Tác giả: Michael Spence và Karen Karniol-Tambour
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
2-1-2018
Lời người dịch: Michael Spence và Karen Karnio-Tambour cho rằng, đầu tư vào tài nguyên nhân lực, cơ sở hạ tầng và nền tảng khoa học là mục tiêu cần theo đuổi của nền kinh tế và hiện nay các quốc gia, các cơ sở giáo dục và các doanh nghiệp trên thế giới đều không thích nghi với các chuyển biến nhanh chóng tại các cơ cấu thị trường. Hai tác giả này cũng không có lý giải nào cho Việt Nam.
Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2018 sẽ là khoảng 6,7%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Nhưng lạc quan hơn là Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
Với một thành phần dân số trẻ trung và năng động, Việt Nam có thể khai thác tiềm năng nhân dụng để cung ứng nhân lực nhằm phát triển cho thị trường nội địa. Triển vọng mở ra khi xuất khẩu lao động giản đơn là một cơ hội làm tăng lượng kiều hối, một ưu thế trong đoản kỳ không thể tranh cãi.
Với mức tăng trưởng 6,7% lạc quan, thực tế Việt Nam cho thấy bi quan hơn. Cải thiện giáo dục là một giải pháp thiết thực để Việt Nam phát huy hiệu năng nhân dụng cho tăng trưởng. Vì giáo dục còn lạc hướng, nên không có một chính sách phát triển kỹ năng để thay thế trong trường kỳ.
Phối hợp các tiềm năng cho tăng trưởng thành một định hướng mới đòi hỏi viễn kiến và quyết tâm chính trị, trong khi Việt Nam không thể kiểm soát sự thao túng trong thị trường nội địa của Trung Quốc và đủ can đảm để hành xử chủ quyền chính trị. Không nắm bắt được các chuyển biến phức tạp tại cá địa phương, sẽ làm cho việc hủy hoại môi trường và bất ổn xã hội kéo dài. Nghịch lý này còn tiếp tục và đề xuất một kế hoạch cho thị trường cả nước là điều bất khả.
Không giải quyết những tác hại, thì hiểm hoạ suy vong thị trường là một tương lai gần cho Việt Nam.
***
Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu đều có những chiều hướng kinh tế tích cực: tình trạng thất nghiệp đang giảm, các khoảng cách biệt về xuất lượng đang khép lại, tăng trưởng đang lên cao, và vì những lý do chưa rõ ràng mà tình trạng lạm phát vẫn còn thấp so với các mục tiêu của các ngân hàng trung ương. Mặt khác, việc gia tăng năng suất vẫn yếu, sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng, và giới lao động có trình độ học vấn thấp đang phải tranh đấu để tìm các cơ hội có việc làm thu hút.
Sau tám năm với các biện pháp kích thích táo bạo, các nền kinh tế phát triển đang nổi lên từ một giai đoạn đang kéo dài để giảm nợ, nó đã ngăn chặn sự tăng trưởng từ phía cầu một cách tự nhiên. Khi mức độ và thành phần của nợ đã được thay đổi, áp lực giảm nợ đã giảm, tình trạng này cho phép mở rộng một cách đồng bộ trên toàn cầu.
Tuy nhiên, đã đúng lúc mà yếu tố quyết định chính của việc tăng trưởng Tổng sản lựợng Quốc gia (GDP) – và tính kết hợp toàn diện của các mô hình tăng trưởng – sẽ là tình trạng tăng năng suất. Nhưng như chúng ta thấy, trong hiện tình là có lý do để nghi ngờ rằng năng suất sẽ tăng theo cách của nó. Trong việc kết hợp chính sách có một số điểm quan trọng còn đang khiếm khuyết, nó tạo ra một bóng che khuất cho việc thực hiện tăng trưởng năng suất với mức quy mô toàn diện và chuyển sang thành một mô hình tổng thể hơn.
Thứ nhất, tiềm năng tăng trưởng không thể thực hiện khi không có nguồn nhân lực đầy đủ. Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển, bài học này thể hiện rõ, nhưng nó cũng áp dụng cho các nền kinh tế phát triển. Chuyện không may là thông qua hầu hết các nền kinh tế, các kỹ năng và khả năng dường như không theo kịp với sự thay đổi cơ cấu nhanh chóng trong thị trường lao động. Các chính phủ đã chứng minh là không sẵn sàng hoặc không thể hành động táo bạo về mặt giáo dục và đào tạo kỹ năng hoặc tái phân phối thu nhập. Ở các nước như Hoa Kỳ, việc phân phối thu nhập và tài sản đã bị chênh lệch đến nỗi các gia đình có thu nhập thấp không có khả năng đầu tư vào các cách thích ứng với những điều kiện làm việc đang thay đổi một cách nhanh chóng.
