Tin Việt Nam
Tin Biển Đông
ExxonMobil lên tiếng về hợp tác thăm dò dầu khí với VN, theo VOA. GS Carl Thayer phân tích, ExxonMobil là công ty Mỹ, nơi cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson từng là CEO, nên Trung Quốc khó có thể gây áp lực như trường hợp công ty Repsol của Tây Ban Nha, phải ngưng hợp tác với Việt Nam ở mỏ “Cá Rồng Đỏ” ở Trường Sa.
VOA đưa tin: Trung Quốc đặt thiết bị chặn sóng ra đa trên Biển Đông. Theo giới chức Hoa Kỳ, Trung Quốc đã lắp các thiết bị “có khả năng chặn sóng vô tuyến viễn thông và sóng ra đa” ở một số đảo nhân tạo được bồi đắp và củng cố thành căn cứ quân sự trái phép trên Biển Đông. “Đây là một bước đáng kể mới trong nỗ lực tăng cường quân sự hoá trên Biển Đông của Trung Quốc”.
Bài báo cho biết: “Các tin tức của quân đội Mỹ có hình ảnh do vệ tinh chụp được hồi tháng trước cho thấy, một hệ thống chặn sóng có chiếc ăng ten cao được dựng lên trên một trong bảy tiền đồn trong quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã bồi đắp xây dựng”.
Mời đọc thêm: Philippines-Trung Quốc cùng khai thác trên biển Đông: Nhiều rủi ro (TP). – Hàng không mẫu hạm, sức mạnh thống trị đại dương thế kỷ 21 (RFI). – Siêu tàu sân bay Mỹ “nắn gân” Trung Quốc trên Biển Đông? (Viet Times). – Quan chức Mỹ: Trung Quốc lắp máy làm nhiễu sóng ở Trường Sa (Zing). – Trung Quốc lắp đặt thiết bị điện tử tại Trường Sa để phá sóng radar và viễn thông (RFA). – Thuyền viên Việt cứu người trong vụ đắm tàu câu cá ở Hawaii (VOA).
Nhân quyền ở Việt Nam
Về chuyện đảng viên vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, qua đời vẫn kiểm tra xử lý, nhà báo Trương Duy Nhất bình luận: “Quan chức, đảng viên sai phạm, dù đã nghỉ hưu vẫn bị xử lý. Cách này đúng. Để không còn nữa khái niệm ‘hạ cánh an toàn’.
Thế giới văn minh, Nhật, Hàn, Mỹ, Đức… hay quốc gia dân chủ, tiến bộ nào cũng rất nghiêm ngặt chuyện này. Hãy nhìn xem, họ lôi cả cựu Tổng thống ra toà. Không có việc ăn tàn vét tận rồi ‘thanh thản’ về hưu làm ‘người tử tế’. Nhưng: Xử lý cả người đã chết, thì thế giới văn minh giờ, chắc không còn quốc gia nào ác độc và… man rợ thế“.
Về tin, thiếu ảnh chân dung, thuê bao di động sẽ bị khóa sau ngày 24-4, phải chăng các nhà cung cấp dịch vụ đã theo lệnh của ai đó, lấy cớ ngăn chặn SIM rác, để quản lý “phản động”? Báo Tuổi Trẻ có bài: Thuê bao phải chụp ảnh chân dung: Thời 4.0, sao phải làm thủ công? Rất nhiều khách hàng cho rằng, việc phải chụp ảnh chân dung không cần thiết, khi nhà mạng đã có bản copy CMND của họ.
Bà Ngọc Thiện ở Quận Bình Thạnh, Sài Gòn, nói với Tuổi Trẻ: “Việc chụp ảnh chân dung có cần thiết không khi mỗi người dùng đi đăng ký thông tin thuê bao di động đều đã cung cấp nó – ảnh chân dung – ngay trên chứng minh thư đưa cho nhà mạng?”
Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cho biết: “An ninh quận Hà Đông muốn vận động tôi và em trai dừng đấu tranh và tìm hướng tháo gỡ vụ việc xảy ra tại Dương Nội“. Trong bài có lời của ông Phương nói với tay an ninh: “Tôi có đơn gửi chính phủ rồi, tôi chỉ thấy các ông leo thang đàn áp chúng tôi, hôm 5/4 các ông đánh em trai tôi cả vào chỗ nguy hiểm đến tính mạng là gáy và hai mắt. Biểu hiện đó không phải các ông muốn đối thoại với dân”.
Mời đọc thêm: VN: Không nộp ảnh chân dung, cắt điện thoại di động — Đảng viên Việt Nam qua đời vẫn có thể ‘bị kỷ luật’ (VOA). – Bản lên tiếng phản đối vụ xử 6 nhà hoạt động tuần qua — Hà Nội tiếp tục xử những nhà hoạt động (RFA). – Thêm thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị đưa ra tòa (NV). – Người Thượng Việt tỵ nạn ở Campuchia lo lắng bị trục xuất (RFA).
Vấn đề đất đai
BBC có bài: VN: ‘Vướng mắc đất đai tước cơ hội của nông dân’. Về chuyện chính quyền ngăn cấm người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất, LS Ngô Ngọc Trai phân tích: “Cái quan điểm ‘kiên quyết phá bỏ những công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp’ ở nhiều địa phương là hệ quả của nhận thức ấu trĩ, lầm lạc, phản ánh tư duy dễ dãi giản đơn, cẩu thả trong quản lý đất đai, coi thường tính phức tạp của thực tiễn”.
Một độc giả bình luận với BBC: “Phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc giả tràn ngập, môi trường ô nhiễm, sông cạn suối cằn, mất đất đai, bị cưỡng chế đất, sạt lở bến bờ, chính quyền xã huyện thờ ơ, tham nhũng đủ thứ từ cân lạng đến con bò giống, con giống”.
Mời đọc thêm: Cưỡng chế thu hồi đất tại dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) (HNM). – Chính quyền giải quyết ‘lửng lơ’… gây thiệt hại cho người dân? (NĐ&ĐS). – La Phù – Hoài Đức: Tràn lan nhà xây trái phép trên đất nông nghiệp (Cafeland). – Quận Tây Hồ (Hà Nội): Hàng loạt sai phạm về quản lý đất đai – ai là người phải chịu trách nhiệm? (CL). – Đắk Nông: Người dân bao giờ mới nhận được đất? (MT&ĐT).
Hậu Formosa
RFA đưa tin: Cá chết tại vùng biển gần nhà máy Formosa. Về hiện tượng cá tiếp tục chết gần nhà máy thép của Formosa, ông Lê Văn Chương, Chủ tịch UBND phường Kỳ Phương, Hà Tĩnh, ngụy biện rằng, đó là cá nhỏ, bị ngư dân vứt xuống biển sau khi rũ lưới, rồi dạt vào bờ. Tuy nhiên, một ngư dân địa phương nói với RFA:
“Họ nói cá rũ lưới quăng chết là không phải đâu, cá mà em thấy thì hầu như là cá nục, cá liệt lớn bình thường bán ở chợ em một ký 100 ngàn, còn cá nục bán cho thương buôn một ký 90 ngàn, còn bán lẻ ở chợ một ký 120 ngàn. Mà cá đó mà nói cá bỏ thì không có đâu, họ nói xạo đó. Có cá cạn, cá mú nữa kìa”.
Trang Infonet có bài: Chủ tịch tỉnh lên tiếng vụ “xã dùng tiền hỗ trợ của Formosa để đi du lịch”. Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết: Đoàn cán bộ UBND huyện Quảng Trạch đã về xã Cảnh Dương để kiểm tra và làm rõ vụ UBND xã này “chi trả tiền đền bù sự cố môi trường biển sai quy định và thiếu minh bạch”.
