Nguyễn Đình Cống
2-12-2017
Báo Tiếng Dân vừa đăng bài “Chúng ta đang ở thời đại nói láo toàn tập” của họa sĩ Đỗ Duy Ngọc. Sau khi liệt kê nhiều biểu hiện nói láo khác nhau, tác giả viết:
“Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống. Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo. Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển. Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo. Nghĩ cũng buồn!”
Tôi tán thành những điều họa sĩ Ngọc viết ra, nhưng có vài ý kiến trao đổi để cho sự việc rõ ràng hơn.
Thứ nhất, cần làm rõ không gian và thời gian của sự kiện, cụ thể là hạn chế ngoại diên của khái niệm chúng ta và thời đại. Phải viết rõ chúng ta là toàn dân VN, đang sống trên đất nước VN, để khỏi nhầm với chúng ta trong ngoại diên rộng hoặc hẹp hơn. Thời đại, cũng cần hạn chế, trong khoảng thời gian do cộng sản nắm chính quyền, không phải là thời đại chung chung. Tất nhiên, dù không viết ra rõ ràng thì phần lớn người đọc cũng hiểu được đúng như thế, nhưng viết rõ ra sẽ làm tăng sức mạnh của nội dung.
Thứ hai, trong lúc kể ra mọi loại người nói láo, chúng ta đều nói láo thì cũng nên cố tìm xem liệu có ai giữ được phẩm chất không. Liệu những người như Mẹ Nấm trước tòa có nói láo không, liệu bản thân Họa sĩ Ngọc có nói láo không. Tôi nghĩ, tuy số người không muốn, không thể nói láo là ít nhưng vẫn còn. Hãy tìm cách phát hiện ra họ, để riêng ra để khỏi mang tiếng “vơ đủa cả nắm”.
Thứ ba, họa sĩ Ngọc chỉ mới chủ yếu vạch ra hiện tượng. Còn hai vấn đề là nguyên nhân và hậu quả. Hậu quả chỉ mới được đề cập qua loa, còn nguyên nhân hình như chưa được đụng tới. Tôi nghĩ rằng điều này họa sĩ Ngọc đã có suy nghĩ đến, nhưng chưa tiện viết ra. Hy vọng họa sĩ sẽ viết tiếp.
Thứ tư. Biện pháp khắc phục. Nói láo (hoặc đúng ra là sự dối trá) đã thành bệnh dịch kinh niên. Chữa trị nó thật quá khó, Nhưng phải tìm cách chữa, chứ không lẽ để nó trở thành nền tảng của văn hóa dân tộc. Họa sĩ Ngọc đã có công làm được một phần, xin tiếp tục.
Tôi cũng có một vài nghiên cứu và bài viết có liên quan. Tôi xin vui lòng trao đổi với họa sĩ Ngọc và những ai có quan tâm. Địa chỉ: ndcong37@gmail.com, số điện thoại 01689 578 620.
“Liệu những người như Mẹ Nấm trước tòa có nói láo không”
Mẹ Nấm đang ở đâu ? Từ trường hợp Mẹ Nấm, ta có thể suy ra số phận của những người từ chối nói láo .
“liệu bản thân Họa sĩ Ngọc có nói láo không”
Haha, bác Cống nhắc lại nghịch lý Epimenides. Ông ta nói “Mọi người đảo Cretes (Cretans) nói láo”, nhưng chính ông ta là người đảo Cretes. Tức là ông nói thật rằng ông nói láo . Để tồn tại trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt-Trung quang vinh, chắc chắn mọi người phải nói láo không ít thì nhiều . Tớ phân ra 2 loại, 1- thật sự tin vào những điều dối trá . 2- không tin nhưng vẫn nói láo để truyền niềm tin vào sự dối trá đó cho người khác .
Tớ nhường cho bác Cống nói về nguyên nhân . Cơ học (mechanism): Chúng ta cần cá nhân 0 là 1 tay trùm về nói láo . Người -cho tớ mạn phép viết hoa vì kính trọng- đó có thể tin vào 1 số điều, nhưng những điều Người tin lại khó có thể bô bô ra, vì như vậy không ai theo . Vì vậy, Người phải nói láo để nhét cái tín điều vào những mục đích tuy cao cả, nhưng đ/v Người, chúng thấp hèn hơn mục đích “đưa nhân loại tới đại đồng”. Vấn đề là phải phân biệt rõ cái gì là láo & cái gì là thật . Tuy dễ mà khó, tuy khó mà dễ . Tâm lý học chỉ ra ở những người chuyên nói láo, là những gì đầu môi chót lưỡi là láo tuốt . Sự thật chỉ xuất hiện trong chớp mắt, như tia chớp chói lóa rồi chợt tắt . Ở Người, đầu môi chót lưỡi là giải phóng dân tộc khỏi sự đô hộ của thực dân đế quấc, đưa dân tộc đến độc lập tự do . Đoán coi tia chớp chói lòa đó là gì .
Câu hỏi này tớ đặt ra nhiều lần, là nếu dối trá được/bị (rất) nhiều người tin, nó có thể trở thành sự thật được không . Giáo sư Tương Lai oai dũng trả lời, chúng là chân lý cụ thể!
Bây giờ ? Như tớ đã trích Schopenhauer về con đường của chân lý, mới đầu bị chế diễu, sau đó mọi người xúm vào cố tiêu diệt nó, cuối cùng mọi người mới nhận ra chân lý . Có thể những lời dối trá đi theo hướng ngược lại, mới đầu được xem là “chân lý cụ thể” … cuối cùng thì người ta diễu cợt nó .
Nhận thức là quá trình, trí thức cách mạng có truyền thống đi sau nhân dân . Tới giờ này còn có người xem đó là “chân lý cụ thể” cũng không nên lấy làm ngạc nhiên . Như Gs Tương Lai nói về Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đại ý “nói, làm được như thế là hay gòi”. Nghĩa của nó là giữa những người thiểu não -no offense- họ nói được như thế là hay gòi . Ta có thể khuyến khích họ, cho họ kẹo bánh như hải cẩu sau mỗi lần làm trò, nhưng tôn xùng, kính trọng họ thì, well, không biết ai thiểu não hơn ai . Biết đâu họ là mấy người đui trong xứ mù . Nhờ ngọng nghịu vậy mà quan đem ra làm trò, ban cho mũ áo này nọ . Dân mình thấy nồi niêu xoong chảo khua đập rùm beng nên lấy làm nể trọng .