Bản tin sáng 28-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Nghị sĩ Canada hy vọng kiến nghị Biển Đông sẽ khiến Việt Nam hành động. Vụ Thượng viện Canada thông qua kiến nghị chỉ trích “ứng xử leo thang thù nghịch” của Trung Quốc trên biển Đông, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nói với VOA rằng, “ông hy vọng bản kiến nghị sẽ khiến Việt Nam thức tỉnh và hành động”.

Ông Hải nói thêm: “Trung Cộng không bao giời chấp nhận phán quyết của tòa án quốc tế La Haye do đó tời giờ phút này vấn đề đó vẫn chưa giải quyết được… chúng ta thấy rằng Trung Cộng có thể dùng biển Đông để áp lực tất cả các quốc gia trên thế giới”.

RFI bàn về hội nghị thượng đỉnh ASEAN: Khủng hoảng chồng chất dễ che lấp hồ sơ Biển Đông. Nhà nghiên cứu Bill Hayton cho biết: Vụ khủng hoảng Rohingya đã chia rẽ nhiều nước ASEAN, nên chuyện đàm phán COC không diễn ra như dự kiến. “Theo nguồn tin từ giới chuyên gia, các điều khoản liên quan đến Biển Đông trong dự thảo bản thông cáo chung của thượng đỉnh ASEAN… đang gây mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ ASEAN”.

Mời đọc thêm: Nghị Sĩ Canada gốc Việt trình đạo luật lên án Trung Quốc ở Biển Đông (NV). – Không quân Mỹ huấn luyện gần Biển Đông (VOA). –  Hoa Kỳ điều B52 ra Biển Đông thách thức Trung Quốc (RFA). – Pháo đài bay Mỹ B-52 diễn tập gần Biển Đông (RFI). – Thủ tướng Việt Nam – Philippines trao đổi về tình hình Biển Đông (DT).

Nhìn lại Tháng Tư Đen

VOA đưa tin: Dịp 30/4: Xuất hiện lời kêu gọi chính quyền Việt Nam thay đổi thể chế. Nhân dịp 43 năm kể từ khi chiến tranh chấm dứt, nhưng lại mở ra một thời kỳ đen tối và suy tàn trên đất nước, “các hội đoàn trong và ngoài nước vừa đưa ra lời kêu gọi Việt Nam loại bỏ chế độ cộng sản độc tài, đồng thời lên tiếng cổ xúy cho dân chủ và tôn trọng nhân quyền”

Ông Đoàn Hữu Định, cựu Chủ Tịch Cộng đồng Việt Nam vùng Washington, một trong những người ký tên vào thư kêu gọi, cho biết: “43 năm qua mà chưa có gì thay đổi thì tốt nhất nên thay đổi về thể chế để người dân có quyền bỏ phiếu và nêu các vấn đề và đòi hỏi chính đáng, và các vấn đề phải được tôn trọng và thi hành”.

RFA có bài: 43 năm và những giọt nước mắt. Nghệ sĩ Lê Nguyên Vỹ nhận định bản chất của cái gọi là “công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc”, rằng: “Theo thời gian người ta thấy là cuộc cách mạng này đi vào vô vọng, chẳng đem lại lợi ích gì cả. Càng ngày thì nó đẩy đất nước này vào lụi tàn trước những hiểm họa từ bên ngoài cũng như sự tha hóa của guồng máy hành chính nhà nước, cho tới sinh hoạt xã hội”.

Ông Vỹ nói thêm: “Người ta ngồi người ta nhìn lại, hàng triệu người bỏ mạng trong cuộc cách mạng đó, giờ kỷ niệm làm cho lớn lên thì họ ca ngợi điều gì, sự lụi tàn ư? Thành ra điều đó rất nghịch”.