Trước đó, ông Phạm Đình Tiến, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương đã tìm cách giải thích chuyện xã này định dùng 100 triệu trong số tiền hỗ trợ ngư dân chịu thiệt hại từ sự cố môi trường biển để… tổ chức du lịch: “Đó là phương án ban đầu, nhưng nếu nhiều người phản đối, chúng tôi sẽ xem xét lại phương án khác phù hợp hơn”.
Mời đọc thêm: Vụ xã “ém” tiền bồi thường Formosa cho cán bộ đi du lịch: Chủ tịch tỉnh nói gì? (NĐT). – Tiền hỗ trợ Formosa suýt đi du lịch: Vất vả giúp dân… (ĐV). – Trích hơn 100 triệu tiền đền bù sự cố Formosa đi du lịch (TP).
Tiếp tục công cuộc “đốt lò”
BBC đưa tin: Đảng CS tiếp tục nỗ lực ‘dẹp tham nhũng lộng quyền’. Bài viết bàn về Quy định 102-QĐ/TĐ do Chủ nhiệm UBKTTƯ Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành, nói rằng “đảng viên vi phạm pháp luật thời còn tại chức sẽ phải thi hành kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của nhà nước, ngay cả sau khi đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu”.
Một độc giả lưu ý với BBC: “Tôi không tin việc chống tham nhũng hiện nay là chí công vô tư, nếu cỡ Võ Kim Cự, Phạm Sỹ Quý…. mà không đưa vào lò đốt thì chứng tỏ đây là hình thức mượn cớ để tiêu diệt đối thủ”.
Mời đọc thêm: Loạt bê bối cán bộ, Bộ trưởng Tài chính ra công văn hoả tốc (VnEconomy). – Từ hướng dẫn của Ủy ban kiểm tra Trung ương: Không để cứ về hưu là “hạ cánh an toàn” (LĐ). – “Cán bộ ‘bảo kê” doanh nghiệp của người nhà thì phải xử lý nghiêm“ (DĐDN).
Công an bảo kê đường dây đánh bạc ngàn tỉ
Trang VietNamNet đặt câu hỏi về đường dây đánh bạc xuyên quốc gia: Sau ông Hóa, ông Vĩnh sẽ là ai? Bài viết nhận định: “Từng được xem là khắc tinh của tội phạm, giờ cái tên Phan Văn Vĩnh lại gắn liền với một vụ án đánh bạc, tổ chức, bảo kê cho đánh bạc xuyên quốc gia, quy mô lên đến hàng nghìn tỉ đồng”.
“Ông Hóa. Ông Vĩnh. Rồi thì ai nữa? Dư luận xã hội dường như vẫn chưa thôi đồn đoán. Bởi để một đường dây cờ bạc xuyên quốc gia như vậy hoạt động an toàn thu hút hàng vạn người chơi tồn tại trong thời gian dài, một vài bàn tay không thể che nổi bầu trời”. Phải chăng tác giả muốn ám chỉ cựu Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, bố vợ của Nguyễn Văn Dương, một trong các nhân vật chủ chốt của đường dây đánh bạc ngàn tỉ?
Báo VnExpress đưa tin: Ông Phan Văn Vĩnh giấu Bộ Công an về đường dây đánh bạc nghìn tỉ. Theo một nguồn tin có thẩm quyền, lúc bị bắt, ông Phan Văn Vĩnh đã thừa nhận toàn bộ sai phạm với cơ quan điều tra và nói: “Tôi sai rồi”. Ông Vĩnh không bị bắt tại nhà riêng vì trước đó ông bị tạm giữ khi đến làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ.
Nguồn tin trên cho biết thêm: “Ông Vĩnh nắm rõ đường dây đánh bạc này nhưng không ngăn chặn, không có bất cứ văn bản nào báo cáo Bộ Công an… đây cũng là chứng cứ để cơ quan điều tra buộc tội ông Vĩnh”.
