16-4-2018
Các chính sách của nhà nước khi được đưa ra, đa phần đều viện đến lý do hiệu quả (theo nghĩa hiệu chỉnh các thất bại của thị trường) và công bằng. Thuế tài sản là loại thuế không đạt được bất kỳ mục đích nào trong cả hai mục đích kể trên. Ở Việt Nam nó còn gây ra hậu quả tồi tệ hơn do bộ máy nhà nước kém hiệu quả và thiếu minh bạch.
1. Về tính hiệu quả
Nếu như thuế thu nhập là loại thuế kém hiệu quả hơn so với thuế tiêu thụ, thì thuế tài sản là loại thuế còn kém hiệu quả hơn nữa vì đây là loại thuế đánh cả vào vốn lẫn thành quả lao động.
Đất đai, như chúng ta đều biết, là loại vốn chiếm tỷ trọng lớn đến rất lớn trong hầu hết các hoạt động sản xuất và dịch vụ. Việc đánh thuế đất đai thực chất khiến cho chi phí vốn đầu tư trở nên đắt đỏ hơn, hay nói cách khác không khuyến khích đầu tư.
Thuế tài sản đối với nhà ở là loại thuế đánh vào thành quả lao động. Tất cả những người lao động chân chính đều cố gắng làm việc, tiết kiệm với kỳ vọng được hưởng thành quả lao động đó. Sở hữu nhà ở, dù to hay bé, là một trong những khát vọng lớn nhất mà con người từ trước tới nay hướng đến. Đánh thuế nhà ở không khác gì việc triệt tiêu động lực lao động của con người.
Loại thuế triệt tiêu động lực cả ở khâu sản xuất lẫn hưởng thụ chắc chắn sẽ khiến cho hiệu quả tổng thể của nền kinh tế giảm. Việc người ta viện đến các lý do này khác (như chống đầu cơ, điều tiết chu kỳ kinh doanh, v.v.) là những lý do ngụy biện nếu như xét đến các yếu tố như sự hạn chế về tri thức, tính vụ lợi của các quan chức chính phủ.
2. Tính công bằng
Một trong những lý do chính cho việc cổ vũ áp dụng thuế tài sản là tính công bằng. Người giàu sở hữu nhiều tài sản nên đánh thuế tài sản thì người giàu sẽ phải trả nhiều thuế hơn và nhà nước sẽ dùng thuế này để điều tiết lại cho người nghèo.
Nhưng việc viện dẫn đến công bằng thì cần phải lưu ý đến giá trị tương đối của khoản thuế với khả năng chi trả của người nộp thuế.
Những người giàu luôn có tiền dư dả để nộp thuế nếu như họ muốn giữ lại một bất động sản nào đó.
Với những người trung lưu thì sao?
Bạn hãy tưởng tượng bạn làm việc cật lực và mua được một ngôi nhà hay một căn hộ trị giá 3-4 tỷ đồng. Hằng năm bạn sẽ phải nộp khoản thuế là 7-9 triệu đồng. Khi bạn còn sung sức bạn có thể làm việc có thu nhập tương đối tốt, nuôi gia đình và vẫn trả được khoản thuế đó.
Nhưng vì một lý do nào đó thu nhập của bạn bị giảm sút hoặc đơn giản là khi bạn về hưu. Bạn sẽ không có tiền trả thuế. Và thế là bạn nợ thuế nhà nước. Và để thu thuế, nhà nước sẽ tìm cách cưỡng chế, bắt bạn bán nhà để trả thuế. Bạn sẽ trở thành người không có nhà và phải đi thuê nhà để ở.
Như vậy, tuy khoản tiền thuế người giàu nộp thuế cho nhà nước nhiều hơn so với người trung lưu nhưng khả năng trả thuế tài sản của người trung lưu thấp hơn rất nhiều so với người giàu. Rõ ràng là loại thuế này là loại thuế khiến cho tầng lớp trung lưu bị cào bằng xuống tình trạng vô sản chứ không phải là sự công bằng đích thực.
(Vì lý do này nên nhiều nước thường chỉ áp dụng thuế tài sản với những người có căn nhà thứ hai vì cho rằng trong trường hợp anh không đủ tiền trả thuế thì anh sẽ phải bán một căn nhà đi để trả thuế. Và như thế thì tuy cũng là sự cào bằng xuống mức thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo cho bạn là người hữu sản chứ không phải là vô sản).
