Phản biện ông Trọng và góp ý với Hội nghị Trung ương 7

Nguyễn Đình Cống

8-5-2018

1- Giới thiệu

Một vấn đề quan trọng của HNTƯ7 là “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp”. Sau khi nêu các thành tích trong quá khứ, ông Nguyễn Phú Trọng vạch ra rất nhiều tệ nạn của cán bộ trong hiện tại và cho rằng: “Đó là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta”.

Rồi ông nêu ý kiến: “Trả lời cho được câu hỏi vì sao 20 năm qua, đặc biệt những năm gần đây mặc dù Đảng ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhưng trong thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả còn thấp? Nguyên nhân từ đâu, ở khâu nào, cấp nào? …. Vì sao có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp?… Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai? Vướng mắc chính là ở chỗ nào”.

Ông nêu nhiệm vụ cho Hội nghị 7: “Cố gắng chỉ ra khâu đột phá là khâu nào? Đánh giá cán bộ hay sắp xếp, bố trí cán bộ? Khắc phục tình trạng ‘chạy chức, chạy quyền’ hay ‘thân quen, cánh hẩu’? Chú trọng đặc biệt phẩm chất hay năng lực hay coi trọng cả hai?”.

Về công tác cán bộ, trước đây tôi đã có một số bài góp ý, nay nhân HNTƯ7 bàn về vấn đề quan trọng này xin trình bày vài suy nghĩ tiếp.

2- Phản biện ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng

Thực trạng bi đát của cán bộ, đó là kết quả của một quá trình. Ông muốn tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục, thế nhưng ông đã phạm sai lầm chủ quan, bảo thủ, thiếu khoa học, lại còn hướng dẫn và bắt buộc người khác cùng phạm sai lầm như thế. Nó thể hiện ở đánh giá “Đảng ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ…. có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng… quy trình thì đúng…”.

Xin ông hãy mở rộng và hướng lỗ tai về phía đông đảo người dân và những người phản biện để có được thông tin xem dư luận bàn thế nào về cách “Đảng cử dân bầu” và sự “dân chủ đến thế là cùng ở trong Đảng”. Tôi phát hiện, thấy nghị quyết và quy trình chứa nhiều bất cập chứ không phải rất đúng, rất trúng như ông đánh giá.

Ông đang ở trong một cánh rừng với nhiều cây đầy sâu mọt. Ông chỉ quẩn quanh để chỉ nhìn thấy rất rõ vài cành lá của một số cây mà không chịu cho tư tưởng thoát ra ngoài để biết về toàn bộ cánh rừng. Đó là vì đầu óc ông quá bị xơ cứng bởi học thuyết Mác Lê, bởi chưa từ bỏ được thói kiêu ngạo cộng sản và vẫn bị lệ thuộc vào ý thức hệ. Ông cố tự bưng tai, bịt mắt để không nghe thấy những tiếng nói phản biện chân thành, không thấy được bản chất sâu xa, nguyên nhân gốc rễ của các sai lầm và tệ nạn, không phát hiện được những mâu thuẫn và bất cập trong các chủ trương, chính sách, nghị quyết, mà ông tưởng nhầm là rất đúng, rất trúng.

Tôi đã một số lần chỉ ra các mâu thuẫn và bất cập đó, yêu cầu được đối thoại, nhưng các ông lờ đi, vẫn giữ nguyên những nhận định chủ quan, đầy nhầm lẫn trong các nghị quyết. Ông không nhận ra rằng, nguyên nhân gốc của nhiều tệ nạn trong cán bộ chính là sự độc tài toàn trị của Đảng. Sự độc tài đó hàng ngày sinh ra, nuôi dưỡng bọn cơ hội mà cái lò của ông dù nóng đến bao nhiêu cũng chỉ đốt được một số ít những bọn không cùng phe cánh. Một mặt ông tự bưng tai bịt mắt, mặt khác ông bỏ tù, ông bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Thế thì làm sao biết được sự thật?

3-Góp ý với Hội nghị Trung ương 7

Ông Trọng yêu cầu chỉ ra “Đột phá là khâu nào”. Ra thêm vài nghị quyết chăng, tổ chức nhiều đợt chỉnh huấn chăng, phát động nhân dân tố cáo chăng… đó chỉ là những thứ thuốc bôi ngoài da, trong khi bệnh ở tận gan ruột. Cần phải tìm được nguyên nhân gốc để loại bỏ.

Về nguyên nhân, đã nhiều lần tôi viết: “là sự kết hợp giữa một bên là những yếu kém trong văn hóa dân tộc, một bên là những độc hại trong Chủ nghĩa Mác Lê”. Sự vận dụng Mác Lê là chủ động của Đảng, còn sự kết hợp là hoàn toàn tự động, tự phát. Không ai chủ trương và tự giác thực hành sự kết hợp đó. Nhưng nó xẩy ra mọi lúc mọi nơi, một cách ngấm ngầm, mạnh mẽ.