Công an tỉnh Phú Thọ vừa bắt thêm 2 giám đốc liên quan đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng, theo Zing. Đó là bà Châu Nguyên Anh, Giám đốc điều hành Công ty VNPT EPAY và ông Phạm Quang Minh, Giám đốc kinh doanh VNPT EPAY. Bà Anh, ông Minh và 2 đồng phạm “bị khởi tố điều tra vì liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ nạp tiền đánh bạc bằng thẻ cào cho đường dây tổ chức đánh bạc Rikvip/Tip.club”.
Mời đọc thêm: Khởi tố, bắt tạm giam nhiều đối tượng liên quan đến cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh (VNF). – Khởi tố 4 lãnh đạo doanh nghiệp liên quan vụ đánh bạc nghìn tỷ (VietTimes). – Thêm 4 sếp doanh nghiệp bị bắt trong đường dây đánh bạc triệu đô (NV). – Gần 90 người trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ bị khởi tố (DV).
Người đấu tranh chống tội phạm thành người phạm tội (VOH). – “Gần như ông Phan Văn Vĩnh đã trở thành “gián điệp” của tội phạm” (GDVN). – Tướng Cương nói về vụ ông Phan Văn Vĩnh: Ranh giới tốt xấu mong manh, qua trăm trận vẫn sa ngã (TĐ/Soha). – Điều lạ nhất quanh vụ bắt cựu tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa (DV).
Vụ cây khủng của tướng công an
Báo Người Lao Động đưa tin: Cây “quái thú” không được địa phương cho khai thác. Về nguồn gốc của cây cổ thụ còn lại trong 3 cây, ông Đỗ Quang Tùng, quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT, cho biết: “Cây không có xác nhận của chính quyền địa phương nên sẽ tiến hành xử phạt theo quy định”.
Chuyện cây khủng có người nhận: Kiểm lâm nói cần tiếp tục xác minh, theo báo Tiền Phong. Dù ông Kiều Văn Chương, người tự xưng là “chủ” của các cây khủng, đã trình ra một số “hồ sơ” chứng minh nguồn gốc các cây này, ông Đỗ Quang Tùng vẫn lưu ý: “Nếu thông tin thực địa sai lệch với hồ sơ, chúng tôi sẽ tiếp tục truy lại địa phương, xem xác nhận ra sao. Nếu phát hiện ai sai phạm thì xử lý theo quy định”.
Mời đọc thêm: Bộ GTVT yêu cầu làm rõ có hay không việc bao che phương tiện chở ‘cây khủng’ (TN). – Được trả lại, 2 cây “quái thú” vẫn nằm tại chỗ (NLĐ). – Truy nguồn gốc cây khủng vận chuyển xuyên Việt: Rối như tơ vò (DV).
Bất ổn ở Eximbank
Báo Thanh Niên đưa tin: Vụ mất hơn 50 tỉ đồng tại Eximbank Đô Lương: Vẫn phải chờ tòa xét xử. LS Nguyễn Hữu Liêm cho biết: Đại diện Eximbank vẫn khẳng định họ sẽ không bồi thường cho 6 khách hàng bị mất 50 tỉ tiền gửi ở ngân hàng này, mọi chuyện phải chờ phán quyết của tòa.
LS nói thêm: “Đã 2 tuần trôi qua mà phía Eximbank vẫn không có công văn trả lời cụ thể những yều cầu của khách hàng”. Vụ án Nguyễn Thị Lam và 15 đồng phạm là cựu cán bộ Eximbank phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sẽ được xét xử vào ngày 26/4/2018.
Trang VietNamNet bàn về 50 tỉ gửi Eximbank bị mất: Lỗ hổng ‘chết người’ và liên minh rút ruột ngân hàng. Công an tỉnh Nghệ An cho biết: “Lời khai nhận tội và căn cứ vào đăng ký mẫu chữ ký của các giao dịch viên, kiểm soát viêm, thủ quỹ tại ngân hàng cũng như bảng chấm công trên hệ thống” đều thể hiện yếu tố cố tình làm trái quy định về gửi tiền, rút tiền ra khỏi hệ thống Eximbank.