RFA đưa tin: Dự luật mới tại California nhằm bảo tồn di sản của người tị nạn Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ. Cộng đồng người Việt ở bang California đề xuất Dự luật SB895, nhằm đòi hỏi Ủy ban Soạn thảo Chương trình Giảng dạy Tiểu bang California (IQC) thiết lập chương trình giảng dạy về Chiến tranh Việt Nam và “những đau thương mất mát của người tỵ nạn trên đường tìm hai chữ tự do, đưa vào tất cả các học khu khắp tiểu bang California, tiểu bang có đông người Việt sinh sống nhất tại Hoa Kỳ”.

BBC bàn về chuyện tìm hài cốt quân nhân Mỹ và Việt sau cuộc chiến. Cơ quan Tìm kiếm Tù binh và Người Mất tích thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DPAA) xác nhận: Có khoảng 1.600 quân nhân Hoa Kỳ thiệt mạng trong Chiến tranh Việt Nam đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt. Có khoảng 1.200 người nằm lại ở Việt Nam, còn lại là ở Lào, Campuchia và cả Trung Quốc.

Mời đọc thêm: Tháng Tư nghe lại ‘Nối vòng tay lớn’ (BBC). – 43 năm nhìn lại: Thảm cảnh cuối cùng kết thúc một quá trình, một cuộc chiến  —  Ký ức tháng Tư (VOA). Báo “lề đảng”: “Tôi đã nói với Tổng thống, Sài Gòn sẽ thất thủ sau hai tuần nữa” (VNN). – Triển lãm thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2018 (CL).

Thượng đỉnh liên Triều: Nghĩ về Việt Nam

Cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Nam – Bắc Hàn, diễn ra tại Nhà Hòa Bình, Làng Đình chiến Bàn Môn Điếm hôm qua, là tin nóng nhất trong ngày. Ông Kim Jong-un, nhà lãnh đạo đầu tiên của Bắc Hàn, đặt chân lên đất Nam Hàn kể từ khi chiến tranh hai miền Nam – Bắc kết thúc năm 1953.

Trong Toàn văn Tuyên bố chung, lãnh đạo hai miền tuyên bố, sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và một kỷ nguyên hòa bình mới bắt đầu. Tuyên bố có đoạn: “Nam và Bắc Triều Tiên sẽ tích cực hợp tác để thiết lập một nền hòa bình lâu dài và bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Việc chấm dứt tình trạng đình chiến bất thường hiện nay và thiết lập một nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên là một sứ mệnh lịch sử không thể trì hoãn hơn nữa“.

Vợ chồng hai lãnh đạo chụp hình hôm 27/4 tại Bàn Môn Điếm. Ảnh: Reuters

Dân Việt Nam nói riêng, dân thế giới nói chung, vui mừng cho người dân hai miền Triều Tiên. Nhiều người nghĩ tới tình cảnh Việt Nam, dù đất nước thống nhất đã 43 năm, nhưng lòng người vẫn còn ly tán. LS Lê Văn Luân bình luận: “Họ không cần nổ súng hoặc ăn mừng trên chiến thắng đối với đồng bào mình, họ coi nhân dân ở bên kia biên giới vẫn là người cùng dân tộc…

Còn trên đất nước chúng ta, năm nào cũng cất vang bài ca chiến thắng vang dội và vĩ đại trong những ngày cuối tháng 4, trong khi hàng triệu người vẫn cảm thấy đau thương và mất mát, vẫn rỉ máu trong tâm thức, những thế hệ vẫn tha hương và chất đầy những oán hận và cả những nỗi sợ hãi ám ảnh tột cùng. Những vết thương chiến tranh vẫn chưa nguôi ngoai vì bên thắng cuộc không dừng lại việc tôn vinh những thắng lợi trên sự thương đau của đồng bào mình, dù đã gần một nửa thế kỷ trôi qua. Làm sao có thể hoà giải khi day mãi vào nỗi đau của những người cùng một dân tộc?”

Nhà báo Phạm Việt Thắng viết về sự kiện này: “Kim Jong Un đã bước qua ‘biên giới’ của dân tộc, nghĩa là ông ra đã dám bước qua chính mình, để giơ tay với phía bên kia chiến tuyến, mà thực chất là thủ túc của nhau. Như vậy, việc giải phóng mà Kim tuyên bố, đâu phải bằng vũ khí. Chỉ khi nào nhân dân không phải đổ máu và có cuộc sống ấm no, mới là chiến thắng“.

