nói các quan chức, cố vấn trong chính phủ Mỹ! Nhất là sau suốt mấy tháng hai bên chửi nhau bằng những lời lẽ thô lỗ, trẻ trâu.
Báo chí cũng bất ngờ. Việc Trump nhận gặp Ủn thì rõ ràng giảm nguy cơ chiến tranh. Dân Nam Hàn mừng rỡ vì nguy cơ ăn bom nguyên tử giảm hẳn. Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in hy vọng được giải Nobel hòa bình như Tổng thống Kim Dae-jung ngày xưa (cũng nhờ những động thái mở cửa với miền Bắc y hệt). Trump được các ủng hộ viên trung thành đề nghị cho giải Nobel, cả trong giới chính trị lẫn trong quần chúng. Những tiếng “Nobel, Nobel” vang trời trong các cuộc biểu tình của phe Trump.
Nhưng “establishment” (giới lãnh đạo) của Mỹ, phó Tổng thống Pence, các cố vấn, các bộ trưởng, thứ trưởng, các viên chức ngoại giao, quốc phòng – nói tóm lại là giới lãnh đạo Mỹ ngoại trừ Trump – thì nhức đầu. Họ chưa bao giờ thấy ai lãnh đạo quốc gia kiểu đó. Họ cũng quá kinh nghiệm với tính bốc đồng của Trump – khi hứng lên là ông ta có thế hứa hẹn đủ chuyện.
Họ biết rằng Trump rất lười suy nghĩ, không bao giờ chịu nghiên cứu vấn đề, đọc các phân tích hay lời khuyên của các cố vấn, chuyên gia, mà chỉ quyết định hoàn toàn theo cảm tính. Lỡ lúc gặp Ủn, Trump cũng hứa hẹn, ký kết lung tung, thiệt thòi cho Mỹ thì sao? Những lần trước khi gặp các cáo già như Tập Cận Bình và Putin, các cố vấn phải theo dõi Trump sát nút. Nhưng lần này gặp thằng khùng Ủn thì quá nguy hiểm. Còn Trump thì dù giải thích, khuyên bảo đến đâu cũng như nước đổ đầu vịt.
Establishment Mỹ bèn đi tới giải pháp: phá bỉnh cuộc họp thượng đỉnh qua truyền thông. Đầu tiên John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia, tuyên bố rằng thỏa hiệp với Bắc Hàn sẽ theo “mô hình Lybia”. Mà ai cũng biết rằng sau khi ký hiệp ước giải giới vũ khí hạt nhân với nhà độc tài Gaddafi ở Lybia, Mỹ đã giúp lật đổ ông ta chỉ 8 năm sau.
Dĩ nhiên Bắc Hàn phản ứng, bảo sẽ không chấp nhận mô hình Lybia. Trump vội vàng xoa dịu: không, kỳ này sẽ không theo mô hình Lybia, Mỹ sẽ bảo đảm không lật đổ Ủn.
Thấy có nguy cơ họp thượng đỉnh thất bại và giải Nobel sắp thành mây khói, Trump còn nói thêm để xoa dịu Ủn: Mỹ sẽ không bắt Bắc Hàn giải giới ngay, mà sẽ làm từ từ. (Trước đó thì, vì áp lực từ establishment, Trump đã nói rằng sẽ bắt Bắc Hàn giải giới ngay lập tức.)
Nhưng ngay sau đó Phó Tổng thống Pence nhảy vô, đe dọa: Bắc Hàn mà không ký hiệp ước là sẽ bị lật đổ như Gaddafi!
Lại một loạt tuyên bố từ Bắc Hàn mạt sát Pence.
Trong khi Trump vừa tuyên bố rằng Mỹ sẽ không làm gì để lay chuyển chế độ Bắc Hàn, rằng Ủn có thể yên chí tại vị, thì Bộ Ngoại giao Mỹ lại công bố một báo cáo vạch rõ sự tàn ác của họ Kim suốt mấy đời.
Tình hình đã quá căng thẳng và cuộc họp thượng đỉnh nếu xảy ra cũng sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Cuối cùng, Trump đành chấp nhận sự không thể tránh, và gửi thư cho Ủn báo tin mình rút lui, nhưng vẫn mong sẽ gặp sau.
Ủn mừng rơn, trả lời OK, sẽ gặp sau! Vì gặp Trump cũng chẳng ích gì mà còn nhiều nguy hiểm, bên trong cũng như bên ngoài. Giả thử Trump có nhượng bộ và ký thỏa ước lợi cho Ủn thì sau đó Mỹ cũng vẫn có thể rút ra, như Trump vừa rút khỏi thỏa thuận với Iran chỉ trước đây vài ngày.
Ủn đã hứa ngừng thử bom và đã giật nổ hai căn hầm thử bom, nhưng cái đó có nghĩa lý gì. Đào hầm mới có khó gì đâu. Bao nhiêu dụng cụ đã rút ra và cất đi hết. Lúc giật sập hầm có mời báo chí tới coi, nhưng không cho chuyên viên vũ khí hạch nhân nào chứng kiến, vậy thì thực sự ai biết là đã phá hủy những gì? Ngoài ra, có thể là cuộc phá hầm chỉ là 1 cách phi tang chứng cớ, khiến không ai có thể biết là Bắc Hàn có những vũ khí gì, có bom nhiệt hạch (khinh khí) hay không. Bom thì vẫn còn đó và có thể còn chế thêm, ai biết?
Ngoài ra, dân Nam Hàn đang hứng khởi sau vụ Ủn vượt biên giới bắt tay Moon, chắc chắn sẽ không để cho Mỹ tấn công Bắc Hàn và sẽ tìm đủ mọi cách để giúp Bắc Hàn. Một phần dân Nam Hàn có thể sẽ coi Mỹ là kẻ phá hoại hòa bình và đoàn kết dân tộc. Ủn sẽ tiếp tục khai thác tình cảm dân tộc này.
Người thiệt thòi nhất trong vụ này là Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-In, đã tốn bao sức lực, dàn xếp cuộc họp, qua lại làm trung gian, hy vọng Nobel cũng có vẻ như cận kề, bây giờ hóa thành mây khói. Một sự nhục nhã cho ông là Trump đã công bố thư hủy bỏ thượng đỉnh mà không hề cho ông ta biết trước, chỉ đọc thấy trên báo! Nhưng đó cũng là tiêu biểu cách hành xử của Trump thôi.
Còn kẻ lợi nhất? Tập Cận Bình. Trong khi Mỹ bị hớp hồn bởi ma trận Bắc Á thì Trung Cộng điềm nhiên xâm lấn biển Đông Nam Á, hạ cánh máy bay oanh tạc hạng nặng tại các đảo. Mỹ (và nhất là Trump) hầu như chẳng phản ứng gì ngoài vài tuyên bố yếu ớt. Một bình luận gia Úc bình phẩm: Trung Cộng đã chiếu bí (checkmate) tại Biển Đông! Và dĩ nhiên, Bắc Hàn bây giờ vẫn hoàn toàn nằm trong vòng tay của Bắc Kinh, có khi còn tùy thuộc Tàu hơn trước nữa.
Mười mấy cá thể trong bộ chính trị cộng sản Ba đình khẩn trương họp hội nghị, ra nghị quyết chỉ đạo Trăm và Kim Ủn ( không biết có dây mơ rễ má gì với Kim Ngân, Kim Tiến nhà ta không ) gặp nhau ngay, để bảo vệ hòa bình thế giới .
Khi ấy, giải Nobel hòa bình sẽ về Ba đình.
Hoa thịnh đốn và Bình nhưỡng đừng có mơ .