Báo Người Lao Động có bài: “Trái đắng” tiền gửi ngân hàng. Bài viết nhận định: “Ngân hàng bị thiệt hại vì mất tiền. Thế nhưng, mất mát lớn nhất của ngân hàng là con người, uy tín bị tổn thương, giá trị vốn hóa cổ phiếu vơi đi hàng ngàn tỉ đồng”.
Mời đọc thêm: “Hot girl” ngân hàng biển thủ hơn 50 tỷ đồng, kéo 15 đồng nghiệp vào vòng lao lí (DT). – Truy tố “hotgirl” Ngân hàng Eximbank chiếm đoạt 50 tỉ đồng (NLĐ).
Ô nhiễm môi trường
RFA có bài: Hà Nội, thành phố ô nhiễm khói bụi. Nghiên cứu hồi tháng 1/2018 của tổ chức Phát triển xanh GreenID lưu ý: “Năm 2017, người dân Hà Nội chỉ có 38 ngày được hít thở không khí trong lành”. Ở đường Phạm Văn Đồng, người dân phải chịu đựng “tình trạng ô nhiễm do các công trình xây dựng xung quanh”.
Một người dân sống ở đường Phạm Văn Đồng cho biết: “Tối ngủ ai cũng khò khè, điều đó có nghĩa là phổi đã bị nặng quá rồi. Không một thành viên nào trong gia đình là không bị cả. Cây cối thì không có, bây giờ trong nhà cũng như ở ngoài đường vậy”.
Chuyện ở xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh: Hàng loạt mỏ khai thác đá và trạm trộn bê tông asphalt “ bức tử” môi trường, người dân kêu cứu, theo trang Môi Trường và Cuộc Sống. Nhiều năm nay, “người dân đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu tới các cấp chính quyền nhưng sự việc vẫn không được giải quyết triệt để”.
Mời đọc thêm: Chất lượng môi trường không khí Hà Nội ảnh hưởng chủ yếu bởi bụi — Tái diễn nạn đổ trộm phế thải xây dựng (KTĐT). – Công ty xử lý chất thải cam kết khắc phục (NLĐ). – Thanh Trì (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất bị công ty CP Pin Hà Nội “xẻ thịt” cho thuê sai phép gây ô nhiễm môi trường (MT&CS). – Giấc mơ sạch bên dòng sông Đáy (ND).
Giáo dục Việt Nam
Nhà báo Tâm Chánh, cựu TBT báo Sài Gòn Tiếp Thị viết về bài học câm và nền giáo dục cam chịu. Ông Tâm Chánh phân tích: “Chúng ta có cả một hệ thống chính trị hùng mạnh, nhưng hệ thống ấy ở đâu khi cô giáo im lặng suốt 4 tháng ở một lớp học thuộc trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM? Cũng hệ thống ấy đã bất lực để phải ‘di dời’ cô học sinh đã tố cáo hành động của giáo viên nói trên khỏi ngôi trường mà cô ấy làm bí thư đoàn trường”.
Báo Giao Thông đưa tin: Hiệu trưởng xin từ chức… vì học sinh lớp 2 không biết đọc. Thầy giáo Huỳnh Hà Thắng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A, tỉnh Sóc Trăng, đã nộp đơn xin từ chức. Kết luận thanh tra của Sở GD&ĐT tỉnh trước đó lưu ý rằng: “Có nhiều sai phạm về công tác quản lý, đánh giá chưa đúng thực chất năng lực của học sinh. Trong đó, đáng chú ý, tại trường xảy ra việc có nhiều học sinh lớp 2 chưa biết đọc”.
