28-4-2018
Ngày 30/4 năm 1975 tôi mới là cậu bé 5 tuổi. Tôi không biết hôm đó mình có hiểu gì về hai chữ thống nhất hay không, nhưng tôi tin nhân dân miền Bắc thì rất đỗi vui mừng. Họ mừng vui trước hết vì hi vọng con em họ sẽ trở về đoàn viên, và hi vọng kể từ nay không ai phải đổ máu nữa; Họ mừng vui vì cũng kể từ đây không còn phải làm “hậu phương lớn” nữa, những thóc, những lợn không còn phải “ra trận” nữa.
Và, họ mừng vì non sông đã liền một giải.
Nhưng, những từ “nguỵ quân nguỵ quyền”, “tay sai Mỹ”, “bọn bán nước”… thì vẫn luôn ở trên cửa miệng của người miền Bắc.
Đến năm 1989, tôi vào Đăk Lăk, đi chợ Buôn Mê Thuột, thấy mấy người cụt chân ăn xin, nghe bảo là “nguỵ quân”, trong lòng căm hờn lắm.
Khi về nông trường làm công nhân, mới hay, những “kẻ nguỵ quân” ấy sống rất nghĩa tình. Ông Cao Mười dạy tôi chơi Guitar; ông Thọt bán cà rem, cho nợ thoải mái, còn kể khối chuyện về Tây nguyên hấp dẫn quá trời.
Tôi không thấy khoảng cách giữa mình và “nguỵ quân” nữa, mà thay vào đó là sự vui vầy hoà đồng. Cho đến nay, ông Cao Mười chắc đã chết, nhưng tôi vẫn nhớ về ông, nước da đen và nụ cười hiền hậu. Thỉnh thoảng tôi lại cất lên mấy câu hát mà ông đã tập cho: “Vượt cao vút cao, mây trời kết thành một vùng tuyết trắng ngần. Tuyết ơi xin nhuộm trắng trong tâm hồn em gái nhỏ tôi thương…”
Từ khi rời Đăk Lăk, tôi cứ nghĩ rằng, những ông Thọt cà rem, Cao Mười… có đau đớn không, có chơi với tôi không, nếu tôi cứ gọi họ là nguỵ quân, là bán nước?
Tôi và họ có thân thiết, vui vầy như thế được không, nếu tôi cứ nghĩ mình là người của “bên thắng cuộc”?
Vậy thì hãy rũ bỏ tâm thế của “bên thắng cuộc” đi, vì bên bại trận chính là đồng bào mình đó. Đồng bào, anh em thì chỉ có đùm bọc, làm gì có thắng thua.
Nhưng, đã hơn 40 năm rồi, lằn ranh ấy đâu đã được vượt qua.
Hôm qua, sau hơn 60 năm, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã bước những bước chân nhẹ nhàng vượt qua chính “biên giới” của dân tộc minh, tự nhiên tôi thấy lâng lâng. Đến như Kim Jong Un còn bước qua được chính mình, không lẽ ta lại không?
Vậy thì, ngay bây giờ, đừng coi là chiến thắng, giải phóng nữa, mà hãy gọi 30/4 là ngày thống nhất đất nước. Để mai này thôi, 30/4 đúng nghĩa là ngày hoà hợp!
30/4 là ngày giải phóng . Thế giới lúc đó đang đứng trước ngã 3 đường; tư bẩn & cộng sản . 30/4 là ngày (đa số) nhân dân Việt Nam hoàn thành 1 trong những ước nguyện của Bác Hồ cương quyết nói không với dân chủ tư bẩn . Phần thiểu số còn lại kinh quá nên chuồn không sớm thì muộn cho tới bây giờ vẫn còn kiếm đường ra đi. Phần còn lại yêu Đảng nên ở lại xây dựng chủ nghĩa xã hội (cũng) của Bác Hồ lun. Muốn hòa hợp hòa giải, mọi người cần giác ngộ đám đầu óc đặc khệt, ăn phải bả bơ sữa tư bẩn, không chịu ăn bo bo xã hội chủ nghĩa của Bác Hồ .
Đơn giản thế cho nó tiện . Ai muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản cứ về mà hòa hợp hòa giải . Những người khác thì tự hào vì dân trong nước rất ư là dũng cảm . Thế là đủ . Cuộc sống vẫn tiếp diễn .
Nói nhỏ 1 tẹo, Việt Nam & Trung Quốc đã “khép lại quá khứ” theo lời khuyên của bác Nguyễn Trung . Theo thiển ý của tớ, Việt Nam & Trung Quốc dễ tiến tới hòa hợp hòa giải nhứt . Tại sao có ít người ủng hộ con đường đó vậy ? Nói nhỏ cho mấy bác, đó cũng là ước muốn, nếu không nói là lớn nhất, của Bác Hồ . Ước muốn của Bác Hồ thì dù hy sinh cả triệu triệu người, dù đốt sạch dãy Trường Sơn, dù sạch không kình ngạc ở Formosa, chúng ta cũng nên làm .
Ngày 30/4/75 phải là ngày hòa hợp hòa giải dân tộc.
Thế hệ sau 30/4/75 có suy nghĩ nêu trên,rất đáng mừng cho đất nước.
Ta khác, kẻ thù giai cấp không đội trời chung ở ngay trong nhà ta, là bố mẹ ta, là anh chị em ruột thịt của ta.
Ta phải đào tận gốc trốc tận rễ bọn kẻ thù ấy, không có hòa hợp hòa giải gì sất .