BS Võ Xuân Sơn viết: “Bao nhiêu triệu mạng người đã ngã xuống, đạo đức xã hội băng hoại, đất nước bị chia rẽ sâu sắc, xã hội ngày càng mất ổn định, những kẻ trong bộ máy cầm quyền càng ngày càng tham lam, độc ác, người dân càng ngày càng cảm thấy bế tắc, hoang mang… Cái giá mà chúng ta phải trả cho thống nhất đất nước thật sự là quá đắt. Đấy là chưa kể, chúng ta đang trở thành những kẻ làm thuê rẻ mạt, đang bị chính những kẻ ‘không yêu nước bằng chúng ta’ sai khiến, bóc lột“.

Tác giả Kông Kông, một nhà văn hải ngoại, bình luận: “Điều may mắn là xã hội đói rách Bắc Hàn không thể ồ ạt tràn xuống Nam Hàn với tư duy xã hội chủ nghĩa để ‘giải phóng miền Nam’, rồi tha hồ cướp bóc, cai trị bằng súng và nhà tù! Từ tự do, nhân bản, giàu có và văn minh người miền Nam bỗng chốc biến thành ‘tội đồ’! … Triều Tiên và Việt Nam giống nhau vì cùng bị chia cắt do 2 thế chế đối chọi nhau, Cộng sản và Tự do, nhưng kết thúc chắc chắn sẽ khác nhau“.

Nhà báo Mạnh Kim mơ ước: “Bây giờ, tôi chỉ mong, chỉ mơ một điều, rằng, tất cả hãy dũng cảm đập nát oán thù, còn bao nhiêu đạn dược trong đầu hãy bắn nát vào những oán thù, hãy đứng lên rũ bỏ oán thù và cùng với nhau tiến đến việc xây dựng đất nước, hơn là tiếp tục ưỡn ngực phô bày những tấm huy chương nhuộm máu đồng loại. Sau hơn 40 năm, điều đó còn chưa làm được thì bao giờ đất nước này mới thôi cảnh trầm luân!

RFI có bài: Phản ứng quốc tế về thượng đỉnh Liên Triều. Hoa Kỳ, Nhật, Nga, Trung Quốc đều hoan nghênh cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo hai miền Nam – Bắc Hàn. Tuy nhiên, các nước này vẫn có sự dè dặt, xem những hành động sắp tới của lãnh đạo Bắc Hàn liệu có thật sự thay đổi hay không.

Một người đàn ông sống ở biên giới Trung – Triều nói với RFI: “Trước đây Kim Jong Un cũng đã từng hứa là sẽ chấm dứt chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng sau đó đã khởi động trở lại. Các cuộc họp thượng đỉnh sẽ không giải quyết được vấn đề một cách căn bản. Vẫn phải cần đến các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc“.

VOA có clip: Một số người biểu tình phản đối hội nghị thượng đỉnh Kim-Moon. Những người biểu tình lo sợ Nam Hàn sẽ bị thất thế trong cuộc hội đàm với ông Kim Jong-un.

Mời đọc thêm: Họp thượng đỉnh, Nam-Bắc Hàn đồng ý ngưng hành động thù nghịch (NV). – Thượng đỉnh Liên Triều: Nam-Bắc cam kết không còn chiến tranh (RFI). – Kỷ nguyên hòa bình cho bán đảo Triều Tiên? (BBC). – Vận hội hoà bình tại bán đảo Triều Tiên? (RFI). – Phản ứng tích cực về thượng đỉnh liên Triều (VOA). – Thượng đỉnh liên Triều: Quan hệ đặc biệt của hai ông Moon – KimÔng Kim Jong-un – Thật không thể tin nổi…! (NLĐ). – Lý giải bước đi “ngoài kịch bản” của Tổng thống Hàn Quốc tại hội nghị liên Triều (CAND). – 3 điểm nhấn tại cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử (PLTP).