Mời đọc thêm: Người nhà học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau phân vân chuyện khởi kiện, muốn cô giáo ký cam kết (ĐS&PL). – Hiệu trưởng trường chuẩn quốc gia có học sinh ngồi nhầm lớp xin từ chức (TN). – Những ‘kẻ cứng đầu’ ấy đã không phải chuyển trường (VNN). – Giáo dục, đã đến lúc phải nói cho ra nhẽ (1) — Giáo dục, đã đến lúc phải nói cho ra nhẽ (2) (GDVN). – Nhiều học sinh lớp 2 chưa biết đọc, hiệu trưởng xin từ chức (TP). – Cũng như nhiều bạn, con muốn biết học gì thì không thất nghiệp ạ? (GDVN).
***
Thêm một số tin Việt Nam: Việt Nam lên kế hoạch xây đường sắt kết nối với Trung Quốc (VOA). – Nhiều dịch vụ y tế sẽ tăng giá đến 8% (MTG). – Người dân lại điêu đứng vì vỡ nợ (CAĐN). – Tuyến metro xuyên qua khu vực phố cổ: Hồ Gươm bị phá hỏng rồi, liệu có phục hồi nguyên trạng được không? (VNN). – Quảng Nam: Hàng chục mét kè cứng Cửa Đại bị sóng biển ‘nuốt chửng’ (CT).
Tin thế giới
Chính trường Mỹ
Báo New York Times đưa tin: FBI bất ngờ tấn công vào văn phòng của Michael Cohen, luật sư lâu năm của Trump. Văn phòng Công tố địa hạt New York thực hiện hàng loạt lệnh khám xét và thu giữ các thông tin liên lạc giữa luật sư Michael Cohen và thân chủ của ông ta là TT Trump.
Việc khám xét này không liên quan trực tiếp tới cuộc điều tra của Công tố viên Mueller, nhưng có thể là kết quả từ những thông tin mà ông Mueller phát hiện và đưa cho các công tố viên ở New York. Ông Trump giận dữ sau khi nghe tin khám xét này. Ông nói với các phóng viên tòa Bạch Ốc: “Đây là một tình huống đáng hổ thẹn. Tôi bị cuộc săn phù thủy này đã xảy ra liên tục“.
Facebooker Calvin Nguyễn viết: Thấy gì qua vụ cựu luật sư cá nhân của Trump, cũng như luật sư cho tập đoàn trump, đã bị FBI khám xét văn phòng? Ông Calvin viết: “Tu chính án thứ 4 của Mỹ bảo vệ công dân và tất cả đồ đạc thuộc quyền sở hữu của công dân và không cho chính quyền xâm phạm nó ngoại trừ trường hợp công dân đó bị nghi ngờ phạm tội và cảnh sát có bằng chứng xin lệnh tòa cho lệnh khám xét…
Ở Mỹ cũng có luật là quyền bảo vệ thông tin giữa luật sư và khách hàng. Thông thường các thông tin liên lạc giữa luật sư và khách hàng được đặc quyền và không thể bị tịch thu để xem xét hoặc sử dụng làm bằng chứng. Nhưng có một trường hợp ngoại lệ khi luật sư bị nghi là cùng tham gia phạm tội với khách hàng“.
Mời đọc thêm: New York Times: FBI lục soát văn phòng luật sư Tổng thống Trump (VOA). – Khủng hoảng, đối đầu bủa vây ông Trump (VNN). – Mỹ: Nhân vật “Diều hâu” Bolton nhậm chức cố vấn an ninh quốc gia (RFI). – Tân cố vấn an ninh quốc gia J.Bolton từng đề xuất bố trí quân Mỹ tới Đài Loan (Nghệ An). – Massachusetts: Tu Chính Án Số Hai không bảo vệ quyền giữ súng AR-15 (NV). – Sống sót sau xả súng: Ác mộng của người ở lại (NLĐ). – Mỹ áp lệnh trừng phạt, cổ phiếu Nga lao dốc (BBC).
