4-5-2018
Đọc báo thấy TQ tỏ vẻ lo ngại vì (có thể) bị “cho ra rìa” trong vụ đàm phán Mỹ-Bắc Hàn. Ngay cả Nhật cũng đã bày tỏ lo ngại tương tự. Trong khi Nga, ít nhứt cho tới thời điểm này, chưa thấy biểu lộ động thái nào cho thấy nước này quan tâm đến cuộc họp thượng đỉnh “tay đôi” giữa Trump và Kim Jong Un dự trù tổ chức tại Bản Môn Điếm trong đôi ba tuần lễ tới. Mặc dầu kết quả cuộc họp này (có thể) sẽ làm thay đổi sâu xa bàn cờ địa lý chiến lược khu vực Đông Á.
Trước nay, đã thành tập quán, bất kỳ những gì liên quan đến hai miền Nam, Bắc Hàn thảy đều có liên quan đến bốn nước: Mỹ, Nga, Trung quốc và Nhật.
Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 khởi đầu do việc quân Bắc Hàn mở cuộc chiến “giải phóng miền Nam”. Nguyên nhân là do Kim Nhật Thành (ông nội Kim jong Un) “hiểu lầm” một dấu hiệu của Mỹ, tưởng rằng quân Mỹ sẽ không can thiệp nếu Bắc Hàn thống nhứt đất nước.
Quân Nam Hàn bị đánh bất ngờ, phải “rút lui chiến thuật” về “thủ” ở Busan. Mỹ vận động LHQ thành lập “liên minh” đổ quân cứu giá. Quân miền Bắc thất thế phải rút lui. Nguy cơ thua Mỹ ở mặt trận Triều tiên, Liên Xô ủng hộ TQ đổ một triệu “chí nguyện quân” vào “đánh Mỹ viện Triều”. Liên quân Mỹ tháo lui do chiến thuật “biển người” của TQ, phải về lại phía nam vĩ tuyến 38. Rốt cục các bên ký kết thỏa thuận đình chiến, phân chia thành hai miền Nam và Bắc Hàn.
Các bên Mỹ, TQ và Nga can dự vào Triều tiên vì vậy vừa do “lợi ích chiến lược”, vừa do “di sản lịch sử”. Các bên đều muốn bảo vệ “quyền lợi” của mình.
Trong khi nước Nhật ở kế bên, từ lâu đóng vai trò “nhà băng” bao thầu (khoảng trên 1/2) những chi phí an ninh của Mỹ trong khu vực. Nhật còn có mối lo ngại về một quốc gia Triều tiên thống nhứt cũng như lo ngại về mối đe dọa vũ khí hạch tâm của Bắc Hàn. Tức là Nhật cũng có “lợi ích” trong khu vực.
Vì vậy những cuộc họp thượng đỉnh có liên quan đến hai miền Triều tiên thảy đều có “6 bên” tham dự.
Dĩ nhiên các bên TQ, Nga và Nhật đều muốn giữ “nguyên trạng” bán đảo Cao Ly.
TQ và Nga cùng có mối lo sợ một quốc gia Triều tiên thống nhứt thân với Mỹ.
Nhật thì không muốn Triều tiên thống nhứt, một mặt lo ngại cạnh tranh kính tế. Mặt khác Nhật có “nợ ân tình” với dân tộc Cao ly. Triều tiên đã từng là “thuộc địa” của Nhật trong khoảng 1/2 thế kỷ. Món “nợ” này xem ra Nhật khó trả.
Bây giờ chỉ còn có “hai bên”, đúng ra ba bên, Mỹ với hai miền Nam Bắc Hàn. Các bên còn lại dĩ nhiên đều lo lắng cho quyền lợi của mình.
TQ có gỡ gạc được gì sau khi Vương Nghị gặp gỡ Kim jong Un ? Mới hôm trước Bắc Kinh lên giọng răn đe rằng TQ là một “nước lớn chớ không phải là đống rơm ở kế bên bán đảo Cao Ly”. Điều này cho ta thấy TQ không dễ dàng “nhả” Bắc Hàn cho Mỹ.
Vấn đề là: vì sao Kim jong Un trở nên “ngoan ngoãn” một cách nhanh chóng như trở bàn tay như vậy ? Nhìn thái độ, cử chỉ, hành động của cậu ta trong cuộc họp hôm rồi với tổng thống Nam Hàn là ông Moon. Ta tưởng rằng hai bên là bạn bè thân thiết với nhau lâu ngày. Những “thù nghịch” leo thang từng giờ từ hơn 1/2 thế kỷ bỗng dưng biết mất hết.