Thượng đỉnh Liên Triều chưa thể giải quyết được vấn đề phi hạt nhân hóa (RFI). – Triều Tiên giục Mỹ đừng bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự chân thành (LĐ). – Thượng đỉnh Liên Triều: Những chi tiết tỉ mỉ đầy ý nghĩa biểu tượng (RFI). – Tổng thống Moon muốn đến Bình Nhưỡng và núi Trường Bạch (Zing). – Thượng đỉnh Liên Triều : tình yêu âm nhạc, mẫu số chung của hai đệ nhất phu nhânChùm ảnh thượng đỉnh Liên Triều 2018 (RFI). – Hàn Quốc từng ‘hối lộ’ nửa tỉ USD để tổ chức thượng đỉnh liên Triều đầu tiên? (TT).

“Người đốt lò” chỉ đạo cho “củi” vào lò

Ngày 27/4/2018, Tổng bí thư yêu cầu đưa vụ MobiFone mua AVG vào diện theo dõi, theo VnExpress. Chủ trì cuộc họp về phòng, chống tham nhũng, ông Trọng đánh giá kết luận thanh tra thương vụ Mobifone – AVG: “Việc này đã củng cố niềm tin và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cán bộ, đảng viên”. Thường trực BCĐ Trung ương thống nhất bổ sung chuyện xử lý kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG vào diện theo dõi.

Tương tự như vụ Mobifone – AVG, Tổng bí thư cũng chỉ đạo xét xử đúng hạn vụ án Út ‘trọc’ Đinh Ngọc Hệ, Zing đưa tin. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo đưa vụ án tại công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, xử đúng thời hạn và mở rộng điều tra những người có liên quan trong giai đoạn 2.

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư chỉ đạo tiếp tục điều tra mở rộng vụ đánh bạc ngàn tỷ, theo báo Dân Việt. Ông Trọng yêu cầu “cơ quan chức năng cần tập trung điều tra, đưa vụ án ‘Tổ chức đánh bạc, đánh bạc’ xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương ra xét xử đúng thời hạn luật định… Đây là vụ án có nhiều đối tượng đã bị khởi tố, trong đó có cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh và cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa”.

Mời đọc thêm: Thay đổi nhân sự lớn tại Hội nghị Trung ương 7?  —  Vụ AVG: Son và Tuấn sắp vào ‘lò’ theo cách nào? (VOA). – Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ‘thụ lý’ vụ Mobifone mua AVG (TT). – Tổng Bí thư: Cần sớm kết thúc điều tra, xử lý giai đoạn II các vụ án tham nhũng nghiêm trọng (TT&VH). – Tổng bí thư: Khẩn trương đưa vụ ‘Út trọc’ ra xét xử (VNN).

“Củi” ở Đà Nẵng

Nhà báo Trân Văn viết: Hận… đầy tớ! “Đầy tớ” ở đây là Vũ “nhôm”, người thừa hành một thời của đường dây quyền lực liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Văn Chi, hiện đang có tiềm năng… kéo hết đường dây này vào lò của TBT Trọng. Về chuyện Đại tá Lê Văn Tam cố gắng phủ nhận mối liên quan giữa biệt thự nhà ông với Vũ “nhôm”, tác giả bình luận: “Nỗ lực ‘giải độc dư luận’ của Đại tá Tam không chỉ bất thành mà còn phản tác dụng”.

Bài viết dẫn lời nhận định của TS Nguyễn Hoàng Chương trên báo Tuổi Trẻ: “Dân chúng đang gánh chịu hậu quả nặng nề của chạy chức – tham nhũng – bòn rút – phung phá tài nguyên, những người yếu thế vẫn lầm lũi đi dưới bóng nợ nần, thiếu hụt”.

RFA đưa tin: Đà Nẵng nói công an không điều tra ông Lê Văn Tam. Theo đó, ông Nguyễn Thanh Quang, trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng khẳng định với cử tri quận Sơn Trà trong sáng 27/4, chuyện giải trình về biệt thự của ông Lê Văn Tam “là do lãnh đạo thành phố yêu cầu chứ không có chuyện Bộ Công an vào cuộc điều tra”.