Vậy phải chăng khâu đột phá là xóa bỏ sự độc quyền toàn trị, là từ bỏ việc đặt Đảng cao hơn mọi luật pháp, là chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng. Muốn thế, trước hết phải thấy được sự thay đổi vai trò của Đảng. Từ một đảng lãnh đạo làm Cách mạng, chuyển sang một đảng chính trị, một đảng cầm quyền. Hai đảng này có rất nhiều điểm khác nhau về bản chất. Tình thế đã thay đổi, vai trò đã thay đổi mà cứ giữ chặt lấy mô hình cũ thì thất bại là không tránh khỏi.

Tiếp đến là xóa bỏ từ trong ý nghĩ và hành động cách làm “dân chủ giả hiệu” trong bầu cử. Đó là việc “Đảng cử dân bầu”, là việc lãnh đạo cũ ở trên cơ cấu cấp ủy mới ở dưới, là Bộ Chính trị cũ quyết định Trung ương mới và các chức danh Nhà nước.

Để có được “sự đột phá”, ngoài việc có nhận thức đúng, còn cần sự dũng cảm và khôn khéo. Hy vọng rằng trong HN7 sẽ xuất hiện được vài nhân vật như vậy để làm “Cánh chim báo bão”.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Hội nghị trung ương Đảng lần 7 kỳ này đã đề ra những vấn đề bức bí bách ngang tầm thời đại, và được nhiều trí thức hưởng ứng . Nguyễn Anh Tuấn cũng có 1 bài về khuyết điểm của phương thức cơ cấu “cán bộ phong trào”, bác Nguyễn Đình Cống có bài này . Tớ đoán trong thời gian tới sẽ rộ lên những đóng góp từ các nhân sĩ độc lập rất tương đối & thành viên hội nhà báo độc lập cũng tương đối không kém . Đây là 1 ví dụ rất sinh động của “Ý Đảng Lòng dân (bắt chước Bác Hồ, không thèm viết hoa)”, nhân sự của Đảng cũng đã là mối quan tâm của dân từ lâu .

    Thể theo tinh thần đó, tớ cũng ý kiến ý kèo cho xôm tụ . Tớ không phải là “quần hùng” mà chỉ là “quần thủng” nên đừng gộp tớ vào giới trí thức nước nhà . Tớ cảm thấy mình không yêu Đảng nhiều như họ nên luôn nghĩ mình hèn kém, không xứng đáng . Sau đây là 2 hào của tớ

    Thắc mắc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo tớ, hơi lạc đề & lạc đường . Ngược dòng lịch sử, với 1 quá khứ hào hùng khí thế cách mạng, tại sao những ngày xưa thương nhớ í vấn đề cán bộ không nghiêm trọng như bây giờ, tuy là quy trình tuyển chọn từ ngày xưa vẫn được tiếp nối & phát triển ? Có nghĩa vẫn quy trình tuyển chọn đúng quy trình nhưng vấn đề cán bộ ngày nay đã tạo ra (rất) nhiều bất cập trong khi ngày xưa thì hảo lớ, dzách lầu ?

    Tớ xin mạn phép trả lời . Có nhiều nguyên nhân . Một là Đảng đã xem nhẹ vấn đề đạo đức cách mạng trong khâu đào tạo . Để lựa chọn được cán bộ tốt, Đảng nhất thiết phải tạo ra được 1 pool nhân sự tốt . Vấn đề đào tạo không tốt cho ra những người không tốt, thì chọn lựa cán bộ trong 1 đám ô hợp, yếu kém về đạo đức cách mạng thì dù quy trình đúng, cũng chỉ cho ra những cán bộ thoái hóa . Có nghĩa khâu đào tạo vẫn chưa chịu đặt nặng vấn đề lý tưởng Cộng Sản, tư tưởng Hồ Chí Minh & đạo đức cách mạng .