Thứ hai, hầu hết các thị trường lao động đều có khoảng cách biệt lớn lao về thông tin mà nó cần phải khép lại. Giới lao động biết rằng tình trạng thay đổi đang đến, nhưng họ không biết làm thế nào về các yêu cầu kỹ năng đang cần đến, và do đó họ không thể dựa vào lựa chọn của họ trên dữ liệu cụ thể. Các chính phủ, các cơ sở giáo dục và các doanh nghiệp đã không đạt đến việc cung cấp các hướng dẫn cho phù hợp về mặt trận này.
Thứ ba, các doanh nghiệp và cá nhân có khuynh hướng là họ đi đến đâu mà ở đó có các cơ hội đang mở rộng, các chi phí về hoạt động kinh doanh thấp, triển vọng về việc tuyển dụng lao động là tốt đẹp, phẩm chất dành cho cuộc sống là cao. Các yếu tố về môi trường và cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định cho việc tạo ra các điều kiện cạnh tranh và năng động như vậy. Ví dụ như cơ sở hạ tầng làm giảm chi phí và nâng cao phẩm chất của tình trạng kết nối. Hầu hết các lập luận ủng hộ cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng tập trung vào các điểm tiêu cực: cầu bị sập, đường cao tốc bị ùn tắc, du lịch bằng đường hàng không thứ cấp, vv… Nhưng các nhà hoạch định chính sách nên nhìn xa hơn nhu cầu để bắt kịp về bảo trì đang bị trì trệ. Nỗ lực cần được đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra những cơ hội hoàn toàn mới cho đầu tư và đổi mới của khu vực tư nhân và canh tân.
Thứ tư, các nghiên cứu về khoa học, công nghệ và công nghệ sinh học được chính quyền tài trợ là rất quan trọng để thúc đẩy canh tân trong dài hạn. Bằng cách đóng góp vào kiến thức chung, các nghiên cứu cơ bản mở ra những lĩnh vực mới cho sự đổi mới của khu vực tư nhân. Và bất cứ nơi nào mà nghiên cứu được thực hiện, nó tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế địa phương lân cận
Hầu như không một vấn đề nào trong bốn vấn đề này là một đặc điểm quan trọng của khuôn khổ chính sách hiện đang chiếm ưu thế ở hầu hết các nước phát triển. Ví dụ như ở Mỹ, Quốc hội đã thông qua một chính sách toàn diện về cải cách thuế khoá mà nó có thể tạo thêm khoản đầu tư tư nhân, nhưng sẽ không làm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng, khôi phục và tái bố trí tài nguyên nhân lực, cải thiện cơ sở hạ tầng hoặc mở rộng kiến thức khoa học và công nghệ. Nói cách khác, chương trình toàn diện này bỏ qua các thành tố cần thiết để tạo ra một nền tảng cho các mô hình phát triển cân bằng và bền vững trong tương lai, mà đặc trưng của nó là trong các quỹ đạo năng suất kinh tế và xã hội cao, nó được hỗ trợ bởi cả hai phía cung và cầu (bao gồm cả đầu tư).
Ray Dalio mô tả lộ trình có đặc điểm chính là sự đầu tư vào tài nguyên nhân lực, cơ sở hạ tầng, và nền tảng khoa học của nền kinh tế như con đường A. Một cách tương ứng khả thi khác là con đường B, mà đặc trưng của nó là do sự thiếu đầu tư vào các lĩnh vực sẽ tăng năng suất một cách trực tiếp, như cơ sở hạ tầng và giáo dục. Mặc dù các nền kinh tế hiện đang ủng hộ cho lộ trình B, nhưng nếu lộ trình A có thể tạo ra sự tăng trưởng cao hơn, bao trùm hơn và bền vững hơn, đồng thời nó cải thiện các khoản nợ kéo dài liên quan đến nợ công và trách nhiệm phải chi mà không phải là nợ như trong các lĩnh vực do chính phủ tài trợ là lương hưu, an sinh xã hội và chăm sóc sức khoẻ.
Có thể là mơ ước, nhưng hy vọng của chúng ta cho năm mới là các chính phủ sẽ tạo các nỗ lực phối hợp hơn để lập ra một lộ trình mới từ B sang A.
***
Michael Spence đã đoạt giải Nobel Kinh tế, là Giáo Sư Kinh tế học tại NYU’s Stern School of Business, tác giả sách The Next Convergence – The Future of Economic Growth in a Multispeed World.
Karen Karniol-Tambour là Giám đốc Nghiên cứu Đầu tư của Bridgewater Associates.
Nguyên tác: The Missing Ingredients of Growth