Kông Kông
13-5-2018
Lúc nhỏ thỉnh thoảng tôi có dẫn chó đi săn. Dẫn chúng đến vài cái trảng cỏ tranh, đứng đó suỵt suỵt mấy tiếng, ném vài cục đất là chúng lao vào sục sạo. Khi đánh mùi được con mồi chúng sủa vang rồi hùng hục đào bới, lùng sục từng gốc cây, bụi cỏ. Khi con mồi chui xuống hang chúng thi nhau đào bới. Khi con mồi tháo chạy chúng rượt đuổi và đôi lúc cũng cần đến tôi trợ giúp mới bắt được. Lúc đó tôi, ông chủ, mặt tươi rói, cầm chiến lợi phẩm trên tay rồi vuốt ve từng con và, dĩ nhiên, chúng sẽ nhận được phần thưởng.
Tôi chợt sống lại hình ảnh quá khứ xa tít tắp đó vì thấy báo chí nhà nước bỗng dưng ồ ạt đưa tin về biến cố và cũng là thảm kịch của đồng bào Thủ Thiêm trong tuần lễ vừa qua.
Thủ Thiêm đâu phải xa xôi mà coi như ngay tại Sài Gòn, chỉ bên nầy và bên kia một dòng sông. Ngày trước, mỗi chiều muốn hóng gió thì cứ ra bến Bạch Đằng, cuối các con đường Tự Do, Nguyễn Huệ hay Hàm Nghi (tất cả tên đường trước 1975) ngồi lai rai với bè bạn nhâm nhi la de (bia, beer), phá lấu, mực nướng… nếu là tình nhân thì uống coca, nước ngọt, nước dừa… tại mấy cái bàn xếp, ghế xếp mà khoảng 4, 5 giờ chiều đã được người bán buôn vỉa hè bày sẵn. Ở đó là không khí đặc sệt Sài Gòn. Đặc sệt miền Nam. Hoàn toàn thoải mái.
Còn nếu chàng và nàng cần chút lãng mạn riêng tư thì qua phà Thủ Thiêm ngồi quán cóc để nhìn ngược về thành phố lấp lánh ánh đèn với dòng xe xuôi ngược cho đến khi có những cơn gió khuya thấm lạnh, nắm tay nhau, tựa sát vào nhau, hổn hển trao nhau từng hơi thở ấm.
Kể vậy để thấy rằng Thủ Thiêm hoàn toàn không phải xa xôi với Sài Gòn. Ấy thế mà mãi 20 năm đằng đẵng từ một bán đảo xanh mướt, nhiều cây trái, đặc biệt là dừa nước bỗng bị ủi sạch giữa tiếng kêu gào đau đớn thấu trời xanh của đồng bào ở đó mà hệ thống báo chí nhà nước như không hề nghe, không hề thấy, không hề biết nên không hề lên tiếng!
Vì, nói đến báo chí là đương nhiên phải nói đến việc săn tin chứ không phải nhận được tin cung cấp để phổ biến. Giá trị cao quý nghề phóng viên chính là săn tin, không khác mấy với những con chó săn mồi. Tờ báo có giá trị và hấp dẫn là nhờ săn được tin sốt dẽo. Đưa ra ánh sáng được nhiều góc khuất của xã hội, của băng đảng, đặc biệt là của kẻ cầm quyền. Phát hiện được càng nhiều, càng trung thực thì tờ báo đó có giá trị và đương nhiên được người đọc quý trọng. Vì thế vai trò chính yếu của báo chí là phục vụ xã hội chứ không phải phục vụ nhà nước. Khi báo chí đi ngược lại những điều đó thì không còn là báo chí cho dẫu có nhân danh bất cứ thứ gì.
Bây giờ thì cứ nhìn những dòng slogan kèm theo tên các tờ báo nhà nước thì thấy rõ tính hư ngụy của báo chí XHCN!