Mời đọc thêm: Vụ Vũ ‘nhôm’ còn cán bộ dính sai phạm, đến mức khởi tố (TT). – Thêm ‘củi’ vào ‘lò’ để giữ ‘thành phố đáng sống’ Đà Nẵng (VNN). – Nóng chuyện Vũ “nhôm” và giám đốc Công an Đà Nẵng (NLĐ). –  Cử tri Đà Nẵng đề nghị điều tra tội danh mới đối với Vũ “nhôm” (BizLive). – Bí thư Đà Nẵng: Nếu giám sát tốt sẽ không xảy ra sự việc vừa rồi (Viet Times). – Bác tin điều tra tài sản Giám đốc CA Đà Nẵng (BBC).

“Củi” ở Đắk Lắk

Bộ Công an trực tiếp chỉ huy bắt vụ vận chuyển gỗ lậu ở Vườn quốc gia Yok Đôn: Công an vây ráp lán trại của “trùm gỗ Phượng râu” ở Đắk Lắk, theo Infonet. Sáng 27/4, các đơn vị C49, C44 và Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động đã bắt vụ lâm tặc vận chuyển gỗ trái phép ở thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Các lâm tặc khai rằng, số gỗ này là của ông Phan Hữu Phượng, tức Phượng râu, được vận chuyển từ Tiểu khu 464, thuộc lâm phần của Vườn Quốc gia Yok Đôn, gần Đồn biên phòng 747.

Clip phong tỏa lán trại gỗ ở VQG Yok Đôn:

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh cho biết: “Ngoài gỗ bị bắt, công an còn giữ một cuốn sổ ghi chép lượng gỗ, tiền chung chi ghi rõ tên các cán bộ tham gia bảo kê. Nếu đúng như sổ ghi, thì cán bộ vào lò nhiều kinh khủng. Cũng cần nói thêm, khu vực của Phượng Râu cũng là nơi nhóm PV Làng Mới bị hơn 30 đối tượng bao vây khi ghi nhận những gốc cây ‘khủng long’ do ‘bạn tướng Dánh’ vận chuyển ra Bắc, qua Trung Quốc“.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đồng loạt vào cuộc vụ kiểm lâm ở huyện CưM’Gar có dấu hiệu tiếp tay cho lâm tặc, theo báo Thanh Tra. Bài viết lưu ý về “thái độ và hành vi bất thường của cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện CưM’gar trong việc tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm” trong vụ vận chuyển trái phép gỗ rừng tự nhiên ngay trên địa bàn do họ phụ trách.

Theo đó, lực lượng kiểm lâm huyện CưM’Gar đã có hành vi không bình thường để “câu giờ” cho hơn “10 đối tượng do Nguyễn Tiến Hải (tự Hải chó) cầm đầu, tẩu tán toàn bộ số tang vật vi phạm”“ung dung điều khiển xe ô tô độ chế rời khỏi hiện trường trước sự chứng kiến bất lực của lực lượng bảo vệ rừng”.

Mời đọc thêm: Khu vực đồn 747 quản lý không bị khai thác gỗ trái phép (ND). – Khám xét khẩn cấp nhà riêng trùm gỗ lậu ở Đắk Nông (VOV). – Phá án vụ khai thác gỗ rừng đặc dụng vườn quốc gia Yok Đôn trái phép (TN&MT). – Đắk Lắk: Bộ Công an vây bắt vụ buôn gỗ lậu khủng (GĐ&PL).

Gánh nặng đường sắt đô thị

Trang VietNamNet bàn về các siêu dự án vô thời hạn: Xin thêm chục ngàn tỷ, chưa biết ngày nào xong. Đó là các dự án đường sắt đô thị đang dang dở, được đầu tư cả trăm ngàn tỷ đồng: Tuyến số 1 Bến Thành Suối Tiên, Tuyến số 2 Bến Thành Tham Lương, Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội, tuyến số 1 Yên Viên Ngọc Hồi, tuyến số 2 Nam Thăng Long Trần Hưng Đạo.