Theo tôi cậu Un là một diễn viên đại tài. Anh ta chiếm được cảm tình của khán giả quốc tế. Người đâu mà lịch sự dữ thần vậy không biết!
Lý do, theo tôi, có lẽ là “lá bùa hộ thân” của Kim jong Un, là bom hạch tâm và hỏa tiễn liên lục địa, đã không còn “thiêng” nữa.
Sao vậy ?
Nếu ta nhớ lại thì cách đây không lâu lắm ông Trump hăm mẻ răng sẽ “đập’ cho Bắc Hàn một trận, nếu Jong Un tiếp tục cho thử nghiệm bom H (?) và phóng thử hỏa tiễn liên lục địa.
Theo tôi, không chừng Mỹ đã “đập” rồi. Đập một cách đẹp đẽ, sạch sẽ và “bí mật”. Các nước Nga, TQ… chắc là phải biết, nhưng cũng đành “ngậm tăm” mà thôi. Vì bằng chứng đâu ?
Vụ nguyên cả khu vực thử nghiệm nguyên tử của Bắc Hàn, vốn được xây ngầm dưới một trái núi đá, không thể “tự nhiên” bị sụp một cách êm thắm như vậy được.
Nghe phong phanh từ nhiều năm trước, nhân vụ truy lùng Ben Laden trong khu núi non ở Afghanistan. Nơi đây có những hang động sâu hàng trăm thước dưới núi. Quân Taliban trốn dưới đó thì Mỹ không cách nào tiêu diệt được. Vì vậy mới có vụ bà Dương Nguyệt Ánh chế tạo bom Nhiệt áp (thermobarique), mục đích (dùng nhiệt tạo ra áp suất) để diệt quân lính trú ẩn trong các hang động sâu kiểu như vầy.
Nhưng bom “nhiệt áp” cũng “xưa rồi Diễm”. Những loại bom này không thể xuyên thấu, tàn phá những hầm trú ẩn tránh nguyên tử sâu (tương đương) hàng vài chục thước bê tông.
Vì vậy mới có vụ bom nguyên tử chiến thuật có tên là “bom nguyên tử trọng lực – bombe nucleaire gravitationnelle”. Báo chí đăng tải Mỹ đã thành công gắn đầu đạn loại này trên một “vecteur” là hỏa tiễn hành trình.
Theo tôi, rất có thể là trung tâm nguyên cứu nguyên tử của Bắc Hàn đã bị Mỹ (bí mật) đánh sụp. Vì không có bằng chứng nên Kim jong Un (lẫn TQ và Nga) đều không thể lên tiếng phản đối.
Những cuộc “cách mạng” làm biến đổi bàn cờ địa chiến lược thế giới chỉ xảy ra sau khi có một phát minh mới về khoa học chiến tranh.
Tôi nghĩ rằng cho đến hôm nay Mỹ vẫn đi trước TQ và Nga vài thập niên tiến bộ về khoa học phục vụ cho chiến tranh. Vụ ba nước Mỹ, Anh và Pháp, nói là “trừng phạt” Al-Assad của Syrie về vụ “sử dụng vũ khí hóa học”, mà theo tôi, thực tế là cuộc khoe khoang “vũ khí mới” của ba nước Mỹ, Anh, Pháp trước nước Nga. Sự “im lặng” của Nga cho thấy nước này đã “hiểu năm trên năm” tín hiệu của Trump và đồng minh là gì.
Nga “ngậm tăm” vụ họp thượng đỉnh Trump-Un là điều hiểu được.
Vì vậy, túm lại, chỉ có giả thuyết bj lãnh “bom trọng lực” của Mỹ, khiến cho cơ sở nguyên tử ẩn sâu dưới núi đá bị sụp đổ tan tành, Kim Jong Un mới “ngậm bồ hòn làm ngọt” quay ngoắt 180° nói chuyện một cách “hiền lương” với tổng thống Moon.
Nếu đúng vậy thì Triều tiên có hy vọng “thống nhứt” sớm và “thân Mỹ”.
Phía có lợi nhứt dĩ nhiên là Mỹ. Quân đội Mỹ vẫn được ở lại Nam Hàn. Trong khi phía VN là bên “méo mặt”, thua đậm trong ván bài quốc tế này. Vì sao ? Ai muốn biết thì hỏi ông Trọng, ông Phúc.
UI chao bai su phu Truong Nhan Tuan! suy doan tai tinh.
Ong Tuan co dong y voi toi luon khong ?
VN nhap me no vao CHINA vi dai cho no het nhuoc tieu.
Ho Pham va Truong co ben TQ roi. Chung minh dep me no ho NGuyen di thoi!