9-5-2018
Hôm nay trời Sài Gòn lại mưa to. Nhưng có lẽ mưa gió vẫn không làm dịu bớt không khí nóng hừng hực ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 2. Liên quan đến khu đô thị Thủ Thiêm.
Có lẽ mong mỏi cuộc gặp gỡ nhất vẫn là người dân. Từ quận 1 sang quận 2 chỉ cách nhau một con sông Sài Gòn, qua một cái hầm Thủ Thiêm dài chưa đầy 1,5 cây số nhưng phải mất gần 20 năm, người dân bị giải toả dù không nằm trong ranh quy hoạch tại dự án Khu đô thị Thủ Thiêm và đại biểu dân cử cùng chính quyền mới gặp nhau. Khi mà dường như họ đã kiệt sức và quá nản lòng theo đuổi cái đáng lẽ đương nhiên thuộc về mình.
Trước khi có cuộc gặp này, họ đã làm một cuộc đi vòng ra Thủ đô ăn dầm nằm dề biết bao nhiêu năm tháng, thậm chí có luôn cả một làng Thủ Thiêm ở Thủ đô HN để đi tìm tận cùng chân lý. Đến hôm nay, sau vụ mất bản đồ quy hoạch 1/5000 ầm ĩ, mới có cuộc gặp này, người dân Thủ Thiêm mới được dịp để bày tỏ những uất ức, phẫn nộ và cả những bế tắc, đau khổ và bi đát trong gần 20 năm khổ sở, nhếch nhác ngay trên mảnh đất hương hoả của mình. Nơi mà mỗi mét vuông đất nông nghiệp chỉ được đền có 150 ngàn đồng, chỉ bằng giá trị của ba tô phở, để rồi sau khi giải toả xong thì mỗi mét vuông đất có giá 350 triệu đồng!
Hôm bữa khi mình đến phỏng vấn một chuyên gia, anh hiện thời vẫn đang đương chức, về bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm. Sau khi trao đổi công việc xong, anh kể mình nghe câu chuyện bi hài của chính anh có liên quan đến câu chuyện đền bù ở Thủ Thiêm.
Gia đình anh vốn cũng là cư dân sống tại Thủ Thiêm và có khu đất nông nghiệp khoảng 10.000m2. Trước khi có quy hoạch Thủ Thiêm, có nhiều người trả giá 1,5 triệu đồng/m2 nhưng thấy cũng chưa có nhu cầu nên anh và gia đình không bán. Đùng một cái, chỉ một thời gian rất ngắn sau đó thì khu đất của gia đình anh lọt vào quy hoạch Thủ Thiêm và chỉ được áp giá đền bù 150 ngàn đồng/m2.
“Nếu bán theo giá thị trường tại thời điểm đó thì 1 hecta đất của anh cũng bán được tầm 15 tỷ đồng nhưng khi bồi thường thì tính hết tất cả mọi thứ cũng chỉ có 1,3 tỉ đồng cho 1ha đất. À quên, anh còn được thưởng 5 triệu đồng vì là cán bộ gương mẫu chấp hành bàn giao mặt bằng đúng thời hạn”, anh cười chua chát.
Câu chuyện Thủ Thiêm đã dạy cho người dân Thủ Thiêm quá nhiều điều, mà có lẽ họ chẳng bao giờ mong muốn đánh đổi quá nhiều thứ để học được những bài học mà chính họ cảm thấy thấm thía và đau đớn nhất trong cuộc đời.
Những người dân có mặt hôm nay đều là các cô bác đầu hai thứ tóc, đã ở cái tuổi gần đất xa trời. Nếu không bị lâm vào cảnh nghiệt ngã mấy chục năm qua, có lẽ giờ này họ đang sum vầy bên con cháu với một tương lai rạng rỡ chứ không phải đếm từng giây phút để cuộc họp hôm nay diễn ra. Cho dù họ bức xúc, gào thét thì có trên gương mặt của họ vẫn còn những nét chất phác, hồn hậu của những nông dân chính gốc Thủ Thiêm, Sài Gòn. Họ chính là cư dân lẽ ra phải là người đầu tiên được hưởng những giá trị mà Thủ Thiêm mang lại sau khi đã phải nhường hết đất đai hương hoả của gia tộc vì sự phát triển của Thủ Thiêm và vì sự phát triển của TP này. Đó mới là đạo lý!
Học Giả Nguyễn Duy
con ơi mẹ dặn câu này
cướp đêm là giặc cướp ngày là quan – (ca dao xưa)
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
có con dấu đóng đỏ tươi
có còng có súng dùi cui nhà tù
cướp xưa lén lút tù mù
cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
con trời bay lả bay la
cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng
dân oan tuôn lệ ròng ròng
mất nhà mất đất nát lòng miền quê
tiếng than vang động bốn bề
cướp từ thôn xóm tiến về thành đô
ai qua thành phố Bác Hồ
mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
bây giờ mẹ phải dặn thêm
quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.
Nguồn Mạng.
Người dân Thủ Thiêm dám phẩn nộ chứ trước đây người dân Đà Nẵng có dám phẩn nộ với tên Nguyễn Bá Thanh đâu, mắc dù nó cướp đất của dân để cho các quan trung ương những lô đất vàng và làm giàu cho giòng tộc gia đình hắn và đám “Vũ Nhôm”! Hiện nay bọn giữ tài sản của hắn (ngoài Vũ Nhôm) vẫn còn nhởn nhơ trước pháp luật!