Về đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, “quả bom nợ” mà lãnh đạo CSVN đã sốt sắng nhận từ “bạn vàng”, Bộ GTVT từng thừa nhận với Thủ tướng: “Việc thanh toán của tổng thầu cho các nhà thầu phụ cũng rất chậm trễ dẫn đến các nhà thầu phụ thiếu vốn thi công, làm ảnh hưởng tiến độ triển khai thi công của dự án”.

Mời đọc thêm: Video: Dự án metro hàng chục nghìn tỷ đồng ‘siêu chậm’ tại Hà Nội nhìn từ flycam (KT). – ‘Hé lộ’ nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng tiến độ đường sắt Cát Linh – Hà Đông (ĐS&PL/VNM).

Kinh tế sa sút

Thông Tấn Xã Việt Nam đặt câu hỏi: Hàng hóa trong nước có đủ sức cạnh tranh với hàng nhập từ ASEAN? Dù thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0%, nhưng người Việt vẫn phải mua với cái giá cao ngất ngưỡng, bởi chính quyền Việt Nam áp thêm nhiều thứ thuế, phí và rào cản phi thuế quan khác, để tận thu.

Ở một khía cạnh khác, “sức khỏe” kinh tế Việt Nam rất yếu. Khi các rào cản bị gỡ bỏ, các nước trong khu vực chỉ cần đẩy hàng hóa vào là Việt Nam điêu đứng. Có hàng chục năm để chuẩn bị cho các hiệp định mậu dịch tự do, chính phủ không có tầm nhìn để hoạch định đường hướng, chính sách. Đến nay, viễn cảnh người Việt mất thị trường trong nước không chỉ là nguy cơ.

Báo VnExpress có bài: ‘Đặc khu kinh tế đâu chỉ trải thảm ưu đãi thuế là xong’. Dự thảo đặc khu kinh tế hiện tại ưu đãi nhà đầu tư thuê đất 50, 70 năm hoặc 99 năm (đối với dự án đặc biệt). Ngoài ra, ba đặc khu cũng được một loạt ưu đãi khác như, “miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, tiền thu đất – mặt nước…” Tuy nhiên, theo các chuyên gia, như thế vẫn chưa đủ, để ba đặc khu Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong phát triển, cần một môi trường kinh doanh, thể chế đổi mới, hợp với quốc tế.

Mời đọc thêm: Xu hướng việc làm trong kỷ nguyên số (DS). – Nghịch lý rau quả Việt (GD&TĐ).

Giáo dục suy tàn

Báo Zing có bài: Hàng loạt sự cố giáo dục, vì đâu nên nỗi? GS Trần Ngọc Thêm cho biết, những vụ việc lùm xùm của ngành giáo dục thời gian qua có nguyên nhân từ việc xung đột giữa triết lý giáo dục cũ và sự vận động, phát triển của xã hội. Đến nay, tư duy “con ngoan” tức là “vâng lời” đã không còn phù hợp.

Tư duy phản biện đang phát triển. Tuy nhiên, sách giáo khoa biên soạn chỉ nhắm đến việc học thuộc, trả bài, thi cử và so điểm. Sách giáo khoa không dám hướng đến việc khai phóng người học. Bệnh thành tích, giả dối trong giáo dục biến học sinh thành “con rối”, thi giả, điểm giả, báo cáo giả.

Không thể khai phóng tư duy học sinh, vì đó là tử huyệt của CS. Báo Dân Trí đặt câu hỏi: Giáo dục thay đổi từ đâu khi vẫn còn… khuôn mẫu? Một sinh viên đặt câu hỏi: “Mười hai năm học ở phổ thông, học sinh khi học Văn thì làm theo văn mẫu, học Toán thì giải theo những cách đã có sẵn. Làm khác thì bị cho là sai. Chính việc học ở phổ thông đã tạo cho sức ỳ của học sinh rất lớn, vậy làm sao có thể hy vọng, đòi hỏi người trẻ sau này có thể sáng tạo?