3. Điều kiện ở Việt Nam
He he ! Điều thứ ba : “Các bạn biết cả rồi, nên cũng không cần phải viết tiếp nữa..” rất chi hóm hỉnh, cám ơn tác giả !
Chuyện Việt cộng ‘vặt lông, hấp ếch’ dân đen thì, trong khi một số bài phân tích “…Nhà đất hiện nay đang “gánh” bao nhiêu loại thuế, phí? (LVN). , thì cũng có một số ý kiến luôn muốn ‘mượn người để nói đến ta’ , chẳng hạn : “.. Các quốc gia trên thế giới đánh thuế nhà đất ra sao? (TT)…”
Nhưng thiển nghĩ, trước khi tìm hiểu chính quyền ‘các quốc gia ( dân chủ, phi độc tài/ cộng sản… ) khác’ đáng thuế nhà đất ra sao , thì hãy tìm hiểu họ sử dụng tiền thuế của dân họ như thế nào ? Và họ đưa thông tin ấy đến cho người dân họ ra sao ? Tương tự,trước khi đề cập đánh thuế cái gì và đánh như thế nào, thì vấn đề là …’bọn đảng ta” sử dụng tiền thuế như thế nào, kiềm soát ra sao ?!
Và dân đen VN XHCN móc tiền từ túi mình ra đưa cho ‘bọn đảng ta’, vậy thì họ có quyền yêu cầu giải trình, theo dỏi kiềm soát & chất vấn không ? ( Và đặc biệt, làm thế nào để bảo đảm ‘các con số’ của ‘bọn đảng ta’ không phải là những ‘con số ma’ , khi mà người dân tận mắt chứng kiến hàng ngày những đại án, trung án, tiểu án khắp toàn quốc do lũ cẩu quan tham nhũng , đám mafia ‘vô sản lưu manh’ gây ra ? Hoặc những thất thoát, thua thiệt khổng lồ trong một thời gian dài do một ‘bọn đỉnh cao trí tuệ’ như dốt nát, thất học và bạo ác gây ra ?…)
Tiếp đến mới tìm hiểu các quốc gia ấy có tỉ lệ công chức chính quyền ( bao gồm công an, cảnh sát…vv) so với tỉ lệ dân số ? GDP, Nợ công… / đầu người ?
…vv
Chỉ cần đến đây…đã thấy rõ ‘vấn đê gốc’ rồi ! Đã đến lúc lên tiến và thực hiện ‘toàn quốc bất tuân dân sự’ chuyện thuế má khốn kiếp này chưa ? Có nên cùng tranh đấu cho đến khi mọi chuyện sáng tỏ hay tiếp tục cúi đầu nhẫn nhục, cam chịu ? Chuyện ấy, từng người dân đen phải tự mình quyết định cho chính mình và gia đình , chẳng ai có thể quyết định thế cho cả đâu ! Còn nếu vẫn im lặng ‘đóng thuế’ cầu an, vừa rên rỉ căm hận vừa mang tiền cống nạp ,nuôi bọn cẩu quan Việt cộng ăn bám phá hoại , thì cứ tự nhiên ! Nhưng cũng nên lưu ý, sau lần ‘ngon ăn’ này, chắc chắn bọn chúng sẽ tìm ra thêm nhiều , nhiều nữa những loại ‘thuế’ khác…có khi ‘căn nhà’ 10-20 tr. cũng phải ói ra ! Đã tự nguyện là ‘vịt’, thì phải để chúng vặt cho kỳ trụi lông đi thôi !
———
PS:
Mách nước nè , cu Niễng !
Tạm thời, nếu ngân sách ‘vã’ quá thì nên chăng, hãy bắt đầu ‘đánh thuế’ từ những gia đình cẩu quan trước ?( Cẩu quan đóng trước, làng nước theo sau mà ? ).
Đừng căn cứ trên số tiền, mà tốt nhất nên căn cứ theo ‘tổng diện tích đất’ và số lượng ‘nhà ở, biệt phủ, trang trại’…vv, mà chúng sở hữu ? ( Nghe đâu các ‘cẩu tiểu thư’, ‘cẩu công tử’ , tuổi còn vị thành niên mà nhà đất kinh khiếp lắm ! Thu không ít đâu, mà chúng cũng chả dám hó hé gì cả , lửa lò đang đợi mà ? )