Vậy thì thảm trạng oan khuất của đồng bào Thủ Thiêm do ai gây nên? Đương nhiên là do các đảng viên lãnh đạo tham nhũng từ thành phố đến trung ương mà báo chí im hơi lặng tiếng những 20 năm dài thì chắc chắn không vô can! Mãi bây giờ mới xúm nhau đưa tin thì cũng chưa hết nhục chứ đừng nói gì đến công trạng.
Đã thế, tại sao chỉ mới tuần trước còn ầm ĩ, khai thác được một số nguyên nhân, ví dụ như chuyện mất bản đồ tỉ lệ 1/5000 năm 1995 của Trung ương và sau đó là một số tuyên bố ông nói gà, bà nói vịt về chuyện có hay không có tấm bản đồ (!) Đến khi ông cựu Chủ tịch thành phố Võ Viết Thanh trưng ra 13 tấm bản gốc… còn người dân Thủ Thiêm thì in và căng ra một tấm bản đồ thật lớn để chứng minh nỗi oan khuất, mọi diễn biến đang thật sôi nổi thì… đùng một cái, báo chí bỗng bị câm trở lại?
Thời Cải cách Ruộng đất thì “đào tận gốc, trốc tận rễ” để giết người vô tội, còn bây giờ tại sao không dám tiếp tục? Câu hỏi nầy thì chỉ có “ngài” đảng trưởng mới có thể trả lời!
Vì sự kiện Thủ Thiêm đâu phải từ trên trời mới rơi xuống mà đàn chó săn chợt phát hiện được nên sủa ầm ĩ? Và cả 20 năm im thin thít, vừa chỉ mới bắt đầu được sủa khi loáng thoáng thấy bóng dáng con mồi sao bỗng dưng lại tắt tiếng?
Lại bị khóa mõm giống in hệt chuyện rầm rộ đưa tin Formosa gây ra thảm họa tại miền Trung trong khoảng 10 ngày đầu tiên, rồi sau đó lặng im!
Những con chó săn được tự do sủa khi săn đuổi con mồi, đương nhiên chỉ là những con vật. Còn phóng viên báo chí nhà nước? Tại sao chịu để bị khớp mõm trở lại?
Đừng quên chuyện Cải cách Ruộng đất thời 1956 trước kia! Những tiếng nói bất khuất, dù lẻ loi ngày đó, đã được lịch sử vinh danh. Còn mối nhục của bầy đàn thuở đó thì muôn đời không hết nhục!
Ngày Nhân quyền Việt Nam, 11/5/2018, phóng viên báo chí nhà nước liệu có học được bài học từ lịch sử?
Các “nhà báo” quốc doanh, làm chó mà không săn, không cắn phe “ta”, để yên cho chủ khóa mõm mới là những con chó giỏi. Lại nhớ đến đại tá công an, nhà báo Nguyễn Như Phong, làm chó nhưng lại coi thường chủ, trót sủa không đúng lúc nên mới mang vạ vào thân.
Các chó nên nhớ tấm gương chó ấy.
Ngày xửa ngày xưa trên đất nước gọi là VNCH báo chí và phóng viên được sánh ngang với giáo sư và giới trí thức khác rất được tôn trọng .ngày nay ngay cả giáo sư tiến sĩ người ta nghe xưng danh là tròn 2 con mắt vì NGHI NGỜ không biết là dõn hay mua bằng bán chức. Thế cho nên từ ngày internet mở cửa dân chỉ thích nghe đài địch và trang mạng lề trái ,nếu muốn tùm nguồn tin khả tín .700 tờ báo chỉ phục vụ cho đảng cs .nên báo chí in ra chỉ để gói hàng hay lót phân cho trẻ con mà người ta còn sợ nhiểm độc không dám dùng.cái cần đọc thi không đưa tin còn .khoe vú lộ chim hiếp dâm ấu dâm thì đầy trong 700 tờ báo đảng .nóng hổi như vụ bắt cóc TXT .có báo nào dám đưa tin .họ mù và câm điếc hết trơn .HE HE ông txt về đầu thú….i .cả một lũ rặt phường ăn cháo đá bát.ăn thuế dân làm chuyện ruồi bu cặt ngựa