Câu hỏi này phản ánh đúng thực tế dạy và học ở Việt Nam hiện nay, với những giờ học đọc – chép, những bài văn mẫu, những cách giải toán, mà nếu làm khác sẽ không được điểm, thi cử cứng nhắc đã tạo ra những học sinh méo mó, “khiếm khuyết” về tư duy.

Mời đọc thêm: Nhiều ‘sự cố trường học’ do triết lý giáo dục không thay đổi (TT). – Nghề giáo chịu quá nhiều áp lực và rủi ro (VNE).

***

Thêm một số tin Việt Nam: USCIRF: Đang có sự tiếp diễn, có hệ thống và quá mức về vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam (RFA). – USCIRF: Việt Nam cần được đưa trở lại vào danh sách CPC  —  Dân biểu Hoa Kỳ gặp Đại sứ Kritenbrink bàn việc di cư Việt bị trục xuất (VOA). – Formosa không bị thanh tra về môi trường (RFA).Sự thật “động trời” nội tình công ty chồng bà Phan Thị Mỹ Thanh (KT). – Bảo Việt Đà Nẵng toàn người nhà của giám đốc (PLTP). – Hà Tĩnh: Cán bộ xã đồng loạt bỏ nhiệm sở đi du lịch nước ngoài trước dịp lễ (DS). – Tăng tuổi nghỉ hưu theo phương án nào? (VNN). – Thái Bình có Bí thư Tỉnh ủy mới (MTG).

Tin thế giới

Chính trường Mỹ

VOA đưa tin: Dự luật Thượng viện bảo vệ công tố viên đặc biệt. Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ thông qua một dự luật, nhằm bảo vệ công tố viên đặc biệt Robert Mueller, ngăn ông Trump sa thải ông Mueller một cách tùy tiện.

Dự luật này xác định, chỉ Bộ trưởng tư pháp hoặc người được bộ trưởng ủy quyền, mới có quyền sa thải ông Mueller, khi chứng minh ông có “hành vi sai trái, không hoàn thành nhiệm vụ, mất năng lực, có xung đột lợi ích hoặc các nguyên nhân cụ thể khác“. Clip của VOA:

Thượng nghị sĩ Orrin Hatch, thuộc đảng Cộng hòa, phát biểu: “Sa thải ông Mueller sẽ gây sóng gió và làm cho nghị trình của chính quyền khựng lại. Sa thải ông thậm chí có thể dẫn đến việc luận tội người chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn đúng đắn khi đánh đi một thông điệp mạnh mẽ tới Tổng thống, khuyến cáo ông chớ có sa thải ông Robert Mueller“.

Thêm tin nước Mỹ: Tân ngoại trưởng Mỹ Pompeo đòi NATO tăng ngân sách quân sự (RFI). – Thủ tướng Đức đến Washington (RFI). – Cha mẹ sinh viên Mỹ Otto Warmbier khởi kiện chính quyền Triều TiênÔng Trump vẫn duy trì áp lực với Triều Tiên, chốt 2-3 điểm gặp ông Kim (TT).

Tin Trung Đông: Phương Tây chỉ trích Nga dựng ‘màn kịch’ về vụ vũ khí hóa học (MTG). – Nội bộ Mỹ bất đồng về Syria, đồng minh lo lắng (ĐV). – Trung Quốc kêu gọi duy trì nguyên vẹn thỏa thuận hạt nhân Iran (TTXVN). – Liên Hợp Quốc báo động về cuộc đụng độ giữa Israel và Palestine (VOA). – Chủ tịch Liên đoàn quyền anh Iraq bị bắt cóc (TN). – Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của tổ chức IS (TTXVN). – Thủ tướng Iraq tích cực vận động bầu cử (VOV).

***

Thêm tin thế giới: Ấn Độ và Trung Quốc họp thượng đỉnh nhằm cải thiện quan hệ (RFI). – Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi một chương mới trong quan hệ với Ấn Độ (VOV). – Ngoại trưởng ASEAN họp chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh (RFI). – Thể diện chi phối hành động (TN).

Bình Luận từ Facebook