Vụ bê bối của Cambridge Analytica và Facebook: Videographic thông tin bị lộ từ Facebook giúp ông Trump trong bầu cử như thế nào? (TT). – ‘Ông chủ’ Facebook gặp giới lập pháp Mỹ trước khi điều trần (VOA). – Ông chủ Facebook tại Quốc hội Mỹ: ‘Là lỗi của tôi. Tôi xin lỗi’ — Zuckerberg khổ luyện cho ngày ‘tự thú trước bình minh’ (Zing).
Cuộc chiến thương mại: Thương mại: TT Mỹ tin tưởng sẽ đạt thỏa thuận với Bắc Kinh (RFI). – Trung Quốc phản đối chủ nghĩa đơn phương, khiêu khích của Mỹ (VOA). – Tổng thống Trump đang chơi trò thách đố với Trung Quốc (CL). – Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc hạ giá đồng NDT để đối phó với Mỹ (BNews). – Bài phát biểu sắp tới của ông Tập Cận Bình có thể ‘hạ nhiệt’ căng thẳng Mỹ – Trung? (VNF). – Mỹ – Trung đánh thuế lẫn nhau: Dòng tiền vào ASEAN sẽ tăng lên? (MTG).
Tin Trung Đông: Syria: Sân bay quân sự T4 bị tên lửa tấn công, Nga và Syria cáo buộc Israel là thủ phạm — Căn cứ quân sự Syria bị tấn công, ai có lợi? (RFI). – Thực hư việc Israel thông báo trước cho Mỹ về vụ không kích căn cứ Syria (Infonet). – Nga lên tiếng vụ căn cứ Syria bị nã tên lửa (PLTP). – Nga tuyên bố mang sứ mệnh thiêng liêng (ĐV). – Mỹ không loại bỏ hành động chống Syria vì vụ tấn công bằng vũ khí hóa học (VOA). – Syria- “Cơn đau đầu” với cố vấn Tổng thống Mỹ John Bolton? (VOV). – Iran: Tổng thống Trump sẽ hối tiếc nếu từ bỏ hiệp ước hạt nhân (VOA).
Bán đảo Triều Tiên: Bắc Hàn ‘sẵn sàng’ thảo luận phi hạt nhân hoá với Mỹ (VOA). – Bình Nhưỡng sẵn sàng ‘thảo luận phi hạt nhân hóa’ (BBC). – Quan ngại về việc TQ [không] tuân thủ chế tài Triều Tiên của LHQ — Bán đảo Triều Tiên tiếp tục xuất hiện diễn biến tích cực (VOV). – Thêm cựu tổng thống Nam Hàn bị truy tố (BBC). – Cựu TT Nam Hàn Lee Myung-bak ra tòa về tội tham nhũng (NV).
***
Thêm tin thế giới: Hungary: Thủ tướng Orban tái đắc cử với đa số áp đảo — Hungary: FIDESZ thắng lớn, thủ tướng Orban hứa hẹn “báo thù” (RFI). – NATO sẽ không “chống lưng” Anh nếu chiến tranh với Nga (DV). – Cựu điệp viên Nga Skripal và con gái được hưởng quy chế bảo vệ nhân chứng — Pháp: SNCF thiệt hại 100 triệu euros sau đình công đợt một (RFI). – Bê bối liên tiếp, Thủ tướng Abe khó tại vị dù cúi đầu xin lỗi (Zing). – Ứng viên Thủ tướng Malaysia cam kết siết chặt đầu tư Trung Quốc nếu tái đắc cử (ĐS&PL).
– Đệ Nhất Thế Chiến: 100 năm trận đánh Lys, Bồ Đào Nha một đồng minh bị lãng quên? (RFI). – Indonesia bắt tàu đánh cá lậu có lưới dài 30 km (VOA). – Hàng không mẫu hạm, sức mạnh thống trị đại dương thế kỷ 21 (RFI). – Lạnh lưng với chuyện xây hơn 70.000 ngôi ‘mộ sống’ (TT). – Gió ‘giật đổ’ tượng đồng Tần Thủy Hoàng (BBC).