    Hai là tớ thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra mối nguy về thoái hóa lý-tư tưởng, mối nguy của “diễn biến hòa bình” … nhưng chưa thấy động tịnh gì cả, làm gây ra sự hoài nghi cho rằng cái lò của Tbt không phải để đốt đám này . Chuyện đốt vài đứa đốt tiền dân chỉ có công dụng như 1 liều thuốc an thần . Đám thoái hóa về tư-lý tưởng tạo ra 1 mối đe dọa không rõ rệt nhưng trực tiếp tới sự tồn vong của Đảng Cộng Sản trong vai trò lãnh đạo duy nhất đất nước . Không tin ? Cứ đọc những lời kêu gào đa đảng, xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, xóa bỏ lý tưởng Cộng Sản Bác Hồ đã chọn lựa cho dân tộc của bọn phản động -như Bác Hồ đã định nghĩa- của bọn “thế lực thù địch”, của các thế lực ăn tiền bọn việt kiều cực đoan hải ngoại thì biết . Cứ tưởng tượng mớ cán bộ không được đào tạo & trui rèn trong ngọn lửa của lý tưởng, chỉ cần 1 ngọn gió nhẹ đủ làm chúng dao động tư tưởng … cứ từng bước một . Cho tới 1 lúc nào đó, Đảng Cộng Sản của Bác Hồ chỉ còn là 1 miếng giẻ rách bị vất lăn lóc trên xa lộ lịch sử! Ai sẽ là người nhỏ giọt nước mắt cho số phận tang thương của Đảng lúc đó ? Muốn rời khỏi con đường dẫn đến diệt vong này, tớ kiến nghị Đảng cần kiên quyết & thẳng thắn hơn nữa trong loại bỏ những phần tử thoái hóa về tư tưởng, mù mờ về lý tưởng . Chỉ có thế mới có thể giảm thiểu những nguy hại cho sự tồn vong của chế độ như các nhà báo Nguyễn Tiến Tường, Mai Quốc Ấn, Hoàng Hải Vân … đang mong chờ .

    Ba là, tuy nhiều người đã nói nhiều nhưng bọn cán bộ nướng tiền công quỹ bằng tinh thần tiến công cách mạng tạo nên 1 vùng âm thanh nhiễu nên Đảng đã không nghe ra, còn đòi đám tiên ráo đập phá chủ nghĩa Mác để lót đít cho trò khốn nạn đi ngược lại với lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ . Cái mà tớ nói tới là “đổi mới”. Tiên sư nhà nó, đổi với mới cái gì mà lý tưởng Cộng Sản, chủ nghĩa Mác-Lê Bác Hồ nhập về nguyên con, nanh vuốt đủ cả, đổi mới chừng chục năm chỉ còn cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” ve vẩy . Thoái hóa là đây chứ là đâu! Chưa hết, John Kerry, 1 tên ác ôn đầu xỏ ngày xưa mầng rỡ nói là, đại ý, “Việt Nam đang hồ hởi phấn khởi xây dựng tư bẩn”! Chủ nghĩa xã hội thế quái nào mà 1 tên tư bẩn mầng quýnh quáng lên rằng thì là mà Việt Nam đang tiến lên tư bẩn . Đã vậy Thủ tướng Nguyễn Xuân Fook -quả là danh bất hư truyền- kêu gọi nới lỏng luật lệ cho doanh nghiệp “tư bẩn” that is. Như thế có phải là chửi cha Bác Hồ, có phải là phản bội, ăn cháo đá bát tư tưởng của Bác Hồ không ? Nên nếu có thể xem là kiến nghị tâm huyết của tớ, mong Đảng dẹp mịa nó “đổi mới” đi . Hãy trở lại với con đường Bác Hồ đã chọn trước khi quá trễ, hoàn toàn đánh mất tất cả các ý niệm về chủ nghĩa xã hội .

    Tất nhiên, để Đảng Cộng Sản mạnh lên còn nhiều vấn đề cần bàn tới . Nhưng tớ ăn theo bọn trí thức, chỉ nêu ra những vấn đề Đảng khởi xướng qua những phong trào, hội nghị hội nghẻo . Iên chí đi, chúng nó như chó, mỗi lần nghe kẻng phong trào/đại hội Đảng là lại thi nhau ẳng lên thôi . Ngoại trừ lũ nhà báo, bọn nó thì, theo bác Nguyễn Công Khế, tệ hơn cả chó . Không cả dám ẳng .

  2. Câu hỏi trả lời sể ợt không suy nghĩ ứng khẩu luôn Bỏ ngay điều 4 hiến pháp. Đa nguyên đa đảng . bầu cử tự do có quốc tề giám sát . triệt tiêu đãng cử dân bẩu đẩy mạnh công tác tuyên truyền tự diễn biến tự chuyển hóa là xong hết . còn như hiện nay có 100 đời TBT thì cũng cứ thụt lủi . bây giờ đả gửi khói Kampuchia . loay hoay quanh cái cnxh thỉ cứ nhìn bài học Bắc triều tiên và cuba. Ai cũng thích dollar . biệt phủ . xe sang vợ chân dải mà ông cứ như còn trong thời kỳ 1945 thỉ hết nước

  3. -“Đột – phá” của Tổng trọng là gì?
    – Là lừa bịp, câu giờ, để Đảng của con khỉ đột – phá</b< hoại đất nước VN.

Comments are closed.